Giá tiêu tại đắk lắk hôm nay

Biến động của tỷ giá hối đoái đã đẩy USDX lên cao ngất ngưởng khiến việc xuất khẩu hồ tiêu bị trì trệ...

2 tháng trước, 42

Kỳ vọng các các thị trường tiêu thụ hồ tiêu truyền thống sẽ tăng tốc nhập khẩu sau khi các định chế tài chính lớn của thế giới đưa ra...

3 tháng trước, 31

Các bài viết khác

  • Tuyến trùng & nấm bệnh, cặp đôi gây hại hệ rễ cây trồng , 1 năm trước
  • Biểu hiện thiếu dinh dưỡng trên lá sầu riêng , 3 năm trước
  • Phân bón Hữu Cơ Sinh Học – Vi Sinh của Công ty TNHH INNOLITE , 4 năm trước
  • Phòng trừ dịch bệnh gây hại hồ tiêu khi thời tiết thay đổi , 4 năm trước
  • Ứng dụng xạ khuẩn Streptomyces sp trong nông nghiệp , 4 năm trước
  • Phân bón hữu cơ sinh học cao cấp của tập đoàn Synergy Ấn Độ , 9 năm trước
  • Cách tính giá tiêu đen xô – 2012 , 9 năm trước
  • Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 04/2022 lượng giảm nhưng giá tăng , 4 tháng trước
  • Đăk Lăk: Nông dân Ea Lai “trắng tay” vì tiêu chết đồng loạt , 4 tháng trước
  • Kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu [P1] , 4 tháng trước
  • Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 03/2022 tăng cả lượng lẫn giá , 5 tháng trước
  • Giá tiêu khó tăng trong quý II? , 5 tháng trước

Giá tiêu hôm nay 13/9: Giá tiêu sẽ tăng 20% vào thời điểm cuối năm

Giá tiêu hôm nay 12/9: Chờ đợi thị trường Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 11/9 và tổng kết tuần 5/9 – 11/9: Cơ hội cho tiêu Việt tại thị trường EU

Giá tiêu hôm nay 10/9: Nhiều người dân găm hàng chờ tăng giá

Giá tiêu hôm nay 9/9: Giảm mạnh tại Bình Phước

 Giá tiêu hôm nay 2/12: Hồ tiêu tăng ngày thứ 2 liên tiếp, các bên găm hàng chờ giá cao
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 85.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 84.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 84.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 86.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 85.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg. Sáng nay giá tiêu trong nước tăng 1.000 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, tăng 500 đồng/kg ở khu vực Đông Nam Bộ so với cùng thời điểm sáng qua. Đây là ngày tăng thứ 2 liên tiếp của giá tiêu trong nước. Trong khi đó giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu giữ ổn định trong hơn 1 tháng qua. Vừa qua, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trải qua đợt mưa lũ lớn, gây ngập lụt nhiều nơi, ảnh hưởng đến chăm bón cây hồ tiêu tại một số địa phương. Nhiều nhà vườn bị ngập úng nặng, dẫn đến năng suất giảm trong vụ tới. Hiện thị trường trong nước tuy tăng nhưng giao dịch không nhiều. Các bên gom hàng chờ giá các mốc giá cao hơn mới bán ra thị trường. Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật [Bộ NN-PTNT] đã phối hợp cùng Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững [IDH] và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam [VPA] tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững hồ tiêu Việt Nam”.Đây là dự án tập trung vào các doanh nghiệp hồ tiêu vừa và nhỏ, thông qua đó mang lại lợi ích cho nông dân sản xuất nhỏ. Việt Nam là nhà sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu đen lớn nhất thế giới [chiếm 60% thương mại của thế giới], với sản lượng năm 2019 đạt 250.000 tấn, chiếm khoảng 45% lượng tiêu nhập khẩu vào EU.Mặc dù có sản lượng xuất khẩu lớn, nhưng ngành hồ tiêu Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những thách thức như: Giảm lợi thế cạnh tranh quốc tế về chất lượng và giá, đặc biệt là việc sử dụng hóa chất nông nghiệp không đúng cách.Do vậy, chỉ có khoảng 40% sản lượng hồ tiêu đáp ứng được yêu cầu về dư lượng của thị trường nhập khẩu. Ngoài ra, nông dân trồng tiêu Việt Nam và các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với nguy cơ mất thị phần nghiêm trọng nếu không đưa ra các biện pháp kiểm soát chất lượng theo các tiêu chuẩn của châu Âu và Hoa Kỳ.Dự án sẽ thúc đẩy sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong ngành hồ tiêu, nhằm giảm sử dụng hóa chất nông nghiệp, nỗ lực góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu hướng đến mục tiêu phát triển ngành hồ tiêu bền vững.Dự án nhằm tăng 15% thu nhập từ sản xuất hồ tiêu trong số 20% các hộ nông dân tham gia vào dự án. Tăng 5% diện tích được nông dân áp dụng tiêu chuẩn sản xuất bền vững. Tăng 5% hồ tiêu được chứng nhận của những công ty tham gia vào dự án. Tăng 15% sản lượng hồ tiêu đạt tiêu chuẩn mức dư lượng của thị trường EU.Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ 2021 - 2023, địa điểm thực hiện dự án tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai. Tổng vốn của dự án [viện trợ không hoàn lại] là trên 1 triệu EURO.

Giá tiêu hôm nay 29/8: Sản lượng dự kiến Gia Lai giảm, tăng tại Đắk Lắk

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 67.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 66.500 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 67.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 70.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 68.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tiêp tục đi ngang ở các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng kết tuần trước thị trường giảm trung bình 1.500 đồng/kg.

Theo bản tin thị trường tháng 8/2022 của Nedspice, vụ thu hoạch ở Indonesia và Trung Quốc đang dần kết thúc. Theo nhận định, sản lượng tiêu đen của Lampung tương tự như năm ngoái, trong khi sản lượng tiêu trắng của Muntok dự kiến thấp hơn 15%.

Còn sang tháng 9, vụ thu hoạch ở Brazil vào cao điểm với năng suất dự kiến tương đương năm ngoái. Chính vì điều này nên các thương lái đang đẩy mạnh bán hàng tồn của Brazil để chuẩn bị cho đợt hàng vụ mới. Thực tế vài tháng gần đây, lượng hàng Brazil bán ra thị trường nhiều hơn, và tại nhiều thị trường hơn với giá rẻ. Cùng với giá logicstic hợp lý, tiêu Brazil đang chiếm ưu thế trên nhiều thị trường, nhất là tại châu Mỹ. Theo Nedspice, điều này đã đẩy thị trường giảm 12% so với lần trước tháng và 15% so với năm ngoái.

Công ty này cũng nhận định, các điều kiện cho vụ mùa năm sau [thu hoạch tầm Tết Nguyên đán] tại Việt Nam đang khá thuận lơi, sản lượng dự kiến tăng 10 -15% so với năm ngoái [khoảng 200 - 210 ngàn tấn]. Đáng chú ý, sự khác biệt giữa các tỉnh là lớn, với sản xuất tại Gia Lai tiếp tục xu hướng giảm, trong khi Đắk Lắk đang phục hồi tốt sau đợt giảm giá năm ngoái.

Sau một thời gian dài ngừng hoạt động, các thương nhân Trung Quốc đã hoạt động trở lại hoạt động thu mua tại Việt Nam và Indonesia. Tuy nhiên sức mua vẫn còn hạn chế và nhu cầu của các khu vực khác như Mỹ, EU không tăng. Do đó, giá tại Việt Nam không bật tăng được và có xu hướng giảm nhẹ trước sức cạnh tranh của tiêu Brazil.

Nedspice tổng kết, xu hướng giảm giá trong những tháng qua đã không khuyến khích những người nắm giữ lâu dài, đặc biệt là những người sử dụng các khoản vay đầu cơ. Những tín hiệu tích cực cho vụ mùa tiếp theo của Việt Nam, cùng với chi phí giữ hàng cao, đã dẫn đến tình trạng tương đối trầm lắng. Thị trường không có nhiều áp lực mua.

Cập nhật giá tiêu từ tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12 của năm 2022
 


Dự báo đến năm 2050, sản lượng hạt tiêu thế giới sẽ tăng lên 1 triệu tấn, đồng nghĩa nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu thế giới cũng tăng lên, nhưng chưa cân đối với nguồn cung. Cho nên, giá tiêu có thể vẫn còn bấp bênh trong nhiều năm nữa.

Ảnh Brvt - Chụp tại Phú Quốc

Cập nhật giá tiêu thế giới

  • Kết thúc phiên giao dịch trên thị trường thế giới gần nhất, giá tiêu 38.866,65 Rupee/tạ giao dịch ngay tại Ấn Độ [sàn Kochi] vẫn giữ nguyên giá cũ so với phiên giao dịch trước đó.
  • Kể từ ngày 13/05 -19/05/2021, tỷ giá tính chéo của VNĐ với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng nhà nước áp dụng thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 315,27 VND/INR.

Giá tiêu trong nước

  • Tại thị trường trong nước, giá tiêu ở các địa phương hôm nay giao dịch ở mức từ 65.000đ/kg - 80.000đ/kg.
  • Cụ thể, giá tiêu hôm nay thấp nhất thị trường khi ở mức 76.500 đ/kg tại Gia Lai, Đồng Nai.
  • Giá tiêu hôm nay dao động 65.000đ/kg – 80.000vnđ/kg. Cụ thể tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk [78.000 đ/kg]; Bình Phước [79.000 đ/kg] và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 80.000 đ/kg.
  • Giá hạt tiêu trên thị trường thế giới tăng, ghi nhận mức cao nhất vào tháng 8/2021 [trong quý III/2021].
  • Thời điểm tháng 9/2021, giá hạt tiêu giảm tại Brazil và Trung Quốc, trong khi giá hạt tiêu tăng tại Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia so với cuối tháng 8/2021.
  • Dự báo giá hạt tiêu toàn cầu sẽ có xu hướng đi xuống trong thời gian tới [theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương].

Nguyên nhân giá hồ tiêu giảm

  • Nguyên nhân chính, tại Ấn Độ và một số quốc gia châu Á có nguy cơ trở thành tâm dịch Covid-19 khiến cung lớn hơn cầu tiêu thụ hạt tiêu giảm, gây áp lực lên giá hạt tiêu toàn cầu.
  • Hành trình 10 năm trong quá khứ, thị trường xuất khẩu hồ tiêu cho thấy, khối lượng xuất khẩu tiêu của Việt Nam liên tục tăng lên hằng năm. Nếu như năm 2011, lượng xuất chỉ gần 124,000 tấn, thì đến năm 2020, lượng tiêu xuất khẩu đã lên tới 288,000 tấn, cao nhất từ trước tới nay.
  • Kinh ngạch xuất khẩu: năm 2014  với 1,2 tỷ USD; năm 2015 đạt 1,26 tỷ USD ; 2016 đặt mốc 1,42 tỷ USD. Vì vậy, ngành hồ tiêu chính thức lọt vào nhóm ngành hàng xuất khẩu tỷ USD.
  • Nhưng, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu liên tục tụt dốc các năm trở lại đây: Năm 2017 đạt 1,12 tỷ USD; năm 2018 giảm còn 758,8 triệu USD; năm 2019 là 722 triệu USD, năm 2020 giảm chỉ còn 666 triệu USD, thấp hơn cả giá trị xuất khẩu năm 2010.
  • Điều đáng suy nghĩ, trong khi nước ta đứng đầu thế giới về diện tích, sản lượng và khối lượng hồ tiêu xuất khẩu thì giá xuất khẩu tiêu của Việt Nam lại đang thấp nhất thế giới.
  • Năm 2020, theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Việt Nam xuất khẩu giá tiêu với mức trên dưới 2.300 USD/tấn, thì ở Malaysia tại cảng Kuching, giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng xuất khẩu của Malaysia vẫn ổn định ở mức 3.675 USD/tấn và 4.900 USD/tấn.
  • Trong khi đó, giá tiêu đen xuất khẩu tại cảng Kochi của Ấn Độ đạt mức 4.821 USD/tấn.
  • Hồ tiêu Việt Nam hiện tại, chủ yếu vẫn xuất thô, luôn cạnh tranh bằng giá ở phân khúc thấp.

Thiếu một chiến lược và mơ hồ thị trường

  • Sự thật đau lòng cần biết, đối với người trồng hồ tiêu chạy theo sản lượng, số lượng chính là chấp nhận làm công không cho người khác. Khi nghe thông tin các nước cạnh tranh muốn nhập khẩu hồ tiêu hay cà phê từ Việt Nam thì cần hiểu đôi khi đó không xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ thực sự trong nước của họ mà người mua của nước cạnh tranh trở thành người trung gian, kiếm lời bằng thị trường hàng giá rẻ từ Việt Nam.

