Nguyên nhân thành lập eu

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2022 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

LIÊN MINH CHÂU ÂU
1. Bối cảnh ra đời
-

Khu vực:

-

Thế giới:

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhưng các nước châu Âu, Nhật Bản và Liên Xô bị chiến
tranh tàn phá nặng nề, bị tổn thất lớn cả về người và của. Chỉ có Mỹ giàu lên nhanh chóng trong
chiến tranh do bán vũ khí và phương tiện chiến tranh) và trở thành nước mạnh nhất về kinh tế
trong khoảng 3 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ chiếm quá nửa tổng sản lượng công
nghiệp của thế giới tư bản. Mỹ là chủ nợ lớn nhất thế và nắm trong tay một lợi thế khiến các nước
phải kiêng nể, e dè: độc quyền về bom nguyên tử.
Hơn nửa thế kỷ trước, chính sự tàn phá ở châu Âu sau Thế chiến II đã đặt ra yêu cầu phải xây
dựng những mối quan hệ quốc tế để ngăn chặn những thảm kịch như vậy tái diễn.
2. Có nhiều nguyên nhân đưa đến những liên kết trên :
+ Một là, 6 nước đều có chung một nền văn, có một nền kinh tế không cách biệt và từ lâu đã liên
hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác là hết sức cần thiết nhằm mở rộng thị trường, nhất là dưới của
cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và còn giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính
trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử.
+ Hai là, từ năm 1950, do nền kinh tế bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, các nước Tây Âu ngày
càng muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ; các nước này cần phải liên kết cùng nhau trong các
cuộc cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
- Mục tiêu :
– Về kinh tế : Sau mấy thập niên phát triển, với số dân là 340 triệu người có trình độ khoa học –
kĩ thuật cao, chiếm 1/3 tổng sản lượng công nghiệp trên thế giới, EU đã tạo một cộng đồng kinh
tế và một thị trường chung hùng mạnh, đủ sức cạnh tranh về kinh tế, tài chính, thương mại với Mĩ
và Nhật.

- Về chính trị : Thống nhất chính sách đối nội, đối ngOại, chống lại chủ nghĩa Cộng sản và
phong trào công nhân ở Tây Âu. Dự kiến Eu sẽ trở thành một liên bang, nhằm nhất thể hoá châu
Âu về kinh tế – chính trị, từng bước đã có ngân hàng chung, sử dụng đồng tiền chung.
3. Quá trình hình thành:

Hai chính khách Pháp Jean Monnet và Robert Schumann là kiến trúc sư của nguyên tắc:
Cách tốt nhất để bắt đầu tiến trình gắn kết châu Âu là thông qua phát triển các quan hệ
kinh tế. Triết lý này là nền tảng cho Hiệp ước Paris, được ký năm 1951.

- Từ 6 nước ban đầu; đến năm 1995, tổ chức EU có 15 nước thành viên… Đến năm 2007, tổ chức
EU có 27 thành viên…
Quá trình thành lập: Quá trình thành lập EU bắt đầu từ 1951:
-Hiệp ước Paris(1951) đưa đến việc thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC).
- Hiệp ước Roma(1957) đưa dến việc thành lập Cộng đồng nguyên tử lượng (Euratom) và thành
lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC). Từ năm 1967 cơ quan điều hành của các Cộng đồng trên
được hợp nhất và gọi là Cộng đồng châu Âu. Năm 1987, EU bắt đầu triển khai kế hoạch xây
dựng "Thị trường nội địa thống nhất Châu Âu" năm 1992.
- Hiệp ước Maastricht hay còn gọi là Hiệp ước Liên minh châu Âu (tiếng Anh, "Treaty of
European Union"), ký ngày 7 tháng 2 năm 1992 tại Maastricht Hà Lan [37], nhằm mục đích:

Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một đơn vị tiền tệ chung
và một ngân hàng trung ương độc lập,

Thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an
ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật
pháp.

Liên minh chính trị

Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong
lãnh thổ của các nước thành viên.

Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất
kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú.

Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính
phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này.

Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu.

Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội, nghiên
cứu...

Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền cư
trú và thị thực.

