Nguyên nhân thất bại của các liên doanh

Thông tin về đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và nước ngoài... thì dễ tìm, nhưng thông tin về các công ty liên doanh thì quả là khó tìm. Xin vui lòng đóng góp ý kiến để tôi có thể trả lời được 2 câu hỏi sau đây. Xin chân thành biết ơn. 1. Những nguyên nhân nào đã gây ra sự thất bại của các liên doanh? 2. Giải pháp để đảm bảo sự thành công cho liên doanh là gì?

Nguyên nhân thất bại của các liên doanh

Tôi nhớ bà Anne Drumaux có nghiên cứu về thất bại của JV dưới cách nhìn khác biệt về phong cách quản lý và văn hóa doanh nghiệp. Nếu bạn cần tôi có thể đưa cho bạn e-mail của Drumaux để hỏi. Hình như bà ta trình bày cùng trong đợt kỷ niệm 10 năm đào tạo MBA tại ĐH Mở TP.HCM (các kết quả của tôi trình bày là về thị trường vốn và tính toán thống kê, nên lúc đó không quan tâm lắm).

... thể các nhà quản lí vĩ mô, người làm chính sách chế độ không thích thú điều này nhưng thực tế đã chứng minh các doanh nghiệp sớm giảm bớt nhân sự là những doanh nghiệp thành công. Khi một doanh ... đúng vì phần lớn các món nợ bị mất đều có nguyên nhân từ một quyết định sai lầm của doanh nghiệp .Chẳng hạn doanh nghiệp không thu thập đủ thông tin cần thiết về khách hàng, doanh nghiệp bỏ ... tài sản và nhân sự mới được đầu tư, tuyển nhận? Doanh nghiệp rất dễ có nguy cơ phá sản trong những trường hợp như vậy. Khi các doanh nghiệp lớn tăng doanh số, tăng thị phần, các doanh nghiệp...

Liên doanh được coi là một biện pháp hiệu quả và cần thiết để thâm nhập vào thị trường mới. Vậy liên doanh có những ưu, nhược điểm gì?

Nguyên nhân thất bại của các liên doanh
Liên doanh được coi là một biện pháp hiệu quả và cần thiết để thâm nhập vào thị trường mới. Ở một số thị trường mà có sự hạn chế đầu tư từ bên ngoài thì liên doanh có thể là cách duy nhất để tiếp cận thị trường. Khi tham gia liên doanh, các thành viên tham gia thường có vị trí rõ ràng thông qua tỉ lệ góp vốn. Các cổ đông có tỉ lệ vốn góp khác nhau đáng kể, mặc dù việc thiết lập các biện pháp quản lý rõ ràng để kiểm soát các quyết định nhằm đạt được thành công là rất quan trọng. Một hình thức tham gia lỏng lẻo hơn, có thể hoặc không liên quan đến việc góp vốn là liên minh chiến lược. Liên doanh có xu hướng có tỷ lệ thất bại tương đối cao. Tuy nhiên, các bên tham gia lại có được những lợi thế nhất định.

Ưu điểm của liên doanh

• Liên doanh cho phép các công ty chia sẻ công nghệ và các tài sản sở hữu trí tuệ có tính chất bổ sung liên quan đến sản phẩm, phân phối hàng hóa và dịch vụ sáng tạo.

• Đối với các tổ chức nhỏ với việc thiếu nguồn tài chính và/hoặc khả năng quản lý chuyên môn thì liên doanh có thể là một biện pháp hữu hiệu để có được nguồn vốn cần thiết khi thâm nhập vào thị trường mới. Điều này có thể đặc biệt đúng ở các thị trường hấp dẫn khi mà các đối tác địa phương, sự tiếp cận với hệ thống phân phối và yêu cầu về chính trị có thể làm cho liên doanh được ưu tiên hơn hoặc thậm chí là một giải pháp có tính pháp lý cần thiết.

