Phương tiện tu từ la gì cho ví dụ

Biện pháp tu từ là một trong những biện pháp được sử dụng hàng ngày trong cả văn nói và văn viết. Tuy nhiên, để thống kê chi tiết được các biệt pháp tu từ thì không phải ai cũng làm được.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung nhằm trả lời cho câu hỏi: Biện pháp tu từ là gì?

Biện pháp tư từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ [về từ, câu, văn bản] trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gọi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc về một hình ảnh, một câu chuyện, một cảm xúc trong tác phẩm.

– Các biện pháp tu từ bao gồm:

+ Biện pháp tu từ so sánh.

+ Biện pháp tư từ nhân hóa.

+ Biện pháp tu từ ẩn dụ.

+ Biện pháp tu từ hoán dụ.

+ Biện pháp tu từ nói quá.

+ Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh.

+ Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ.

+ Biện pháp tu từ chơi chữ.

+ Biện pháp tu từ liệt kê.

+ Biện pháp tu từ tương phản.

– Tác dụng của biện pháp tu từ:

Khi dùng biện pháp tu từ thay cho cách diễn đạt thông thường, việc sử dụng các biện pháp tu từ giúp tạo nên các giá trị đặc biệt trong cách biểu đạt, biểu cảm. Bên cạnh đó, hình ảnh của sự vật, hiện tượng hiện lên cụ thể, rõ ràng hơn và sinh động đơn. Trong các tác phẩm văn học, biện pháp tu từ được sử dụng để tăng tính nghệ thuật cho tác phẩm.

Các biện pháp tu từ cụ thể:

Thứ nhất: Biện pháp tu từ So sánh

– So sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gọi hình, gợi cảm cho biểu đạt.

– Ví dụ như:

Giọng hát của nữ ca sĩ Uyên Linh rất giống giọng hát của nữ ca sĩ Adele, giọng hát trong trẻo, dày và quảng giọng rộng rất đặc trưng.

Thứ hai: Nhân hóa

– Nhân hóa là biện pháp tu từ trong đó miêu tả đồ vật, cây cối, các hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ thường được sử dụng cho con người. Làm cho những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và suy nghĩ sống động hơn.

– Ví dụ như: Những con đường làng uốn lượn xung quanh ngôi làng.

Thứ ba: Hoán dụ

Hoán dụ là tên hiện tượng, sự vật, khái niệm này bằng tên hiện tượng, sự vật, khái niệm khác có quan hệ gần gữi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Biện pháp hoán dụ có tác dụng tăng sức gọi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến trong thơ, văn.

– Ví dụ như: Người đầu bạc tiễn người đầu xanh.

Trong ví dụ trên “người đầu bạc” chính là hình ảnh những người lớn tuổi tóc đã bạc; “người đầu xanh” chính là hình ảnh những người trẻ tuổi có mái tóc đen.

Thứ tư: Nói quá

Nói quá là cách nói phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế. Chúng ta cần phải hiểu rõ để không bị nhầm lẫn với nói khoác hai khái niệm này rất khác nhưng lại thường xuyên bị nhầm lẫn. Nói quá chỉ là phóng đại sự việc ở mức độ lớn hơn nhưng vẫn đúng với thực tế còn nói khoác là nói sai sự thật, sự việc.

– Ví dụ như: Trời hôm nay nóng như đổ lửa, ra đường trong thời tiết này như cực hình.

“Nóng như đổ lửa” là một câu nói quá để diễn tả cái nóng của thời tiết.

Thứ năm: Ẩn dụ

Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm.

– Ẩn dụ có 04 loại:

+ Ẩn dụ hình thức.

+ Ẩn dụ cách thức.

+ Ẩn dụ phẩm chất.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Thứ sáu: Nói giảm nói tránh

Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giá quá đau buồn, nặng nề, tránh thô tục, mất lịch sự.

– Dấu hiệu nhân biết nói giảm, nói tránh là trong câu có các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó.

– Ví dụ như: Ông nội của em đã ra đi được một khoảng thời gian rồi nhưng tình thương của ông thì vẫn còn đâu đây rất gần.

“Đã ra đi” là câu sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh cho việc đã chết.

Thứ bảy: Điệp từ

Điệp từ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê … để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến đến.

– Các dạng điệp ngữ hiện nay: Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp [điệp ngữ một vòng].

– Ví dụ như sau: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”.

Thứ tám: Liệt kê

Liệt kê là cách sắp xếp nhiều từ, cụm từ khác nhau, có thể là từ đồng âm hoặc không nhưng phải có chung một nghĩa. Hiểu một cách khác liệt kê là cách dùng nhiều từ khác nhau để diễn tả một hành động, sự vật, sự việc …

– Mục đích của biện pháp tu từ liệt kê nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, chi tiết hơn đến với người đọc, người nghe.