Liên minh kinh tế và tiền tệ
Được chia làm 3 giai đoạn, từ 1 tháng 7 năm 1990 tới 1 tháng 1 năm 1999, và kết thúc bằng
việc giải tán Viện tiền tệ châu Âu, thành lập Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế và tiền tệ (còn gọi là những tiêu chỉ hội nhập) là:

Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm
phát thấp nhất;

Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP;

Nợ công dưới 60% GDP và biên độ dao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định trong
hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM);

Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so với
mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất.

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia
thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần
Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nước đứng ngoài
là Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng Euro đang có tỷ giá hối đoái cao hơn

đồng đô la Mỹ.
- Sau 10 năm chuẩn bị, tháng 12 – 1991 các nước EC tiến hành họp Hội nghị cấp cao tại Maxtrích
(Hà Lan). Hội nghị đã có những quyết định quan trọng :
+ Xây dựng một thị trường tiền nội địa châu Âu với một liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu, có
một đồng tiền chung duy nhất. Ngày 1 – 1 – 1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO) đã được
phát hành và đến năm 2002, chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU, thay cho các đồng bản tệ.
Sự ra đời đồng tiền chung (Euro) là bước tiến mới của sự liên kết tổ chức EU bởi vì
:

– Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa chung châu Âu.
– Thủ tiêu những rủi ro do chuyển đổi tiền tệ.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.
– Đơn giản hóa công tác kế toán của doanh nghiệp đa quốc gia.
Những quyết định của hội nghị cấp cao tại Maxtrích đã tạo tiền tiền đề cho sự phát triển của Liên
minh châu Âu về sau, đánh dấu một mốc đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu, có
hiệu lực vào ngày 1 – 1 – 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
- Hiệp ước Amsterdam - Trụ cột thứ hai
Hiệp ước Amsterdam còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi, ký ngày 2 tháng
10 năm 1997 tại Amsterdam, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 5 năm 1999, đã có một số sửa
đổi và bổ sung trong các vấn đề như:
1. Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử;
2. Tư pháp và đối nội;
3. Chính sách xã hội và việc làm;
4. Chính sách đối ngoại và an ninh chung.

- Hiệp ước Schengen:
Ngày 19/6/1990, Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong. Đến 27/11/90, 6 nước : Pháp, Đức,
Luxembourg, Bỉ, Hà Lan, Italia chính thức ký Hiệp ước Schengen. Hai nước Tây Ban Nha và Bồ
Đào Nha ký ngày 25/6/1991. Ngày 26/3/1995, Hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành

viên. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân
nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong 9 nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực
Schengen. Hiện nay, 14/15 nước thành viên EU đã tham gia khu vực Schengen (trừ Anh).
- Hiệp ước Nice - Trụ cột thứ ba
Hiệp ước Nice được lãnh đạo các quốc gia thành viên châu Âu kí vào ngày 26 tháng
2 năm 2001 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 2 năm 2003. Hiệp ước Nice là sự bổ sung
cho Hiệp ước Maastricht và Hiệp ước Rome. Hiệp ước Nice tập trung vào vấn đề cải cách thể chế
để đón nhận các thành viên mới theo chính sách mở rộng về phía Đông châu Âu, vốn ban đầu là
nhiệm vụ của Hiệp ước Amsterdam nhưng không được hoàn thành.[38]
Trong cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào tháng 6 năm 2001, các cử tri Ireland đã phản đối việc
thông qua Hiệp ước Nice. Tuy nhiên, sau hơn một năm, kết quả đã bị đảo ngược.
- Hiệp ước Lisbon - Tái cấu trúc Liên minh châu Âu
Ngày 1 tháng 12 năm 2009, Hiệp ước Lisbon chính thức có hiệu lực và đã cải tổ nhiều khía cạnh
của Liên minh châu Âu. Đặc biệt, Hiệp ước Lisbon đã thay đổi cấu trúc pháp lý của Liên minh
châu Âu bằng cách sáp nhập cấu trúc 3 trụ cột thành một chính thể pháp lý duy nhất. Hiệp ước là
cơ sở pháp lý cho vị trí Chủ tịch thường trực Hội đồng Liên minh châu Âu, chức vụ mà
ngài Herman Van Rompuy đang nắm giữ, cũng như vị trí Đại diện cấp cao của Liên minh châu
Âu về ngoại giao và an ninh, chức vụ mà bà Catherine Ashton đang phụ trách.
5. Ý nghĩa thành lập