Đồng cao ở đâu

Du khách trải nghiệm thảo nguyên Đồng Cao.

Tôi đã đến thảo nguyên Đồng Cao nhiều lần, lần nào cảm xúc cũng mới mẻ và mỗi lần lại mang một tâm trạng, cảm nhận khác nhau. "Em thấy không? Đá đến từ đâu mà nhiều đến thế. Đá đứng đá ngồi. Đá về cặp đôi. Thảo nguyên lả lơi. Đá nường đá nõn. Em biết không? Đá đến từ đâu mà đẹp đến thế. Đá ơi là đá. Đi phượt mấy ngàn năm. Sơn Động có gì vui. Mà đá mải chơi. Quyết không chịu về. Phiêu diêu Sơn Động. Thỏa chí tang bồng…". Nhạc sĩ Nguyễn Cường đã viết những lời ca như thế trong bài hát "Phiêu diêu Sơn Động". Viết về Phiêu diêu Sơn Động, nhưng thực ra là cảm xúc trữ tình của ông viết về đá, về núi đồi và thảo nguyên Đồng Cao.

Trước khi bài hát về đá vang lên, tôi may mắn được tháp tùng đoàn nhạc sĩ gồm: Nguyễn Cường, Phó Đức Phương, Lê Minh Sơn, Nguyễn Vĩnh Tiến, An Hiếu, Vũ Thiết, Ngô Tự Lập, Đỗ Bảo, Đức Nghĩa và người phụ nữ duy nhất trong đoàn là nhạc sĩ Giáng Son đi thực tế sáng tác với chủ đề "Đất và Người Bắc Giang".

Những nơi đoàn đến như: Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế, Cây Dã hương ngàn tuổi, Đồi văn nghệ, miền Tây Yên Tử... và thảo nguyên Đồng Cao. Mỗi địa chỉ một vẻ lấp lánh, sinh động nhưng thảo nguyên Đồng Cao thì đặc sắc, mênh mang, đôi khi choáng ngợp bởi sự kỳ vĩ của tạo hóa ban tặng cho Bắc Giang.

Khách nước ngoài tại Đồng Cao.

Lên Đồng Cao,cảm nhận đầu tiên của tôi là cái mênh mông, mênh mang của tạo hóa. Núi đồi lớn lao vô cùng, rừng rú rộng lớn vô hạn, lan tỏa về bốn phương tám hướng và mung lung… mờ mịt. Tôi có cảm giác bé nhỏ và khiêm tốn trước thiên nhiên Đồng Cao. Ô tô dừng, bước xuống đường, nhìn xung quanh và ngước lên mới thấy bao la của tạo hóa. Có núi dựng thành cao. 

 

Lên Đồng Cao, hạnh phúc nhất là đừng bỏ lỡ hai khoảnh khắc mê ly, tuyệt vời là hoàng hôn và bình minh. Mặt trời như cái mâm thau đỏ ối treo trên đỉnh núi từ từ biến mất cho đến khi tối nhọ mặt người thì chim rừng dáo dác bay về tổ, thả từng tiếng thảng thốt vào thinh không. Còn bình minh thì tràn đầy nắng mới. Cái thứ nắng tươi rói như lá non run rẩy trong hơi mát của gió rừng.

 

Có đồi nhấp nhô. Có thảo nguyên cỏ xanh rợn. Có rừng nguyên sinh rậm rạp. Chúng chuyển tiếp với nhau bằng các dải đồi thoai thoải hoặc các yên ngựa, hay đèo không quá trũng. Đồng Cao có một thung lũng khá bằng phẳng, các hòn đá hình thù khác nhau nằm rải rác trên đồng cỏ xanh như một thảo nguyên nhỏ. Có phải danh từ Đồng Cao bắt đầu từ đồng cỏ trên cao này không nhỉ?

Sau một hồi đi bộ từ chân núi, vượt qua vài trăm mét sườn đồi thoai thoải, đến thảo nguyên, nhạc sĩ Phó Đức Phương và Nguyễn Cường nằm kềnh ra thảm cỏ xanh, nhìn trời xanh, mây trắng, căng lồng ngực hít thở không khí thanh sạch. Đồng Cao bồng lai tiên cảnh ở đây chứ ở đâu! Đất trời như giao hòa. Gió. Mây. Và cỏ cây dậy mùi hương hoang dại của rừng nguyên sơ. Bao nhiêu mệt nhọc lo toan thường nhật bay biến đi mất. 

