Nhổ răng khôn chảy máu trong bao lâu

Cập nhật lần cuối: 09/06/2020

Sau khi nhổ răng khôn, chảy máu là một biểu hiện rất bình thường bởi các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ, máy móc phẫu thuật tác động lên răng và nướu của bạn để lấy răng ra. Tuy nhiên, chảy máu quá nhiều lại là một biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của bạn. Vậy nhổ răng khôn xong chảy máu bao lâu? Nhổ răng số 8 chảy máu nhiều phải làm sao? Mời các bạn đọc tiếp bài viết này để hiểu rõ hơn về vấn đề trên nhé!

Có thể bạn quan tâm: nhổ răng khôn bao lâu thì ăn uống bình thường?

1. Nhổ răng khôn bao lâu thì hết chảy máu?

Phẫu thuật nhổ răng khôn hay bất cứ răng nào khác trên cung hàm của bạn đều có hiện tượng chảy máu. Tuy nhiên, điều đặc biệt ở răng khôn là chiếc răng này nằm sâu bên trong hàm, có nhiều hình thù “kì dị” cũng như cách mọc cũng rất khác thường nên rất khó để lấy răng ra và chảy máu nhiều hơn. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà nhổ răng khôn chảy máu trong bao lâu.

Thông thường, sau khoảng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ thì chỗ nhổ răng khôn sẽ hết chảy máu. Nhưng đối với những ca nhổ răng khôn khó, răng quá to khiến vết thương lớn gây chảy máu nhiều, thời gian chảy máu có thể lâu hơn bình thường. Hoặc đối với những bệnh nhân mắc chứng máu khó đông cũng cần phải được các bác sĩ hỗ trợ cầm máu để không ảnh hưởng đến sức khỏe và mất máu quá nhiều.

Trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng khôn nếu bạn thấy có rỉ ít máu dẫn tới nước bọt có màu hồng thì hoàn toàn không đáng ngại.

Nhổ răng khôn cũng giống như các ca tiểu phẫu khác thì chảy máu là điều bình thường

2. Nguyên nhân nhổ răng khôn chảy máu nhiều

Chảy máu sau khi nhổ răng khôn là điều bình thường nhưng chảy máu nhiều lại là chuyện khác. Đây là một trường hợp tương đối nguy hiểm và ít gặp nên bạn cần phải đặc biệt lưu ý. Có nhiều nguyên nhân gây ra chảy máu nhiều, cụ thể là:

  • Các bệnh lý về máu: Bệnh giảm tiểu cầu, bệnh hemophilia, bệnh máu khó đông,…là nguyên nhân gây ra hiện tượng máu chảy lâu hơn bình thường. Do vậy, trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng thể để các bác sĩ có hướng điều trị kịp thời, tránh gây chảy máu quá nhiều.
  • Tay nghề bác sĩ: Khi bác sĩ tiến hành đưa dụng cụ vào phẫu thuật không đúng cách sẽ làm cho nướu và xương ổ răng bị tổn thương nặng nề cũng khiến máu cầm lâu hơn.
  • Độ khó của răng: Răng có những trường hợp răng mọc ngang, mọc lệch và thân răng to khiến các bác sĩ phải tác động một đường lớn hơn bình thường lên niêm mạc để lấy ra.
  • Mạch máu quanh răng: Mạch máu trong niêm mạc tổn thương khi bị tác động gây chảy máu. Máu cũng có thể chảy từ màng xương, hoặc không cẩn thận làm đứt mạch máu lớn gây chảy máu nhiều.
  • Dụng cụ chưa được khử trùng: Các dụng cụ phẫu thuật không được khử trùng cẩn thận gây ra nhiễm trùng, khiến máu khó có thể cầm nhanh.
  • Chăm sóc hậu phẫu không đảm bảo: Chảy máu kéo dài còn vận động mạnh, tác động vào vết thương như mút chít, đánh răng hoặc súc miệng quá mạnh làm tan cục máu đông.
  • Thiếu vitamin C, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt phải dùng thuốc chống đông máu cũng bị chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng. Khi đó, việc cầm máu là tương đối khó khăn.
  • Xuất hiện dị vật, nang quanh răng: Xương ổ răng bị dị vật rơi vào, không lấy được hết mảnh vụn răng hoặc biến chứng nang quanh răng không chỉ khiến máu chảy kéo dài mà còn khiến bệnh nhân phải chịu những cơn đau nhức.

Khi nhổ răng khôn chảy máu nhiều và lâu bạn cần đến gặp bác sĩ ngay

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu nhiều mà bạn không thể lường trước được. Sau khi nhổ răng khôn bị chảy máu nhiều và kéo dài quá 2 giờ, bạn cần nhanh chóng ngậm gạc cầm máu và đến các địa chỉ nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra nguyên nhân và xử lý các vấn đề phát sinh kịp thời.

3. Những điều cần biết để hạn chế chảy máu nhiều khi nhổ răng khôn

  • Trước khi tiến hành phẫu thuật nên kiểm tra các bệnh liên quan về máu để các nha sĩ thảo luận với các bác sĩ chuyên khoa tìm phương án giải quyết tốt nhất.
  • Chọn bác sĩ có tay nghề giỏi, trang thiết bị hiện đại là yếu tố quan trọng để một ca nhổ răng khôn diễn ra thành công và tránh các biến chứng hậu phẫu, đặc biệt là chảy máu nhiều.
  • Chụp X-quang giúp xác định vị trí răng khôn và các cấu trúc giải phẫu dưới răng giúp hạn chế sang chấn và chảy máu tối đa.
  • Cắn bông gòn trong 30 phút để máu tại vị trí nhổ răng được đông lại, không bị chảy máu nữa. Tiếp tục ngậm gạc nếu bạn vẫn bị chảy máu.
  • Không tác động vào cục máu đông bởi cục máu đông này để làm đầy phần răng bị thiếu giúp cho quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
  • Không khạc nhổ kể cả nước bọt vì như vậy sẽ dễ làm máu tiếp tục chảy.
  • Không hoạt động mạnh, quá sức. Tốt hơn hết hãy để cơ thể nghỉ ngơi cho đến khi máu dừng chảy hẳn.
  • Tuyệt đối không được súc miệng bằng nước muối khi chưa cầm được máu vì muối có thể làm cản trở quá trình đông máu.
  • Không hút thuốc, không dùng nước nóng, không dùng tay hay lưỡi chà sát vùng mới nhổ răng.

Trên đây là bài viết “Nhổ răng khôn xong chảy máu bao lâu? Nhổ răng số 8 chảy máu nhiều phải làm sao?” Để không có những quan niệm sai lầm về các vấn đề nhổ răng khôn, mời các bạn đọc chuyên mục Tư vấn nhổ răng khôn hoặc comment phía dưới để được các bác sĩ của chúng tôi hỗ trợ giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề