Ngưỡng gây hại của sâu bệnh là gì

Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc sử dụng các loại thuốc BVTV không kiểm soát, dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái, làm phá hủy mối quan hệ bền vững giữa cây trồng – sâu hại – thiên địch. Các nhà khoa học đã định hướng ra một chiến lược phòng trừ sâu bệnh mới bằng cách bảo vệ mối quan hệ cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái và không cần sử dụng đến các loại thuốc BVTV. Từ đó đã hình thành nên biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới trên nền tảng tôn trọng tự nhiên, đó chính là biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp [IPM]

Từ Indonesia, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp đã lan dần ra nhiều nước trồng lúa trên thế giới. Năm 1992 Việt Nam đã chính thức tham gia mạng lưới IPM network. Từ đó, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM đã phát triển mạnh mẽ ở VN, không chỉ trên cây lúa mà còn trên cả cây rau và cây ăn quả, mang lại cho nông dân cũng như môi trường sinh thái nhiều lợi ích thiết thực. Vậy hôm nay, chúng ta hãy cùng ĐGT tìm hiểu nhiều hơn về IPM nhé!

Quản lý dịch hại tổng hợp trong tiếng anh được gọi là Integrated Pests Management và thường được viết tắt thành IPM.

Theo tổ chức nông lương thế giới [FAO], quản lý dịch hại tổng hợp là “hệ thống quản lý dịch hại trong đó căn cứ vào môi trường và các điều kiện sinh thái cụ thể và sự biến động quần thể các loài sinh vật gây hại mà sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp thích hợp để khống chế quần thể sinh vật gây hại luôn ở mức dưới ngưỡng gây hại kinh tế”.

“IPM” nhấn mạnh vào cây trồng khỏe mạnh, có ảnh hưởng tối thiểu tới hệ sinh thái nông nghiệp và khuyến khích cơ chế phòng trừ dịch hại bằng biện pháp tự nhiên.

Mục đích cuối cùng của IPM là tìm ra những biện pháp có hiệu quả, có lợi về mặt kinh tế nhằm hạn chế tác hại của sâu bệnh, làm cho cây trồng đạt năng suất cao và phẩm chất nông sản tốt. Trên ý nghĩa đó, IPM không chỉ nhằm tiêu diệt nguồn sâu bệnh mà muốn điều hoà các mối cân bằng trong hệ sinh thái.

Như vậy, quản lý dịch hại tổng hợp phải được giải quyết trên tinh thần: tổng hợp, toàn diện và chủ động. Tuy nhiên khi xây dựng chương trình IPM cho cây trồng, áp dụng ở một vùng sản xuất nhất định, phải tùy thuộc vào các đặc điểm về môi trường, thời tiết, khí hậu, tình hình dịch hại, trình độ nhận thức và khả năng kinh tế của nông dân để lựa chọn các biện pháp thích hợp.

  • Trồng cây khỏe: Chọn giống tốt, bón phân cân đối và chăm sóc hợp lý nhằm tạo tiền đề cho cây trồng sinh trưởng khỏe, có khả năng cho năng suất cao và đền bù lại những mất mát [lá, thân] do sâu hại hay tác nhân khác gây ra.
  • Bảo vệ thiên địch: Thiên địch là côn trùng có ích và sử dụng nguồn thức ăn chính là sâu hại, do đó có tác dụng kìm hãm mật độ sâu hại một cách đáng kể. Thiên địch cần được bảo vệ bằng cách không phun thuốc BVTV lên đồng ruộng.
  • Thăm đồng thường xuyên: Quan sát sự sinh trưởng của cây trồng để có biện pháp tác động thích hợp giúp cây trồng phát triển tốt.
  • Nông dân trở thành chuyên gia: Tập huấn nông dân trở thành chuyên gia vì chính họ có khả năng ứng dụng thành công IPM trên ruộng nhà và hướng dẫn cho nhiều nông dân khác cùng làm theo IPM.
  • Trong hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp, tất cả các biện pháp kỹ thuật tham gia cần phải hài hoà với các yếu tố môi trường, đặc biệt cần khai thác tối đa các yếu tố gây chết tự nhiên của sâu hại.
  • Không nên cho rằng phải tiêu diệt hết các cá thể gây hại trên đồng ruộng mà chỉ có thể duy trì mật độ chúng ở dưới ngưỡng gây hại cho phép.
  • Sâu hại ở mật độ thấp không được xem là dịch hại mà đôi khi còn có lợi vì là nguồn thức ăn để duy trì sự sống của quần thể thiên địch. Chấp nhận một mật độ sâu hại nhỏ trên đồng ruộng là một ý tưởng tốt.
  • Không thể quan niệm quản lý dịch hại tổng hợp là một quy trình cứng nhắc để áp dụng trong mọi trường hợp mà cần phải coi đó như là một nguyên tắc cần phải tuân theo để xác định một giải pháp tối ưu trong một tình huống cụ thể.
  • IPM là sự vận dụng linh hoạt trên nền tảng khoa học cũ và những tiến bộ kỹ thuật mới.

