Phân tích hiện trạng chi phí logistics tại Việt Nam hiện nay

Trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, chi phí logistics đóng vai trò rất quan trọng. Nếu chi phí logistics thấp sẽ tạo nên sự thuận lợi hóa thương mại, tạo nên giá trị gia tăng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu. Ngoài ra, chỉ số về chi phí logistics sẽ đánh giá trình độ phát triển của thương mại của một quốc gia. Hãy cùng các chuyên gia của LEC Group tìm hiểu thật kỹ về vấn đề này nhé!

Chi phí logistics là gì?

Chi phí logistics bao gồm:

  • Chi phí vận tải: chiếm 1/3 cho đến 2/3 chi phí lưu thông phân phối.
  • Chi phí cơ hội vốn: suất sinh lời tối thiểu mà công ty kiếm được khi vốn không đầu tư cho hàng tồn trữ mà cho một hoạt động khác.
  • Chi phí bảo quản hàng hóa: bao gồm chi phí thuê kho bãi, bảo quản hàng hóa, đưa hàng hóa ra vào kho, hàng bị hư hỏng, bảo hiểm cho hàng hóa.

Công thức tính chi phí logistics

Trên tất cả các thị trường, giá bán của hàng hóa [G] đến tay người tiêu dùng phải luôn được đảm bảo tối thiểu và bù đắp các chi phí [C] sau:

G ≥ C1 + C2 + C3 + C4 + C5

Trong đó:

  • C1: giá thành sản xuất ra hàng hóa. Đây là cơ sở cho việc xác định giá bán EXWORK.
  • C2: chi phí hoạt động marketing.
  • C3: chi phí vận tải.
  • C4: chi phí cơ hội vốn cho hàng tồn trữ.
  • C5: chi phí bảo quản hàng hóa.

Như vậy, chi phí logistics sẽ bao gồm: Clog = C3 + C4 + C5.

Xem thêm: Chuỗi dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm những gì?

Chi phí vận tải C3 chiếm một tỷ trọng khá lớn, chiếm đến 1/3 cho đến 2/3 chi phí lưu thông phân phối. Mặc dù hiện nay, ngành vận tải đã có những giải pháp công nghệ như vận tải hàng hóa bằng container, đóng mới các phương tiện, thiết bị có sức chở lớn, tổ chức vận tải đa phương thức,… Tuy nhiên, chi phí vận tải vẫn không ngừng gia tăng do mức giá nhiên liệu ngày càng leo thang.

Chính bởi nguyên nhân này, các nhà sản xuất phải áp dụng nhiều biện pháp góp phần giảm chi phí vận tải. Một trong các giải pháp được áp dụng phổ biến chính là tăng khả năng sử dụng các trang thiết bị, công cụ và phương tiện vận tải bằng cách thiết kế các sản phẩm, đóng gói bao bì hàng hóa. Việc làm này sẽ giúp tăng tỷ trọng chất xếp của hàng hóa.

2. Chi phí cơ hội vốn cho hàng tồn trữ C4:

Chi phí cơ hội vốn cho hàng tồn trữ C4 là suất sinh lời tối thiểu mà công ty kiếm được khi vốn không đầu tư cho hàng tồn trữ mà cho một hoạt động khác.

Công thức tính C4 như sau:

C4 = [qikv]t [[1+r]t-1] [2]

Trong đó:

  • qi: số lượng sản phẩm cho một lần gửi hàng đi.
  • kv: định mức vốn cho một đơn vị sản phẩm. Mức vốn này phụ thuộc vào công nghệ sản xuất.
  • t = 1 ÷ m: số đơn vị thời gian chịu lãi suất hàng năm của hàng tồn trữ [tháng hoặc năm].
  • r: mức lãi suất phải trả cho vốn vay.

C4 sẽ phụ thuộc vào thị trường vốn, công nghệ sản xuất và khối lượng vật tư, sản phẩm tồn trữ. Nếu r cố định và kv cố định thì C4 tỷ lệ thuận với qi, tức là khi qi nhỏ bao nhiêu lần thì C4 nhỏ bấy nhiêu lần và ngược lại.

So với trước đây, khi mà thị trường tiêu thụ còn bị hạn chế, số lượng sản phẩm sản xuất còn ít, mức lãi vay còn thấp, nên các nhà sản xuất thường không quan tâm nhiều đến chi phí này. Thì hiện nay, khi thị trường tiêu thụ được mở rộng, số lượng sản phẩm từ đó mà nhiều lên, mức lãi suất vay cao. Thì chi phí này chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí liên quan đến hàng tồn trữ.