Đó đây, rải rác các lều bạt với màu sắc và kích thước khác nhau đã đóng trại từ sáng, thậm chí đã qua đêm, nhưng nhiều trai thanh gái tú vẫn đang leo lên Đồng Cao tiếp tục hạ trại. Một đêm và một ngày sống du mục như người Mông Cổ, người Digan, như thổ dân đầu nguồn sông Amazon trên thảo nguyên xanh, phỏng đời người mấy ai dám và được mấy lần đi qua?

Đêm Đồng Cao dần buông. Những ai đang ngồi bên các đống lửa hồng nướng ngô khoai, đốt cá, nướng chân gà? Những ai đang nhóm lửa ở phía thung xa và quây quần vòng người nhảy múa với lửa, với tiếng ghi ta trầm bổng hát Tình ca du mục: "Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/ Cỏ cây hoa lá hương đêm tỏa ngát đồng/ Tìm em năm tháng thấy đâu hình bóng nàng/ Em thân yêu ơi! Biết em giờ đây nơi đâu/ Tháng tháng năm năm trôi qua/ Gió tuyết mưa rơi sương sa/… ". 

Để rồi an lành, no nê hơi thở thơm tho, ấm nồng da thịt, trong tiếng chim đi ăn khuya ngắt nhịp. Sau một giấc ngủ ngon là ban mai tràn về. Sương đọng trên lá non, bên ngoài lều bạt cỏ cây, núi đồi đã thức và bình minh lên.

Đồng Cao có hang Vua. Một lần, tôi được mấy anh bạn ở thị trấn An Châu dẫn vào hang. Bên trong hang có bao điều kỳ bí không biết, chắc phải chờ những nhà thám hiểm chuyên nghiệp khám phá. Người bình thường chỉ dám chui vào vài chục mét rồi phải quay trở ra bởi bóng tối lạnh lẽo, âm u. Nhưng, câu chuyện huyền thoại về vị vua thời quá vãng lánh nạn phòng thân thì cứ lưu truyền mãi trong dân gian người Dao, làm cho Đồng Cao thêm bí ẩn, sinh động và huyền hoặc.

Lên Đồng Cao, hạnh phúc nhất là đừng bỏ lỡ hai khoảnh khắc mê ly, tuyệt vời là hoàng hôn và bình minh. Hoàng hôn, mặt trời như cái mâm thau đỏ ối treo trên đỉnh núi từ từ biến mất cho đến khi tối nhọ mặt người thì chim rừng dáo dác bay về tổ, thả từng tiếng thảng thốt vào thinh không. Còn bình minh thì tràn đầy nắng mới. Tôi chưa từng thấy ban mai nào trong trẻo như buổi sớm Đồng Cao. Thanh sạch. Tinh khôi. Dạt dào sức sống như đất trời vừa nạp cho ta đầy năng lượng.

Tôi hình dung đến một Đồng Cao trong tương lai: Đồng Cao đừng xây dựng cái gì hiện đại. Chỉ nên cổng vào, hai bên đắp hai con khủng long cổ cao ngẳng vút lên chào du khách. Các sườn đồi thoai thoải đắp những con trâu, con voi đang nhẩn nha gặm cỏ. Phỏng dựng những nhà tròn của dân du mục người Mông Cổ trong thung lũng, trên thảo nguyên xanh. Quây khu làm vườn bách thú với hàng trăm loài: Hổ, gấu, sư tử, ngựa vằn, voi… như một nơi bảo tồn động vật hoang dã. 

Vườn thuốc mang đặc trưng núi rừng Bắc Giang trồng bạt ngàn, đến mùa thu hái cho ngành dược liệu… Và, mùa xuân, cỏ cựa mình nhú cọng non vươn lá mọc lên. Một màu xanh mơn man, vang vọng tiếng khèn trầm đục trên các nẻo đường. Những lều, bạt của hàng ngàn hàng vạn du khách đến Đồng Cao du lịch sinh thái, chạy trốn thế giới công nghiệp hiện đại nhanh mạnh, gấp gáp, ồn ào, để sống đời sống dân du mục an lành, chậm rãi, hoang dã hiếm hoi.

Bút ký của Sương Nguyệt Minh

Bảo tồn và nhân giống chè cổ Đồng Cao

[BGĐT]- Đây là ý tưởng sáng tạo và cũng là đề tài đang thực hiện của em Lê Vũ Huy Anh, học sinh lớp 7A, Trường THCS Vân Sơn, huyện Sơn Động [Bắc Giang] tham gia Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng của huyện và tỉnh Bắc Giang tổ chức.

Đồng Cao - điểm đến lý tưởng

[BGĐT] - Được ví như Tam Đảo, Mẫu Sơn của Bắc Giang, cao nguyên Đồng Cao, xã Thạch Sơn [Sơn Động] trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách trong những ngày nghỉ lễ, cuối tuần. Vào mùa đông, nhiều bạn trẻ đam mê trải nghiệm lại cùng bạn bè đốt lửa, cắm trại đêm và ngóng sương giá phủ trắng Đồng Cao vào buổi sáng.