• Liên doanh có thể được sử dụng nhằm làm giảm căng thẳng chính trị cũng như nâng cao khả năng chấp nhận của địa phương/quốc gia đối với công ty

• Liên doanh có thể cung cấp kiến thức chuyên môn về các thị trường địa phương, thâm nhập vào các kênh phân phối cần thiết và tiếp cận được với nguồn cung cấp nguyên liệu thô, các hợp đồng của chính phủ và phương tiện sản xuất địa phương.

• Ở nhiều quốc gia, các công ty liên doanh ngày càng trở nên quan trọng đối với chính phủ nước sở tại. Công ty liên doanh có thể được thành lập trực tiếp với các doanh nghiệp nhà nước hoặc hướng tới các doanh nghiệp mạnh nhất của quốc gia.

• Các tập đoàn quốc tế hoặc liên minh tạm thời được thành lập ngày càng nhiều để thực hiện các dự án đặc biệt được coi là quá lớn đối với các công ty riêng lẻ (ví dụ, các dự án phòng thủ quan trọng, các dự án dân dụng, dự án đầu tư mạo hiểm công nghệ toàn cầu mới).

• Việc kiểm soát giao dịch có thể cản trở công ty xuất khẩu vốn và như vậy sẽ khiến cho nguồn vốn của các chi nhánh mới ở nước ngoài trở nên khó khăn hơn. Vì thế, việc cung cấp bí quyết kỹ thuật có thể được sử dụng nhằm giúp công ty có được một số cổ phần nhất định trong liên doanh, trong khi đó đối tác địa phương có thể tiếp cận được với nguồn vốn cần thiết.

Nguyên nhân thất bại của các liên doanh

Xem thêm: Tư vấn chế độ hưu trí, chế độ về hưu sớm, xin về hưu muộn trực tuyến

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568

Nhược điểm của liên doanh

• Vấn đề quan trọng là rất khó để liên doanh hội nhập vào chiến lược toàn cầu mà bản chất là thương mại xuyên biên giới. Trong những trường hợp như vậy, sẽ có những vấn đề khó tránh khỏi liên quan đến sự chuyển giá và nguồn xuất khẩu từ trong ra và từ ngoài vào, đặc biệt là nhằm hỗ trợ các chi nhánh do công ty sở hữu toàn bộ ở các nước khác.

• Xu hướng hướng đến một hệ thống quản lý tiền tệ toàn cầu, thông qua một quỹ trung ương, có thể dẫn đến mâu thuẫn giữa các đối tác khi công ty mẹ cố gắng áp đặt giới hạn hoặc thậm chí hướng đến việc sử dụng tiền mặt và vốn hoạt động, quản lý ngoại hối, số lượng và phương tiện thanh toán lợi nhuận.

• Vấn đề quan trọng khác là khi mục tiêu của các đối tác trở nên mâu thuẫn. Ví dụ, doanh nghiệp đa quốc gia có thể có thái độ hoàn toàn khác trước những rủi ro so với các doanh nghiệp địa phương và có thể được chuẩn bị để chấp nhận thiệt hại trong ngắn hạn nhằm phát triển thị phần, chịu những khoản nợ cao hơn hoặc chi phí nhiều hơn cho quảng cáo. Tương tự, mục tiêu của các đối tác có thể bị thay đổi theo thời gian, đặc biệt là việc thành lập các chi nhánh do các công ty sở hữu toàn bộ thay thế cho liên doanh nhằm tiếp cận thị trường thường diễn ra đối với các công ty đa quốc gia.

• Vấn đề liên quan đến cơ cấu quản lý và nhân số của liên doanh.

• Nhiều liên doanh thất bại vì mâu thuẫn về lợi tức thuế giữa các bên tham gia.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:

Xem thêm: Hợp tác xã là gì? Đặc điểm, ưu và nhược điểm của hợp tác xã?

– Nội dung cần có của hợp đồng liên doanh trong đầu tư

– Hợp đồng liên doanh – một số điểm cần lưu ý

– Khái niệm và quy định pháp luật về doanh nghiệp liên doanh

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568  hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].