– Đây là biện pháp tu từ hay được sử dụng để làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, chứ không phải sự kể dài dòng, rườm rà, lạp lại lặp đi lặp lại trong cách nói và viết cho nên chúng ta nên lưu ý để tránh nhầm lẫn với nhau.

– Ví dụ như: Các phương tiện tham gia giao thông rất đa dạng như: xa máy, xe ô tô, xe tải, xe đạp…

Cuối cùng: Tương phản

Tương phản là biện pháp tu từ sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.

– Ví dụ như sau: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”

“Bán – Mua” là cặp từ tương phản được sử dụng.

Như vậy, Biện pháp tu từ là gì? Là câu hỏi được chúng tôi trả lời chi tiết trong bào viết phía trên. Bên cạnh đó, nhằm giúp quý bạn đọc có những hiểu biết cụ thể đối với từng biện pháp tu tư chúng tôi đã nêu lại khái niệm và ví dụ rõ ràng.

6.2 BIỆN PHÁP TU TỪLà những cách phối hợp sử dụng trong hoạt độnglời nói các phương tiện ngôn ngữ không kể là có màusắc tu từ hay không có màu sắc tu từ [không kể là trunghoà hay diễn cảm] trong một ngữ cảnh rộng để tạo rahiệu quả tu từ [tác dụng gây ấn tượng về hình ảnh, cảmxúc, thái độ, hoàn cảnh...] do sự tác động qua lại giữacác yếu tố trong một ngữ cảnh rộng.Ví dụ : điệp ngữ, ngoa dụ, vó thanh… 6.3 PHÂN BIỆTPHƯƠNG TIỆN TU TỪ-Là các phương tiện ngôn ngữmà ngoài ý nghóa cơ bản rachúng còn có ý nghóa bổ sung,còn có màu sắc tu từ .Màu sắc tu từ nằm ngay trongbản thân phương tiện đó.BIỆN PHÁP TU TỪ-Là những cách phối hợp sửdụng trong hoạt động lời nói cácphương tiện ngôn ngữ.-Hiệu quả tu từ nảy sinh do sựtác động qua lại giữa các yếutố trong một ngữ cảnh rộng. PHƯƠNG TIỆN TU TỪBIỆN PHÁP TU TỪ- Nằm ở trục dọc [trục liên tưởng].- Nằm ở trục ngang [trục ngữ đoạn].- Thể hiện sự giàu có của ngôn- Thể hiện tài năng sử dụng ngônngữ dân tộc.ngữ của riêng cá nhân. 7. Phong cách chức năng ngôn ngữ•Phong cách hiểu theo nghóa rộng là phong cách sống, phongcách làm việc, phong cách học tập...là tất cả những đặcđiểm đặc trưng của hoạt động được lặp đi lặp lại nhiều lầnvà có thể khu biệt với những hoạt động của đối tượng khác. •Phong cách ngôn ngữ là hệ thống những đặc trưng sửdụng ngôn ngữ của một cá nhân nào đó hoặc một môitrường giao tiếp nào đó trong cộng đồng tạo thành biến thểngôn ngữ trong lòng ngôn ngữ cộng đồng.Phong cách ngôn ngữ là tổng hoà những nét đặc trưngcủa ngôn ngữ cá nhân trong những môi trường giao tiếp khácnhau.

Chuyên đề đọc – hiểu

Biện pháp tu từ, phương tiện tu từ thường gặp

Có 3 loại: tu từ từ vựng, tu từ cú pháp và tu từ ngữ âm.

Một số biện pháp và phương tiện tu từ từ vựng [ngữ nghĩa]

Phóng đại:

Dấu hiệu nhận biết: Cách sử dụng từ ngữ nói quá đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc.

Hiệu quả:

Gây ấn tượng mạnh

Bày tỏ quan điểm: phê phán hay tôn vịnh

Ví dụ:

Nghe đồn bố mẹ anh Hiền “ cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi”.

“ Dân công đỏ đuốc từng đoàn / Bước chân nát đá muôn vàn lửa bay”. [Việt Bắc – Tố Hữu]

Nói giảm, nói tránh:

Dấu hiệu nhận biết: Cách sử dụng từ ngữ để làm giảm nhẹ hay yếu đi đặc trưng nào đó của đối tượng được nói tới.

Hiệu quả:

Thể hiện tế nhị, kín đáo thái độ của người đánh giá trước đối tượng

Thể hiện sự tinh tế trong cách bộc lộ cảm xúc

Ví dụ:

“ Bác Dương thôi đã thôi rồi / Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta” [Nguyễn Khuyến]

“ Áo bào thay chiếu anh về đất” [ Tây Tiến – Quang Dũng ]

Ẩn dụ:

Cách sử dụng tên gọi của B để chỉ A, giữa A và B có sự tương đồng [trong thực tế hay tưởng tượng].