Đồng Cao - Thảo nguyên lý tưởng cho cuộc trốn tìm

Nếu bạn là một người yêu thiên nhiên, đã đôi lần muốn thoát khỏi cái oi ả, nóng bức của đô thị, thoát ra những còi xe, bụi đường, những ồn ào phố thị hay đơn giản chỉ là để lắng nghe trái tim mình, tôi tin bạn sẽ tìm đến Đồng Cao, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

"Biển trời, sông sao" trên thảo nguyên Đồng Cao

[BGĐT] - Đồng Cao là một thảo nguyên nhỏ hoang sơ thuộc xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động [Bắc Giang]. Địa hình bằng phẳng với thảm cỏ mênh mông xanh rì, khí hậu mát rượi và trong lành quanh năm, nơi này đã trở thành địa điểm cắm trại quen thuộc với nhiều bạn trẻ.

Bảo vệ môi trường khu du lịch Đồng Cao

[BGĐT] - Đồng Cao, xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động [Bắc Giang] được ví như thảo nguyên xanh với vẻ đẹp hoang sơ của những đồi cỏ rộng mênh mông. Nơi đây đang thu hút nhiều du khách tới tham quan, tổ chức các hoạt động tập thể. Tuy nhiên, tình trạng xả rác thải tràn lan đang ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường, mỹ quan khu du lịch.

Để đến Đồng Cao, xuất phát từ Hà Nội bạn đi dọc quốc lộ 1 tới thành phố Bắc Giang. Hỏi đường đến Sơn Động, qua cầu Cẩm Đàn, rẽ trái để băng qua Chiên Sơn, Phúc Thắng là có thể thẳng đường đến Đồng Cao.

Với quãng đường dài 150km, nếu đi xe máy, bạn sẽ mất từ 4 - 5h đồng hồ. Tuy nhiên, đường đến Đồng Cao cũng là thử thách không nhỏ với các tay lái bởi những đoạn đường đất đá dăm gồ ghề và những khúc cua tay áo khá hiểm trở. Cuối cùng thì Đồng Cao hiện ra bao la bát ngát trong ráng chiều với vẻ đẹp bình yên và đầy chất thơ.

Đêm xuống, Đồng Cao chìm trong bóng tối tĩnh mịch. Không điện chiếu sáng, mọi sinh hoạt đều diễn ra trong màn đêm. Leo lét vài ánh nến, ánh đèn dầu ở đâu đó. Lũ trẻ con cũng chỉ có thể chơi đùa trong ánh sáng loang loáng của dăm chiếc đèn pin nhỏ. Đêm Đồng Cao mang vẻ đẹp của sự tĩnh lặng và êm đềm với bầu trời mênh mông bất tận. 

Đón bình minh trên cao nguyên Đồng Cao

Không điện, nhưng du khách vẫn có thể bên nhau trong một căn lều ấm áp, hoặc thả lỏng người đi dạo trên thảm cỏ êm đềm với bầu trời đêm bao la và thưởng thức một buổi tối có thịt nướng với những tách trà nóng. Lúc này, bạn sẽ có được cảm giác như mình là một du mục, hay một thổ dân Digan mạnh mẽ, cá tính giữa những ngọn đồi hoang hoải.

Nhiều người đến Đồng Cao không đơn thuần là để trải nghiệm cuộc sống sơ khai, hoang dã, không điện, không nước, không nhà, không Internet… Họ đến đây đôi khi là để sống chậm lại, để cảm nhận cảnh vật xung quanh mình, cảm nhận sự thay đổi của trời và đất.


Sáng sớm thức giấc, cao nguyên vẫn chìm trong mây mù, cũng là thời điểm mọi người cảm nhận được quang cảnh nguyên sơ, không gian mênh mông bát ngát ở Đồng Cao. Một trải nghiệm không thể bỏ lỡ khi tới Đồng Cao đó là khoảnh khắc chờ đón ánh bình minh. Xa xa một bà cụ dân tộc lom khom gùi gánh củi khô kiếm được vào sáng sớm để bán cho dân du lịch. Đàn trâu đang lững thững trên đường cong của sườn núi khi ánh bình mình lên...

Đồng Cao còn thu hút du khách ở những hình thù cổ quái của quần thể đá độc đáo nằm rải rác trên những đồi cỏ, những tảng đá với nhiều kích thước sẽ là điểm nhấn để bạn thỏa thích tìm hiểu hay lưu dấu kỷ niệm với những tấm hình độc đáo. Ngoài ra, lên đến đỉnh Đồng Cao bạn còn có thể thăm hang Đầu Vua với nhiều huyền tích kỳ bí đang chờ đợi được khám phá. 

