Thăm chính thức và thăm cấp nhà nước khác nhau thế nào

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, từ ngày 11-15/5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc và tham dự Diễn đàn Cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường”, tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: TTXVN

Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc đầu tiên của Chủ tịch nước Trần Đại Quang sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Quốc hội khoá XIV bầu ra Ban Lãnh đạo mới và là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của đồng chí Trần Đại Quang trên cương vị Chủ tịch nước.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung thời gian qua tiếp tục xu thế phát triển tích cực, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước duy trì tiếp xúc thường xuyên và đã đạt được nhận thức chung quan trọng về việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh. Quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các Bộ, ngành, địa phương hai nước tiếp tục được đẩy mạnh; hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch được mở rộng.

Sau 3 năm đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con đường”, Trung Quốc đã đạt được một số bước tiến quan trọng, vận động sự ủng hộ quốc tế, chuẩn bị tài chính, khuôn khổ pháp lý và triển khai các dự án cụ thể, đặt nền tảng để cụ thể hoá sáng kiến thành một khuôn khổ hợp tác chính thức với bước đầu là tổ chức Diễn đàn Cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường”. Diễn đàn lần này có chủ đề “Vành đai và Con đường: Hợp tác vì thịnh vượng chung”.

Trong chuyến thăm này, lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, tăng cường tin cậy chính trị; nâng cao hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư. Kiểm soát bất đồng, giữ gìn hoà bình, ổn định tại Biển Đông, không mở rộng tranh chấp, làm phức tạp hoá tình hình, thúc đẩy đàm phán về vấn đề trên biển giữa hai nước đạt tiến triển thực chất, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông [DOC], sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông [COC], không để vấn đề trên biển ảnh hưởng tới quan hệ hai nước.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Trung Quốc và dự Diễn đàn Cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” nhằm duy trì đà phát triển quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, tăng cường quan hệ tin cậy chính trị giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư...

Tăng cường thông tin về chủ trương, chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam cho cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc; củng cố nhận thức chung cấp cao về giữ gìn hòa bình, ổn định, thúc đẩy đàm phán về vấn đề trên biển đạt tiến triển thực chất; thể hiện thiện chí đối với các sáng kiến và nỗ lực nhằm thúc đẩy hội nhập quốc tế, kết nối khu vực, trong đó có việc Trung Quốc tổ chức Diễn đàn Cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường”.

Việt Nam hoan nghênh các sáng kiến và nỗ lực nhằm thúc đẩy hội nhập quốc tế, kết nối khu vực khi Trung Quốc tổ chức Diễn đàn Cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường”. Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc và các nước xây dựng, thực hiện các chương trình, dự án vì mục đích hòa bình, phát triển và thịnh vượng, trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia tham gia.

Từ ngày 14-15/5, Diễn đàn Cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” sẽ diễn ra tại Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Tham dự Diễn đàn có lãnh đạo cấp cao của 28 quốc gia gồm: Nga, Kazakhstan, Ba Lan, Belarus, Serbia, Cộng hòa Czech, Hungaria, Uzbekistan, Thụy Sỹ, Hy Lạp, Italy, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philippines, Lào, Sri Lanka, Mông Cổ, Myanmar, Kenya, Chile, Argentina, Fiji và Ethiopia; Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc; Chủ tịch Ngân hàng Thế giới và Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế.

Đoàn Việt Nam do Chủ tịch nước Trần Đại Quang dẫn đầu với sự tham gia của lãnh đạo một số bộ, ngành.

Diễn đàn sẽ gồm 3 hoạt động chính là Lễ khai mạc, Hội nghị bàn tròn của các Nhà lãnh đạo và Đối thoại cấp cao [dành cho các Bộ trưởng, doanh nghiệp và giới học giả].

Nguồn: chinhphu.vn

10:15, 21/02/2022

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 18/2022/NĐ-CP về nghi lễ đối ngoại. Trong đó, quy định về danh nghĩa các chuyến thăm cấp cao có một số thay đổi.

