Điểm đầu ra là gì

[HNM] - Ngày 22-6-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Chuẩn đầu ra là yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học sau khi hoàn thành một chương trình đào tạo, gồm cả yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học khi tốt nghiệp. Theo Điều 5 của Thông tư, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trình độ giáo dục đại học được quy định như sau:

- Phải rõ ràng và thiết thực, thể hiện kết quả học tập mà người tốt nghiệp cần đạt được về hiểu biết chung và năng lực cốt lõi ở trình độ đào tạo, những yêu cầu riêng của lĩnh vực, ngành đào tạo.

- Phải đo lường, đánh giá được theo các cấp độ tư duy làm căn cứ thiết kế, thực hiện và cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và cấp văn bằng cho người học.

- Phải nhất quán với mục tiêu của chương trình đào tạo, thể hiện được sự đóng góp rõ nét, đồng thời phản ánh được những yêu cầu mang tính đại diện cao của giới tuyển dụng và các bên liên quan khác.

- Phải chỉ rõ bậc trình độ cụ thể và đáp ứng chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm, năng lực cần thiết theo quy định cho bậc trình độ tương ứng theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

- Phải bảo đảm tính liên thông với chuẩn đầu vào của trình độ đào tạo cao hơn [nếu có], đồng thời tạo cơ hội liên thông ngang giữa các chương trình cùng trình độ đào tạo, nhất là giữa các chương trình thuộc cùng nhóm ngành hoặc cùng lĩnh vực...

Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 7-8-2021 và thay thế Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT.

Trang blog này nhằm lưu lại những bài viết của chính tác giả hoặc của những tác giả khác đã viết và công bố trên các ấn phẩm chính thức, trên phương tiện truyền thông đại chúng, và trên mạng Internet, về những vấn đề giáo dục VN, hoặc những vấn đề chung của GD thế giới có liên quan đến những vấn đề mà GD VN đang cần tìm hiểu. Mong nhận được sự góp ý và chia sẻ của mọi người về những vấn đề mà các bài viết nêu ra.

Bạn đang xem: Chuẩn đầu ra là gì

Bài viết này chỉ là những ghi chép nhanh của tôi để nối tiếp những ý tưởng có liên quan đến loạt bài viết về “chuẩn đầu ra” hoặc “năng lực đầu ra” hoặc “kết quả học tập” mà tôi đang viết trong thời gian gần đây. Hôm nay, chỉ bàn về khái niệm và thuật ngữ.

Như tôi đã nhấn mạnh nhiều lần, hiện nay trong cả nước chúng ta đang dùng cụm từ “chuẩn đầu ra” [CĐR] để dịch cụm từ “learning outcomes” [LO] trong tiếng Anh. Tôi không thích cách gọi này, vì nó rất xa với bản gốc tiếng Anh, vốn chỉ có nghĩa là kết quả [outcome] học tập [learning], và đã từng đề nghị dịch LO là “kết quả đầu ra” để nhấn mạnh đây là kết quả cuối cùng, và cũng là để tránh nhầm với cách hiểu hiện nay ở VN xem kết quả học tập chỉ là bảng điểm trong đó mỗi cột điểm có những con số nào đó, và điểm tổng kết cuối cùng của từng môn học, từng cấp lớp, hoặc kết quả cuối các bậc học.

Một cách dịch khác, tôi nghĩ cũng khá phù hợp với cách hiểu hiện nay của Bộ Giáo dục đối với từ “CĐR”, đó là “năng lực đầu ra”. Khi nói “năng lực đầu ra”, chứ không phải là “kết quả đầu ra”, thì tôi muốn nhấn mạnh năng lực hiện có của người học [tức khi họ tốt nghiệp], chứ không quan tâm đến việc đó là “kết quả” của việc học trước đó. Đó chính là cái mà Bộ Giáo dục muốn các trường công bố, như một yêu cầu về sự minh bạch thông tin của các trường đối với người tiêu dùng giáo dục, ở đây là chính người học, gia đình của họ, nhà tuyển dụng lao động, và toàn xã hội. Cần nói thêm là cách hiểu này tương tự như cách hiểu khái niệm “competency” trong tiếng Anh, vốn cũng hay được dùng khi nói về mục tiêu giáo dục và năng lực của người học. Về từ này, các entry trước của tôi cũng đã nêu.