4.1 Biện pháp canh tác kỹ thuật

  • Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng
  • Luân canh
  • Thời vụ gieo trồng thích hợp
  • Sử dụng hạt giống khỏe, giống chống chịu sâu bệnh, giống ngắn ngày
  • Gieo trồng với mật độ hợp lý
  • Sử dụng phân bón hợp lý

4.2 Biện pháp thủ công

Bẫy đèn bắt bướm và rầy, ngắt ổ trứng, đào hang bắt chuột, bẫy bả, sử dụng pheremore để dẫn dụ một số loại côn trùng,…

4.3 Biện pháp sinh học

Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của dịch hại phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học.

4.4 Biện pháp hoá học

Phải sử dụng các loại thuốc hóa học một cách hợp lý và có chọn lọc, đặc biệt không sử dụng các loại thuốc có khả năng cao gây hại đến sức khỏe con người.

Nắm rõ nội dung và các khái niệm liên quan đến ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM sẽ giúp người nông dân, người sản xuất,.. đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, IPM sẽ là giải pháp cho tình trạng mất cân bằng hệ sinh thái, dịch hại bùng phát khó kiểm soát và hạn chế được nhiều yếu tố gây ô nhiễm môi trường. Giúp tiết kiệm chi phí đầu vào mà sản lượng lại cao và bền vững. Đưa Việt Nam hướng tới nền nông nghiệp hữu cơ bền vững trong tương lai.

Sfarm.vn

*Xem thêm:


Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền nông nghiệp mang tính bền vững cũng như có khả năng phục hồi, tái sinh tăng cường áp dụng các thực hành nông nghiệp thân thiện hơn với môi trường là một yếu tố rất quan trọng. Đối với Rainforest Alliance, Quản lý dịch hại tổng hợp [IPM] là một thành phần chính yếu của ngành nông nghiệp tái sinh, và là một phần của phương pháp tiếp cận thông minh và toàn diện ứng phó với biến đổi khí hậu vn để quản lý hệ sinh thái. Chúng tôi hướng tới mục tiêu giảm đáng kể việc sử dụng thuốc -bảo vệ thực vật bằng cách tăng cường và cân bằng các chức năng sẵn có của hệ sinh thái nông nghiệp [Hình 1].

Figure 1

Vấn đề nổi cộm

Ước tính rằng hàng năm có từ 20 đến 40% sản lượng cây trồng trên toàn cầu bị mất vì dịch hại và bệnh hại. Mỗi năm, bệnh hại cây trồng gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 220 tỷ USD, và côn trùng gây hại khoảng 70 tỷ USD. Nhưng côn trùng, bệnh hại và cỏ dại hoàn toàn không được “sinh ra” vốn dĩ đã là dịch hại. Dịch hại là kết quả của hệ sinh thái không cân bằng, và tình trạng dịch hại của một loài phụ thuộc vào số lượng của chúng và vào thiệt hại kinh tế mà chúng có thể gây ra. Chúng cho thấy rằng có điều gì đó không ổn với hệ sinh thái nông nghiệp.

Dịch hại là mối đe dọa thường xuyên đối với nông dân, đó là lý do tại sao phản ứng đầu tiên của hầu hết các nhà sản xuất trên toàn thế giới là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để loại bỏ dịch hại, hoặc thậm chí để làm phương pháp phòng ngừa.

Số lượng thuốc -bảo vệ thực vật được sử dụng trên toàn thế giới đã tăng gấp 50 lần kể từ năm 1950. Khoảng 3,5 tỷ kg thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên toàn cầu mỗi năm. Trong số các loại thuốc bảo vệ thực vật này, nhiều loại được xếp vào loại “có độc tố cao” và có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Có thể làm gì để giảm sự phụ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật và những hậu quả tiêu cực của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật măng lại? Một câu trả lời mang tính thiết thực và hiệu quả kinh tế chính là Quản lý dịch hại tổng hợp [IPM].

Phương pháp tiếp cận của chúng tôi

Phương pháp tiếp cận của chúng tôi dựa trên các nguyên tắc IPM và khai thác các thế mạnh vốn có trong hệ sinh thái nông nghiệp để làm giảm quần thể dịch hại xuống các ngưỡng có thể chấp nhận được, thay vì cố gắng tiêu diệt chúng. Khi lựa chọn các phương pháp kiểm soát cần phải tính đến các chi phí và lợi ích mang lại, cũng như các khía cạnh sinh thái và xã hội. Việc bảo tồn lâu dài hệ sinh thái và các lợi ích mà nó mang lại, cũng như sức khỏe con người là những ưu tiên hàng đầu.

Tất cả các sáng kiến ​​của Rainforest Alliance, bao gồm cả Chương trình Chứng nhận năm 2020, đều phù hợp với phương pháp tiếp cận này. Song song với đó, chúng tôi đã xây dựng Chiến Lược IPM, trong đó chúng tôi nhắm đến mục đích xác định các rào cản đối với việc áp dụng IPM và hỗ trợ các nhà sản xuất vượt qua những rào cản này. Chúng tôi mong muốn làm điều này thông qua việc chia sẻ kiến ​​thức về các chiến lược kiểm soát dịch hại bền vững hơn và thực hành nông nghiệp tái sinh, và bằng cách cung cấp các giải pháp thay thế để kiểm soát dịch hại phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, thay vì chỉ đơn thuần là ban hành các danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng.