Các kiểu ẩn dụ thường gặp:

-Nhân hóa: Gắn tên gọi, hành động, tính cách,.. của con người lên sự vật.

Khiến đối tượng không phải con người sẽ trở nên sinh động hơn.

-Vật hóa: Gắn đặc tính của sự vật lên con người.

Tô đậm một thuộc tính của con người, đồng thời bày tỏ quan điểm của tác giả với đối tượng [ thường là quan điểm tiêu cực].

-Chuyển đổi cảm giác: Miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật được thể hiện bằng giác quan A thành giác quan B.

Tạo ấn tượng cho người đọc, khiến đối tượng trở nên sinh động hơn.

Hoán dụ:

Dấu hiệu nhận biết: Lấy tên gọi, thuộc tính của B để chuyển sang cho A, giữa A và B có quan hệ tương cận.

Có các dạng sau:

Lấy bộ phận để chỉ toàn thể.

Lấy vật sở hữu để chỉ người sở hữu.

Lấy vật chứa để chỉ đối tượng được chứa.

Quan hệ giữa cụ thể và trừu tượng

Dùng con số cụ thể để chỉ con số tổng quát.

Lấy công cụ lao động để chỉ đối tượng lao động.

Hiệu quả:

Biểu hiện nhận thức và cảm xúc

Khắc sâu biểu hiện tiêu biểu của đối tượng được nói tới.

Tương phản [đối lập]

Dấu hiệu nhận biết: sắp xếp từ ngữ, hình ảnh trái ngược nhau.

Hiệu quả: làm nổi bật bản chất của đối tượng được nói tới.

So sánh:

Dấu hiện nhận biết: miêu tả đặc điểm, tính chất đối tượng bằng một hình ảnh có sự tương đồng.

Hiệu quả:

Làm rõ đặc điểm của đối tượng được nói tới.

Một số phương tiện và biện pháp tu từ ngữ âm.

Khái niệm: là cách vận dụng các yếu tố âm thanh để tạo nên màu sắc biểu cảm, cảm xúc.

Có 2 nhóm chính:

Nhóm 1: Lặp các yếu tố ngữ âm:

Biện pháp điệp phụ âm đầu

-Biện pháp điệp vần

Nhóm 2: Nhóm hòa hợp các yếu tốt: người viết có ý thức sử dụng một cách tổng hợp các yếu tố ngữ âm để tạo nên hiệu quả diễn đạt.

Hài âm:

Cách sử dụng tổng hợp cả biện pháp điệp phụ âm đầu và điệp vần để tạo nhạc điệu.

Ví dụ: “ Đã yêu thì yêu cho chắc / Bằng như trúc trắc thì trục trặc cho luôn.”

Tạo nhạc điệu:

Tạo nên những cụm từ, những lời văn cân đối để làm nên âm hưởng hấp dẫn trong văn xuôi,

Ví dụ: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.” [ Hồ Chí Minh].

Các biện pháp tu từ cú pháp [ tu từ về câu]

Biện pháp tỉnh lược:

Biện pháp tu từ lược bỏ 1 hoặc 2 thành phần chính của câu nhưng ý nghĩa của phần tỉnh lược vẫn có thể được khôi phục nhờ vào hoàn cảnh hay ngữ cảnh.

Hiệu quả: Góp phần bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, nhịp điệu câu văn, câu thơ.

Ví dụ: “ Nhiều đấy ư em? Mấy tuổi rồi

Hai mươi

Ừ nhỉ! Tháng năm trôi” [ Mẹ Tơm – Tố Hữu]

Biện pháp im lặng:

Là sự ngắt lời đột ngột do cảm xúc bị dồn nén hay do lượng lự không muốn tiếp tục câu chuyện.

Hiệu quả: bộc lộ thái độ, cảm xúc của chủ thể.

Ví dụ: “ Lão chua chat bảo: “ Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút…kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn…”” [Lão Hạc – Nam Cao]

Sử dụng câu đơn đặc biệt:

Sử dụng liên tiếp những câu chỉ có cấu tạo ngữ pháp là một cụm từ.

Hiệu quả: bộc lộ tối đa cảm xúc.

Ví dụ: “ Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm, cây tre mang những đức tính là tượng trưng cao quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam” [ Tre Việt Nam – Thép Mới]

Câu hỏi tu từ

Đảo trật tự ngữ pháp:

Đảo các vị trí ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ,…

Hiệu quả: Nhấn mạnh đến đối tượng mà người viết hướng tới.

Ví dụ: “ Lom khom dưới núi tiều vài chú / Lác đác bên song chợ mấy nhà” [ Quang đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan]

Điệp cấu trúc.

Biện pháp sóng đôi cú pháp.

comments

Video liên quan

Chủ Đề