Tóm lại, CĐR như đang được dùng hiện nay nên được gọi là “kết quả đầu ra” hoặc “năng lực đầu ra” thì hợp lý hơn, vì ở đây không có cái gì gọi là “chuẩn” cả. Đã là “chuẩn”, thì phải có 2 nghĩa sau: [1] nó khách quan đối với người bị chuẩn ràng buộc [chứ không phải như hiện nay, đó là chuẩn do chính các trường muốn đặt ra theo ý muốn chủ quan của mình, muốn như thế nào cũng được, rồi lâu lâu lại tự ý thay đổi mà chẳng có ràng buộc gì hết]; và [2] việc đạt hoặc không đạt chuẩn phải dẫn đến một hậu quả/kết quả nào đó [hiện nay thì không ai kiểm tra việc này, nên chẳng có hậu quả gì].

Ngoài từ CĐR vốn đang được dùng tại VN để chở khái niệm tương đương với LO hoặc competency trong tiếng Anh, còn có một số từ khác có liên quan mà ta không thể không quan tâm khi bàn về CĐR.

Xem thêm: Emoji Là Gì – Bật Mí Cách Chuyển Emoji Cho Facebook

Xem thêm: Phần Mềm Trình Chiếu Là Gì, Phần Mềm Trình Diễn

Đó là hai từ goals [mục tiêu tổng quát] và objectives [mục tiêu cụ thể], mà theo tác giả của cuốn Effective Grading [2010] thì chúng rất thường bị dùng lẫn lộn với LO; nói cách khác, 3 từ goals, objectives, và learning outcomes thường được xem là có nghĩa gần trùng khớp với nhau. Điều này không phải là không đúng, như tác giả đã nêu:

The first step for any assessment program is to articulate goals [also called objectives or outcomes ]. The three terms are used confusingly within the assessment movement. Our advice is not to worry about the terminology.
Điều đầu tiên trong việc thiết lập một chương trình đánh giá là nêu rõ các mục tiêu lớn [goals, có khi còn được gọi là objectives và learning outcome]. Ba từ này thường được dùng một cách lẫn lộn trong “phong trào đánh giá”. Lời khuyên của chúng tôi là đừng quan tâm nhiều đến các thuật ngữ làm gì.

Nếu không cần quan tâm, thì phải chăng các thuật ngữ này đồng nghĩa với nhau? Không hẳn thế. Chúng tương tự, nhưng khác nhau, và đây là một sự khác biệt về mức độ tổng quát. Hãy xem phần giải thích dưới đây, dựa trên bài viết tại link: //assessment.uconn.edu/primer/goals1.html.

Program goals: Mục tiêu tổng quát của chương trình đào tạo

Program objectives: Mục tiêu cụ thể của CTĐT [những gì người học sẽ đạt được sau vài năm kể từ khi tốt nghiệp]

Program outcomes: Kết quả cụ thể, hoặc năng lực đầu ra, của người học ngay khi tốt nghiệp

Course objectives: Mục tiêu cụ thể của từng môn học, góp phần vào việc đạt được mục tiêu của chương trình

Course outcomes: Kết quả cụ thể hay năng lực của người học ngay sau khi học một môn học

Cần thấy rằng objectives và outcomes có liên hệ mật thiết với nhau, và có thể xem là một cặp hay là hai mặt của một đồng tiền. Objectives là cái đặt ra để thầy và trò phấn đấu mà đạt, còn learning outcome là cái mà người học [hy vọng sẽ] đạt được ngay sau khi học.

Nói thêm, tài liệu tôi đưa link ở trên rất hay, nhiều hướng dẫn với những ví dụ cụ thể, có thể làm theo được dễ dàng.

Tạm thế nhé các bạn, hẹn các bạn entry khác.

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trong những cách định nghĩa khác nhau về chuẩn đầu ra, có vẻ như Bộ GD-ĐT chọn khái niệm chuẩn đầu ra bao gồm những kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi cần đạt được của SV sau khi kết thúc quá trình đào tạo ĐH. Nhưng nếu đối chiếu với nội dung những bộ chuẩn đầu ra của các trường ĐH đã ồ ạt ban hành thời gian qua, có thể nhận thấy những bộ chuẩn được ban hành không theo chuẩn nào cả.