Du lịch “phượt” ở Đồng Cao

Sống quanh cao nguyên Đồng Cao là các hộ gia đình đồng bào dân tộc Dao, Cao Lan, Tày. Họ chủ yếu sinh sống bằng cách trồng lúa và trồng cây ăn quả. Đời sống nơi đây cũng còn nghèo nàn, lạc hậu, không có điện, không có nước sạch, không đường bê tông... Những ngôi nhà nằm chênh vênh bên sườn đồi hay cheo leo ở lưng chừng con dốc. Nhưng từ một nơi heo hút và lạ lẫm, ngôi làng của 27 hộ dân tộc Dao ở Đồng Cao giờ đã trở nên sôi động.

Người dân đã dần biết cách làm du lịch. Các bà, các mẹ gùi củi lên tận nơi cắm trại cho khách, đồng bào trong bản đã có thêm thu nhập nhờ nông sản và làm một số dịch vụ khác. Dịp đông khách, có gia đình thu được cả triệu đồng một ngày nhờ bán củi, trông xe.

Tuy nhiên, dễ nhận thấy người dân tộc Dao ở đây e dè và không xô bồ, vì dù sao du lịch cũng chưa chạm qua nhiều tới vùng này. Họ giúp chúng tôi nhóm lửa, và dặn dò chúng tôi thu nhặt rác vì bò của họ ăn rác có thể chết. Lũ trẻ ở đây hồn nhiên, và có vẻ không dạn dĩ với máy chụp ảnh như trên Sapa hay các vùng núi khác.


Điều đáng mừng là tuyến đường liên xã qua Đồng Cao vừa hoàn thành giữa năm 2016, tạo nhiều thuận lợi cho đồng bào đi lại. UBND tỉnh Bắc Giang đã giao cho huyện Sơn Động mời chuyên gia lập quy hoạch phát triển du lịch Đồng Cao. Cũng có người đề xuất ý tưởng trồng những cánh đồng hoa, cây cỏ đặc trưng của địa phương.

Ngoài ngắm cảnh ở thảo nguyên Đồng Cao, bạn cũng có thể cùng bạn bè khám phá nếp sinh hoạt của người dân địa phương đang sinh sống quanh vùng và dạo chơi ở một số thác nước, khe suối tự nhiên ở những khu vực lân cận. Một lưu ý nhỏ cho những ai có ý định cắm trại qua đêm ở đây là: Nếu muốn đốt lửa trại, trước khi leo đồi, bạn có thể dừng chân tại nhà người dân dưới chân đồi để mua củi, giá khoảng 50.000 đồng một bó lớn. Nếu muốn thoải mái vui chơi, bạn cũng có thể gửi xe tại nhà dân.

Tuy nhiên, lều bạt bạn phải thuê hoặc mua trước khi đến đây. Giá tham khảo cho thuê lều loại to là 200.000 - 300.000 đồng, bạn có thể hỏi thuê tại các cửa hàng kinh doanh đồ dùng du lịch bụi ở Hà Nội. Bạn hãy mang theo một chiếc smartphone với ứng dụng Google Maps để thuận tiện sử dụng bản đồ trong di chuyển. Vì địa điểm du lịch nằm khá xa khu dân cư sinh sống nên khi đi phượt tại Đồng Cao Bắc Giang, bạn nên chuẩn bị những dụng cụ cần thiết như lều, túi ngủ, đèn pin, dây dù…

Đặc biệt khi cắm trại tại Đồng Cao, nên lựa chọn một khu đất bằng phẳng, khuất gió để dựng lều. Tránh những khu vực có địa hình quá nhấp nhô hoặc gió quá lớn, gây bật lều. Khi đốt lửa, bạn hãy để những vật dụng cá nhân và đặc biệt là xe máy tránh xa nơi đốt để tránh những hỏa hoạn ngoài ý muốn có thể xảy ra.

Cao nguyên Đồng Cao là điểm đến thích hợp với nhóm đông cắm trại qua đêm. Tuy nhiên do chưa được đưa vào khai thác du lịch nên bạn cần chuẩn bị đồ ăn, thức uống, đồ dùng sinh hoạt mang theo. Giữa bốn bề thiên nhiên lộng gió, hít hà hương vị của núi rừng, cây cỏ nơi đây và phóng tắm mắt ra xa thẳm mới cảm nhận được vẻ đẹp nơi cao nguyên lộng gió…

Theo daidoanket.vn

Video liên quan

Chủ Đề