Bởi vì lý do này, các nhà sản xuất bắt buộc phải có những giải pháp thích hợp để giảm chi phí này. Và giải pháp này chính là giảm đi khối lượng cho một lượt sản xuất và giao hàng [qi] xuống.

3. Chi phí bảo quản hàng hóa C5:

Chi phí bảo quản hàng hóa bao gồm: chi phí thuê kho bãi, bảo quản hàng hóa, đưa hàng hóa ra vào kho, hàng bị hư hỏng, bảo hiểm cho hàng hóa. Công thức tính C5 như sau:

C5 = qi.Tbq.glk + qi.k.g + Cbh [3]

Trong đó:

  • Tbq: thời gian bảo quản trong kho của lô hàng qi.
  • glk: chi phí trung bình cho một đơn vị hàng hóa lưu kho một ngày.
  • k: tỷ lệ tổn thất, hư hỏng hàng lưu kho.
  • g: giá trị của đơn vị hàng lưu kho.
  • Cbh: chi phí bảo hiểm cho lô hàng lưu kho.

Xem ngay: Dịch vụ khách hàng trong logistics là gì?

Thực trạng chung về chi phí logistics tại Việt Nam chủ yếu thuộc 2 yếu tố sau: chưa chú trọng vào vai trò và cơ sở hạ tầng còn yếu kém.

1. Chưa chú trọng vào vai trò của chi phí logistics

Hiện nay, nhiều công ty tại Việt Nam còn chưa thực sự nhìn thấy vai trò hết sức quan trọng của logistics trong việc giảm chi phí kinh doanh. Thực tế, logistics có liên kết chặt chẽ với marketing, sản xuất, tồn kho, vận tải và phân phối.

Tuy nhiên, nhiều công ty lại bố trí chưa đúng về các phòng ban và chức năng của nó khiến việc quản lý trở nên rời rạc. Điều này đòi hỏi phải hình thành một bộ phận riêng biệt cho logistics/ chuỗi cung ứng. Để giúp các nhà quản lý bộ phận này có thể phối hợp chặt chẽ với các chức năng khác.

2. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém

Nước ta hiện có trên 17.000 km đường nhựa, hơn 3.200 km đường sắt, 42.000 km đường thủy, 266 cảng biển và 20 sân bay. Tuy nhiên, chất lượng của mạng lưới giao thông lại không đồng bộ. Thậm chí ở nhiều nơi tiêu chuẩn kỹ thuật lại chưa đảm bảo được an toàn trong giao thông.

Nước ta tuy có đến 266 cảng biển, nhưng chỉ có khoảng 20 cảng biển có thể sử dụng vào việc xuất nhập hàng hóa quốc tế. Đa số các cảng này chưa thể tiếp nhận các tàu container thông thương. Lý do chính dẫn đến vấn đề này là do cảng chưa đủ thiết bị và kinh nghiệm bốc dỡ container.

Ngoài ra, tại Việt Nam, phương thức vận tải bằng đường hàng không chưa phổ biến. Chủ yếu sử dụng phương thức vận tải bằng đường bộ. Tuy nhiên, hệ thống đường bộ nước ta không thể sử dụng được trong việc vận tải hàng hóa nặng bởi đường hẹp, chất lượng kỹ thuật chưa cao và năng lực vận tải thấp, tình trạng kẹt xe xảy ra thường xuyên.

Mặc khác, nhiều khu công nghiệp được xây dựng xong. Nhưng chưa có hệ thống đường giao thông. Hoặc được bố trí quá xa hệ thống cảng biển, dẫn đến chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về chi phí logistics từ các chuyên gia LEC Group. Nếu bạn cần tìm một công ty cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp với mức chi phí hợp lý. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi từ hôm nay để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất!

Công Ty Cổ Phần LEC Group

Địa chỉ: Đường số 4, khu công nghiệp Phú Mỹ 1, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Văn phòng đại diện: số 28 Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

Hotline: [+84] 909 800 136 & [+84] 901 388 136.

Email: &

Website: //lecvietnam.com/

Ngành dịch vụ logistics có vai trò thiết yếu, là ngành dịch vụ mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao, làm nền tảng cho phát triển thương mại, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Chính vì vậy, việc cắt giảm chi phí logistics là một trong những mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp [DN] và quốc gia.

Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025, kèm theo Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Chính phủ đã đề ra mục tiêu đến năm 2025: “Chi phí logistics giảm xuống tương đương 16% - 20% GDP”, và đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan. Vì là vấn đề quan trọng và cấp thiết cho nên gần đây [2019 - 2020] Bộ Công Thương và Bộ Giao thông vận tải [GTVT] đã có các đề tài nghiên cứu cấp Bộ về cắt giảm chi phí logistics quốc gia. Trên cơ sở phân tích về tổng quan và hiện trạng của chi phí logistics, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam đã có các khuyến nghị cụ thể cải thiện hệ thống logistics gắn liền với việc cắt giảm chi phí logistics.

Chi phí logistics bao gồm các chi phí liên quan đến vận tải, tồn kho và chi phí quản lý hàng hóa trong dây chuyền cung ứng hàng hóa. Thành phần chính của chi phí logistics được xác định là dịch vụ khách hàng, chi phí tồn kho, vận tải, lưu kho bãi, chi phí hệ thống thông tin, xử lý đơn hàng và chi phí chất lượng lô hàng. Chi phí logistics thay đổi tùy theo từng mặt hàng, từng công ty kinh doanh dịch vụ logistics và từng quốc gia, theo đó cách tính chi phí logistics cũng khác nhau. [1] Hiểu một cách ngắn gọn: “Chi phí logistics là tất cả các chi phí liên quan đến việc dịch chuyển một sản phẩm từ khi nguyên vật liệu đến khi giao hàng cho khách hàng và bất cứ các công đoạn ở giữa”. Chi phí logistics có chi phí logistics của một DN nói riêng và chi phí logistics của một quốc gia. Bài viết này chỉ đề cập đến chi phí logistics quốc gia.

Các yếu tố cấu thành chi phí logistics gồm: Chi phí vận tải; Chi phí tồn kho; Chi phí quản lý; Chi phí kết cấu hạ tầng. Vì Chi phí kết cấu hạ tầng chủ yếu là do Chính phủ đảm nhận cho nên khi tính toán, người ta thường loại trừ chi phí này ra khỏi chi phí logistics[2]. Tùy theo từng cách tính, tựu chung nhiều quốc gia áp dụng cấu thành chính của chi phí logistics bao gồm: Chi phí vận tải [khoảng 60%], chi phí tồn kho [khoảng 35%] và chi phí quản lý [khoảng 5%]. Ví dụ, tỷ lệ chi phí logistics của Mỹ 2018 là 63%, 33% và 4%.

Ở Việt Nam, đến nay có hai nghiên cứu tính toán công bố chính thức về chi phí logistics bao gồm: Báo cáo cuối kỳ 2014 “Dịch vụ vận tải tư vấn hỗ trợ Bộ GTVT về Phát triển vận tải đa phương thức” của Công ty tư vấn ALG, Ngân hàng Thế giới [WB]; và Niên giám Thống kế Vận tải và Logistics năm 2018 [NGTK 2018] của Bộ GTVT với sự hỗ trợ của WB và sự phối hợp với Diễn đàn GTVT quốc tế [ITF] thuộc OECD [Công bố 2020].

ALG đã dùng phương pháp tính chi phí logistics cụ thể cho 12 chuỗi ngành hàng [Hàng điện tử và linh kiện; Thiết bị điện; Dệt may; Công nghiệp ô tô; Dược phẩm; Rau quả; Giày dép; Hải sản; Gạo; Cà phê; Đồ uống; Nội thất], rồi nội suy ước tính và rút ra kết luận chi phí logistics quốc gia của Việt Nam tương ứng với tất cả các ngành sản xuất giá trị gia tăng trong nước. Chi phí logistics bao gồm: Chi phí vận tải 59% + cảng phí 1%, chi phí tồn kho và chi phí quản lý 40% [lưu kho, bãi: 11%, xếp dỡ hàng hóa: 21% và đóng gói: 8%]. Cách tính này phù hợp với cách tính chi phí logistics của nhiều nước, như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan,... ALG cũng đưa ra con số cụ thể về chi phí logistics chiếm trong giá thành sản phẩm: Hàng điện tử và linh kiện: 1,2%; Thiết bị điện: 3,5%; Dệt may: 9,3%; Ô tô: 2%; Dược phẩm: 0,3%; Rau quả: 29,5%; Giày dép: 11,7%; Hải sản: 12,2%; Gạo: 29,8%; Cà phê: 9,5%; Đồ uống: 19, 8% và Nội thất: 22,8%. Trên cơ sở tính toán đó, ALG rút ra chi phí logistics của Việt Nam tương đương 20,9% GDP [2014], trong đó chi phí cho vận tải chiếm khoảng 60%, mức chi phí cao so đối với các nước phát triển[3]. Hiện nay, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đã thay đổi lớn.