Để hiểu thêm về luận điểmcủa chúng tôi liên quan đến IPM, hãy xem Báo cáo tham luận về Quản Lý Dịch Hại Tổng Hợp.

Phương pháp tiếp cận sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong khuôn khổ Chương trình Chứng nhận 2020

Phương pháp tiếp cận sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và IPM của Rainforest Alliance bao gồm ba yếu tố chính:

Mục tiêu tổng thể

Giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng an toàn, có trách nhiệm và hiệu quả các hóa chất nông nghiệp thông qua việc tăng cường áp dụng IPM.

Tiêu chuẩn & Phụ lục 7

Phương pháp tiếp cận được dựa trên việc áp dụng hợp lý các yêu cầu về Quản lý dịch hại tổng hợp, trong đó thuốc bảo vệ thực vật chỉ được sử dụng chỉ khi nếu không còn cách nào khác và thể hiện được xu hướng giảm sử dụng. Khi sử dụng thuốc -bảo vệ thực vật, phải thực hiện tất cả các biện pháp quản lý an toàn đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật và các yêu cầu về sức khỏe nghề nghiệp. Chỉ những sản phẩm đã đăng ký mới được sử dụng và các thuốc trừ sâu bị cấm hoặc quá hạn không được phép sử dụng; nếu sử dụng loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh sách giảm thiểu rủi ro, phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro thích hợp.

Chính sách sử dụng ngoại lệ

Trong các trường hợp ngoại lệ, có thể cho phép sử dụng các loại thuốc trừ sâu trong Danh mục các loại thuốc bị cấm sử dụng. Được phép sử dụng trong các trường hợp ngoại lệ đối với các tổ hợp cây trồng/dịch hại và phạm vi địa lý [quốc gia hoặc một phần của quốc gia] cụ thể. Thông tin chi tiết và điều kiện của từng trường hợp ngoại lệ được nêu trong Chính sách sử dụng ngoại lệ [EUP].

Quy trình

Các mốc thời gian sau sẽ được áp dụng:

*Chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận các yêu cầu của Quí vị gửi đến

Phiên bản 1 đã được xây dựng và bao gồm các yêu cầu nhận được từ ngày 1 tháng 7 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020. Phiên bản này sẽ được công bố vào tháng 6 năm 2021.

Để gửi yêu cầu chính thức, nhà sản xuất cần gửi các thông tin sau đến địa chỉ :

  • Quốc gia và Khu vực
  • Tên hoạt chất của loại thuốc bảo vệ thực vật và thông tin chi tiết về công thức điều chế
  • Tên thương phẩm đang được sử dụng
  • Cây trồng [tên thông thường và tên khoa học]
  • Các loài sinh vật gây hại sẽ được kiểm soát [tên thông thường và tên khoa học]
  • Bằng chứng cho thấy các loài sinh vật gây hại cụ thể hiện không thể được quản lý bằng các phương pháp khác đã ghi trong chiến lược IPM của nhà sản xuất [ví dụ: các phương pháp truyền thống hoặc không dùng đến hoá chất khác]
  • Bằng chứng cho thấy các biện pháp thay thế khác để kiểm soát loài sinh vật gây hại này không được chính quyền địa phương đăng kí ở quốc gia sản xuất cụ thể
  • Các biện pháp thay thế mà nhà sản xuất đang tiến hành nghiên cứu.

Mẫu đơn yêu cầu có tại Template for Requests for Exceptional Use of Pesticides [Mẫu đơn yêu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho trường hợp ngoại lệ].

Tại đây quý vị có thể xem hồ sơ các yêu cầu đã nhận được. Xin lưu ý rằng Rainforest Alliance đang kiểm tra các yêu cầu và sẽ cập nhật trạng thái của các yêu cầu đó trong những tháng tới.

Chuyển đổi từ RA EUP 2017 [Chính sách sử dụng ngoại lệ RA 2017] sang EUP 2020 [Chính sách sử dụng ngoại lệ RA 2020]

Đối với những trường hợp được cấp phép sử dụng trong Chính sách sử dụng ngoại lệ n ăm 2017 mà không được gia hạn trong Chính sách sử dụng ngoại lệ năm 2020, thì sẽ áp dụng giai đoạn loại bỏ từng bước là 1 năm.

Nguyên tắc:

  • Trong giai đoạn loại bỏ từng bước này, nhà sản xuất cần chuyển đổi sang Chính sách sử dụng ngoại lệ mới năm 2020 đồng thời sử dụng, hoặc loại bỏ các chất còn tồn kho có liên quan.
  • Trong giai đoạn loại bỏ từng bước này, nhà sản xuất có thể gửi các yêu cầu mới cho Chính sách sử dụng ngoại lệ năm 2020.
  • Bắt buộc phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu quản lý rủi ro tương ứng.

Tất cả các thông tin chi tiết khác sẽ được nêu trong Chính sách sử dụng ngoại lệ năm 2020.

Video liên quan

Chủ Đề