Quy định mới về danh nghĩa các chuyến thăm cấp cao [Ảnh minh họa]

Cụ thể, theo Điều 5 Nghị định 18/2022/NĐ-CP, danh nghĩa các chuyến thăm cấp cao được quy định như sau:

- Bộ Ngoại giao thỏa thuận với nước khách về danh nghĩa từng chuyến thăm của Nguyên thủ quốc gia, Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền, Người đứng đầu Chính phủ, Phó Nguyên thủ quốc gia, Phó Nguyên thủ quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền, cấp phó của Người đứng đầu Chính phủ:

+ Nguyên thủ quốc gia thực hiện chuyến thăm theo một trong các danh nghĩa: thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm nội bộ và thăm cá nhân;

[Hiện hành, theo điểm a khoản 1 Điều 29 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thực hiện chuyến thăm theo một trong bốn danh nghĩa: thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân]

Phó Nguyên thủ quốc gia thực hiện chuyến thăm theo một trong các danh nghĩa: thăm chính thức, thăm làm việc, thăm nội bộ và thăm cá nhân.

[Hiện hành, quy định thăm theo một trong ba danh nghĩa: thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân. Như vậy, quy định mới bổ sung danh nghĩa thăm nội bộ đối với Phó Nguyên thủ quốc gia].

Lưu ý: Danh nghĩa thăm cấp nhà nước chỉ áp dụng cho Nguyên thủ quốc gia, Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền nước khách thăm Việt Nam.

Một năm tổ chức đón không quá 03 đoàn thăm cấp nhà nước. Bộ Ngoại giao thống nhất với Bộ ngoại giao nước khách về chương trình chuyến thăm từ 03 đến 06 tháng trước khi diễn ra chuyến thăm. [Nội dung mới bổ sung]

+ Người đứng đầu Chính phủ, cấp phó của Người đứng đầu Chính phủ nước khách thực hiện chuyến thăm theo một trong các danh nghĩa: thăm chính thức, thăm làm việc, thăm nội bộ và thăm cá nhân. [So với hiện hành, bổ sung danh nghĩa thăm nội bộ]

- Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội thỏa thuận với nước khách về danh nghĩa từng chuyến thăm của Người đứng đầu Nghị viện nước khách, cấp phó của Người đứng đầu Nghị viện nước khách theo một trong các danh nghĩa: thăm chính thức, thăm làm việc, thăm nội bộ và thăm cá nhân.

[Hiện hành chỉ quy định Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội thỏa thuận với nước khách về danh nghĩa từng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội nước khách theo một trong ba danh nghĩa: thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân]

Ghi chú:

- “Thăm cấp nhà nước” là chuyến thăm được áp dụng mức độ nghi lễ nhà nước cao nhất dành cho: Nguyên thủ quốc gia nước khách đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền là khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; Nguyên thủ quốc gia nước khách là khách mời của Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

- “Thăm chính thức” là chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài đến Việt Nam theo lời mời chính thức của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam với các nghi lễ và các biện pháp lễ tân thấp hơn so với chuyến thăm cấp nhà nước.

- “Thăm làm việc” là chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài đến Việt Nam theo lời mời làm việc của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam với chương trình làm việc được hai bên trao đổi, thống nhất áp dụng các biện pháp lễ tân rút gọn, đơn giản;

- “Thăm nội bộ” là chuyến thăm làm việc không đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng của khách cấp cao nước ngoài đến Việt Nam theo thỏa thuận của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam để trao đổi về các vấn đề riêng trong quan hệ giữa hai bên;

- “ Thăm cá nhân” là chuyến thăm thực hiện các mục đích cá nhân, đồng thời có thể kết hợp thực hiện mục đích tăng cường quan hệ song phương thông qua quan hệ cá nhân với cá nhân giữa Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam với khách cấp cao nước ngoài.

- “Khách cấp cao nước ngoài” gồm:

+ Nguyên thủ quốc gia, Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền và Phó Nguyên thủ quốc gia, Phó Nguyên thủ quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền;

+ Người đứng đầu Chính phủ và cấp phó của Người đứng đầu Chính phủ;

+ Người đứng đầu Nghị viện, cấp phó của Người đứng đầu Nghị viện và các cấp tương đương;

+ Một số khách nước ngoài khác được quy định tại Nghị định 18/2022/NĐ-CP.

Nghị định 18/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/4/2022; thay thế nội dung Nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài [từ Chương 8 đến Chương 13] tại Nghị định 145/2013/NĐ-CP.

Bảo Ngọc

Video liên quan

Chủ Đề