So sánh chi phí logistics cho 10 trong tổng số 12 ngành hàng được nghiên cứu theo báo cáo của ALG vào 2010 và cập nhật số liệu của 2018 có thể thấy khi cơ cấu ngành hàng đã thay đổi thì chi phí logistics cũng thay đổi theo, cụ thể chi phí logistics giảm từ 10,70% xuống còn 8,74% cho 10 ngành hàng [2010 - 2018].

NGTK 2018 tính toán trên cơ sở 4 nhóm: Chi phí vận tải và xếp dỡ hàng hóa; Chi phí kho bãi; Chi phí hàng tồn kho; và Chi phí quản lý. Về cơ bản cách tính này giống cách tính của ALG nêu trên. Chỉ có điểm khác là NGTK 2018 tính chi phí logistics trên doanh thu của DN trên toàn quốc, gồm DN sản xuất và DN bán buôn, khác với ALG là tính chi phí trên cơ sở so sánh với GDP.Do đó hai số liệu có khác nhau. Thường cách tính chi phí logistics trên doanh thu của DN thấp hơn cách tính chi phí logistics so sánh với GDP. Chúng ta nên lấy chi phí logististics so sánh với GDP như cách tính của ALG mà hiện nay các nước trên thế giới đang sử dụng để tính toán chi phí logistics qua đó thể hiện trình độ phát triển của ngành dịch vụ logistics nước ta.

Theo NGTK 2018, chi phí logistics trên doanh thu của DN sản xuất [manufacturing] năm 2018 là 8,96% và trên doanh thu của DN bán buôn [whole sale] là 9,77%. Tỷ lệ này chắc chắn là cải thiện so với 2014. Tỷ lệ % của 4 nhóm cấu thành như Hình 1, trong đó chi phí vận chuyển và xếp dỡ chiếm cao nhất [4,80%/8,96% đối với DN sản xuất và 4,75%/9,77% đối với DN bán buôn], tiếp đến là chi phí hàng tồn kho 1,97% và 2,54%, chi phí kho bãi 1,41% và 1,59% và cuối cùng là chi phí quản lý logistics 0,78% và 0,89%.

Dựa theo cách tính của ALG, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam [VLA] đã tính toán trên cơ sở cập nhật các dữ liệu theo khối lượng hàng hóa vận chuyển và khối lượng hàng hóa luân chuyển và công bố trong Sách Trắng - VLA 2018 “Chi phí logistics tương đương với GDP của Việt Nam năm 2017 ở mức 14,5% - 19,2%, ước tính chi phí logistics theo GDP là khoảng 16,8%, tương đương với giá trị khoảng 42 tỷ USD”. So sánh với cách tính của NGTK 2018 trên đây thì con số này là đáng tin cậy.

Chi phí logistics quốc gia được tính toán trên cơ sở chi phí vận tải và xếp dỡ hàng hóa, chi phí hàng tồn kho và chi phí quản lý. Việc cắt giảm chi phí logistics nước ta tập trung chính vào 3 nhóm này.

Chi phí vận tải và xếp dỡ hàng hóa chiếm khoảng 60% chi phí logistics. Chiếm 1/3 - 2/3 chi phí lưu phân phối. Chi phí vận tải bao gồm chi phí dịch vụ vận tải, chi phí nhiên liệu, chi phí phương tiện và chi phí duy tu bảo dưỡng phương tiện. Báo cáo của ALG đã tính chi phí vận tải 59% và chi phí xếp dỡ 1%.

Chi phí vận tải và xếp dỡ phụ thuộc vào việc lựa chọn phương thức vận chuyển, lựa chọn người vận chuyển và hành trình - lịch trình vận chuyển [5] [Trong phần khuyến nghị sẽ nêu ví dụ rõ về nội dung này]. Theo Bộ GTVT, cơ cấu thị phần vận tải hàng hóa trong nước của Việt Nam năm 2019: Đường bộ 76,8%, đường sắt 0,3%, đường thủy nội địa 18%, hàng hải 4,9% và hàng không 0% [6]. Qua đây cho thấy hầu như hàng hóa nội địa được vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường thủy nội địa. Như vậy, việc cắt giảm chi phí logistics trong vận tải chủ yếu là vận tải đường bộ và việc kết hợp hiệu quả giữa vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.