Có trường xây dựng chuẩn theo hướng định lượng, các tiêu chí yêu cầu đối với SV tốt nghiệp rất cụ thể cho từng ngành đào tạo. Thậm chí còn đo đếm bằng thang điểm. Nhưng ngược lại, có trường hoàn toàn sử dụng các tiêu chí định tính, tiếng là có chuẩn cho từng ngành đào tạo nhưng tất cả nội dung đều như nhau, không có sự phân biệt rõ rệt SV tốt nghiệp giữa các ngành khác nhau.

Vì thế cùng là chuẩn đầu ra của cùng khối ngành nhưng có trường gồm ba, có trường có đến năm tiêu chí. Chỉ riêng yêu cầu về ngoại ngữ, do bộ chưa có một chuẩn chung đối với SV tốt nghiệp ĐH nên ngay cả khi cùng chọn TOEIC làm chuẩn, có trường đặt yêu cầu SV tốt nghiệp phải đạt 500 điểm, có trường chỉ bằng lòng với mức 350 điểm…

Đồng thời, có lẽ vì ban hành chuẩn đầu ra theo phong trào, chưa xuất phát từ mong muốn, nhu cầu thực tế nên bộ chuẩn đầu ra của một số trường ĐH được xây dựng theo kiểu lấy lệ, mang tính hình thức và thiếu khả thi. Chính vì thế mà có trường đã “mạnh dạn” đặt ra yêu cầu SV tốt nghiệp phải thành thạo đến... hai ngoại ngữ. Trong khi ai cũng biết rằng thực tế hiện nay, yêu cầu SV tốt nghiệp [trừ các ngành chuyên ngữ] thành thạo được một thứ tiếng đã là mơ ước không dễ đạt được của giáo dục ĐH Việt Nam.

Không chỉ hình thức về mặt nội dung, nhiều chuyên gia cũng đánh giá ban hành chuẩn đầu ra chỉ là một bước mở đầu. Không có sự thay đổi đồng bộ ở những khâu khác trong quá trình đào tạo như về chương trình đào tạo, hoạt động đào tạo, đánh giá chất lượng… thì có chuẩn cũng chỉ cho vui.

Theo một thống kê của Bộ GD-ĐT cách đây không lâu, trong số gần 4.200 chương trình đào tạo của gần 300 trường ĐH, CĐ hầu hết đều có mục tiêu đào tạo rất chung chung, thậm chí lấy nguyên văn từ Luật giáo dục, không xác định được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của SV, không xác định rõ vị trí làm việc của SV sau khi tốt nghiệp, không đề cập thái độ và đạo đức nghề nghiệp… Với thực trạng này, không ít bộ chuẩn đầu ra ngay từ đầu đã “lệch pha” so với chương trình đào tạo.

Theo các chuyên gia, việc thực hiện các điều kiện để đảm bảo chuẩn đầu ra đã công bố của các trường ĐH phải được cụ thể hóa thành một dạng cam kết giữa nhà trường với SV và được giám sát chặt chẽ bởi một hội đồng độc lập bao gồm cơ quan kiểm định chất lượng, đại diện SV, đại diện phụ huynh SV, doanh nghiệp…

Xây dựng và công bố chuẩn đầu ra để công khai với xã hội về sản phẩm đào tạo của mỗi trường ĐH là cần thiết. Có chuẩn đầu ra, người dạy, người học và người sử dụng lao động đều được minh bạch về thông tin chất lượng đào tạo. Trong đó, người học được lợi nhất: định hướng được nghề nghiệp, biết được mục tiêu, yêu cầu đào tạo, tự đối chiếu được khả năng bản thân...

Nhưng có lẽ mục tiêu cuối cùng không phải là bao nhiêu trường công bố được chuẩn đầu ra mà phải là sự chuyển biến thật sự về chất lượng đào tạo, thể hiện cụ thể, sinh động trên chính sản phẩm đào tạo của mỗi trường.

THANH HÀ

Video liên quan

Chủ Đề