Tham khảo giá cà phê cập nhật hàng ngày tại đây

  • Tăng năng suất mà giảm về lượng theo nhu cầu thị trường cụ thể, tức mơ hồ với đường đi của hàng nông sản xuất khẩu, chính là trao cho người mua và nước nhập khẩu nhiều quyền chọn lựa hơn. Khi dồi dào  nguồn cung ứng, đó chính là lúc người mua nhiều lợi ích và tự do làm giá, còn người bán rơi vào thế bị động “gậy ông đập lưng ông”.
  • Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, ngoài hồ tiêu mà cả các mặt hàng nông sản khác, điều đáng tiếc là Việt Nam đang thiếu một nền công nghiệp chế biến thực phẩm, gia vị để phụ trợ tích cực cho sản xuất và thị trường.
  • Nhưng giả thuyết có đi nữa, thì cách mua bán xuất khẩu và lưu thông nội địa theo kiểu hiện nay cũng chưa thể bảo đảm được một quá trình phát triển bền vững của mặt hàng hồ tiêu.
  • Một khi các cơ sở chế biến không xây dựng cho chính mình chuỗi cung ứng khép kín, bảo đảm từ chất lượng đầu vào đến giá cả đủ cho nhà vườn an tâm tái sản xuất mở rộng để cung ứng hàng cho nhà máy mình sản xuất, mà cứ lờ mờ mua hàng hóa trôi nổi, tìm giá thấp để kiếm lợi nhuận cao, không có cam kết rõ ràng giữa người chế biến và nhà vườn, thì không chỉ hồ tiêu mà nhiều mặt hàng nông sản khác vẫn phải chịu cảnh bấp bênh, được mùa mất giá, chặt bỏ khi giá xuống rồi trồng lại khi giá lên, vướng vào vòng lẫn quẩn.

Nhiều câu hỏi  thắc mắc tại sao Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới mà không làm chủ được giá hồ tiêu thế giới?

  • Phần trả lời nằm ngay trong chính hành động của chúng ta: Làm sao giá cao khi người người chạy theo sản lượng, sản xuất hàng mà không nhắm được đích đến. Thậm chí kêu gọi sản xuất hồ tiêu sạch và bền vững, sản xuất hữu cơ mà vẫn lấn bấn không biết ai mua. Lờ mờ về thị trường và thiếu người quan tâm và kiến thiết chiến lược thị trường cho hồ tiêu thì giấc mơ làm chủ giá cả hồ tiêu chỉ là viển vông.

Câu hỏi thường gặp:

FOB là viết tắt tiếng Anh của cụm từ Free On Board, "Giao lên tàu" nghĩa là Miễn nghĩa vụ Trên Boong tàu nơi đi. Nó là 1 thuật ngữ trong thương mại quốc tế, được bộc lộ trong Incoterm. Nó là tương tự mang FAS, nhưng bên bán hàng cần phải trả cước phí xếp hàng lên tàu. Việc chuyển giao diễn ra khi hàng hóa vượt qua lan can tàu tại cảng xếp hàng. Về mặt quốc tế, thuật ngữ này chỉ rõ cảng xếp hàng, tỉ dụ "FOB New York" hay "FOB Hải Phòng". những khoản giá bán khác như cước vận chuyển vận, phí bảo hiểm thuộc về bổn phận của bên người mua hàng.

  • Giá tiêu bột - tiêu say: 250.000vnđ/kg
  • Giá tiêu giống srilanka: 60.000vnđ/bầu
  • Giá tiêu không hạt: 22.000.000vnđ/kg [xuất khẩu]

Nguồn tham khảo:

  • //www.indianspices.com/marketing/price/domestic/current-market-price.html
  • //www.ipcnet.org/
  • //kinhtedothi.vn/gia-ca-phe-hom-nay-155-nguyen-nhan-khien-gia-ca-phe-lao-doc-khong-phanh-419398.html
  • //nongnghiep.vn/gia-ca-phe-hom-nay-15-5-giam-sau-them-600--700-dong-kg-d290983.html
  • //daklak24h.com.vn/gia-ca-phe/

Tìm hiểu thêm: bảng giá thịt heo hôm nay

Tác giả: Hoàng Phúc

Video liên quan

Chủ Đề