Chi phí vận tải còn phụ thuộc vào hệ số sử dụng phương tiện vận tải. Sự mất cân đối về yêu cầu vận chuyển hàng hóa làm cho tỷ lệ xe lượt về có tỷ lệ chạy không hàng cao, từ 50% - 75%. Ngoài ra, các vấn đề quy hoạch đô thị đã hạn chế giao hàng đô thị, trong khi nhu cầu dịch vụ giao hàng chặng cuối đã bùng nổ với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, nhất là trong thời gian đại dịch COVID-19.

Chi phí xếp dỡ hàng hóa hiện tại còn phụ thuộc nhiều vào trình độ của thiết bị xếp dỡ hàng hóa, nhất là đối với đường thủy nội địa. Đặc biệt đối với cảng biển là việc hãng tàu container nước ngoài thu phụ phí THC rất cao [khoảng 2.645.000 đồng/4.025.000 đồng cho một container 20’/40’] làm cho chi phí logistics tăng cao.

Là một trong những chi phí logistics lớn nhất sau Chi phí vận tải và xếp dỡ. Có thể chiếm hơn 20% tổng tài sản của nhà sản xuất và hơn 50% tổng tài sản của người bán buôn và bán lẻ [5]. Chi phí tồn kho thường được chia thành 4 nhóm chi phí chính: chi phí vốn cho hàng tồn kho, chi phí dịch vụ tồn kho [bảo hiểm và thuế], chi phí không gian lưu kho và chi phí rủi ro tồn kho [tổn thất và hao hụt - như mất mát, hư hỏng, hết hạn, lỗi thời và tái sắp xếp hàng tồn kho]. Chi phí tồn kho được đánh đổi với các chi phí logistics khác như chi phí vận tải, chi phí cho dịch vụ khách hàng... Do vậy, chính sách về logistics phù hợp vừa tối thiểu hóa được tổng chi phí vừa duy trì được mục đích phục vụ khách hàng trong sản xuất và lưu thông. Trong thời gian đại dịch COVID-19 vừa qua đã chứng minh điều đó khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, ví dụ điển hình là việc thiếu nguyên liệu cho sản xuất hàng dệt may.

Bao gồm chi phí chi trả cho người làm công cho hoạt động logistics và chi phí thông tin liên lạc. Chi phí quản lý nhân sự gián tiếp, nhân viên hỗ trợ, nhân viên trung tâm phân phối, nhân viên lập kế hoạch và phân tích hàng tồn kho và bộ phận vận chuyển.

Tổng hợp VLR

Lê Duy Hiệp, Đào Trọng Khoa, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Tương

LEC Group hiện nay là công ty chuyên cung cấp dịch vụ logistics 3PL và 4PL. LEC Group cung cấp các giải pháp chuỗi cung ứng toàn diện cho đối tác về logistics bao gồm: dịch vụ cảng, dịch vụ vận tải, thủ tục hải quan, chuyển tải, cước tàu, kho ngoại quan, phi ngoại quan và các dự án khác.

Sứ mệnh của chúng tôi là kết nối hiệu quả các doanh nghiệp tại Đông Dương với mạng lưới toàn cầu. LEC mong muốn xây dựng một cộng đồng xuất nhập khẩu chuyên nghiệp cho Đông Dương thông qua các hoạt động “ủy thác nhập khẩu”. Với mục đích là giảm thiểu các rủi ro cho các nhà xuất nhập khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà xuất nhập khẩu Đông Dương trên thị trường quốc tế.

Với những thông tin nêu trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn toàn diện nhất về các mô hình dịch vụ logistics. Và có được câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: “dịch vụ logistics 1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì?”. Nếu bạn đang cần tìm kiếm một công ty cung cấp các dịch vụ logistics toàn diện, chuyên nghiệp và nhanh chóng. Hãy liên hệ ngay với LEC Group để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất!

Công Ty Cổ Phần LEC Group

Địa chỉ: Đường số 4, khu công nghiệp Phú Mỹ 1, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Văn phòng đại diện: số 28 Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

Hotline: [+84] 938 588 136 & [+84] 909 800 136.

Email:  thao.nguyen @lecvietnam.com

Website: //lecvietnam.com/

Video liên quan

Chủ Đề