Con người có thể sống thiếu oxy trong bao lâu

Oxy là chất khí có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống của các loài sinh vật trên trái đất. Khi cơ thể không nhận được oxy trong thời gian dài sẽ gây ra những hệ quả nhất định. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về vai trò của oxy đối với sức khoẻ của con người.

Nếu thiếu oxy con người sẽ ra sao?

Trong cuộc sống hàng ngày, con người có thể nhịn ăn, nhịn uống, … trong 1 ngày, 2 ngày nhưng không thể nhịn thở quá 15 phút. Theo kết quả phân tích của các nhà sinh học, khi cá nhân không thở từ 4 đến 5 phút, não bộ đã bắt đầu bị tổn thương, sau 9 đến 10 phút thì không thể hồi phục và cuối cùng là tử vong sau 15 phút. Chưa dừng lại ở đó, khi một bộ phận của cơ thể không nhận được lượng oxy đầy đủ cũng để lại những hệ quả nhất định. Cụ thể như sau:

– Khi da thiếu oxy: con người sống trong môi trường có bầu không khí bị ô nhiễm, nồng độ khí O2 suy giảm khiến làn da nhanh chóng bị lão hoá, trở nên tối màu, khô, độ đàn hồi kém, hình thành nếp nhăn, dễ nổi mụn.

– Khi não thiếu oxy:

Não bộ luôn ở trong tình trạng thiếu oxy sẽ làm suy giảm trí nhớ, dẫn tới đau vai, mỏi mắt cùng nhiều căn bệnh khác nhưu như viêm mũi, viêm phế quản, cao huyết áp, đục thuỷ tinh thể, …

Ngược lại, khi cá nhân mắc phải một số căn bệnh như tiểu đường, thiếu máu cũng dẫn đến thiếu oxy trong cơ thể khiến máu không thể lưu thông gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Sử dụng máy tạo oxy để đáp ứng nhu cầu oxy của con người

Có thể thấy oxy giữ vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể sống của chúng ta. Tuy nhiên, với hàm lượng từ 20 đến 21% thể tích không khí, lượng oxy trong tự nhiên không thể đaps ứng đủ nhu cầu của con người. Bên cạnh đó, không phải cơ thể nào cũng có thể tiếp nhận được oxy theo đúng nhu cầu. Lượng oxy đi vào trong cơ thể phụ thuộc vào phổi cũng như khả năng vận chuyển máu của tim. Do đó, khi tim hoặc phổi gặp vấn đề, không thể làm việc bình thường sẽ dẫn đến cơ thể bị thiếu oxy, cơ thể trở nên mệt mỏi, uể oải, mất ý thức, …

Với những người mắc phải các căn bệnh trên, cơ thể không thể tự mình tiếp nhận oxy từ bầu không khí tự nhiên, các bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp cung cấp oxy nhân tạo bằng bình tạo oxy.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều cơ sở khác nhau cung cấp bình tạo oxy tại nhà. Tùy theo tình trạng của người bệnh cũng như chỉ định của bác sĩ mà người bệnh sử dụng các loại bình oxy khác nhau. Để đảm bảo độ an toàn cũng như hiệu quả sử dụng, người nhà cần tìm đến cơ sở uy tín, chú ý đến thời gian sản xuất cũng như tem mác trên bình.

Và những câu hỏi cần được trả lời là: Nhịn ăn uống như vậy có cơ sở khoa học không? Con người có thể nhịn thở, ăn, uống bao lâu?

Thở, ăn, uống là nhu cầu bắt buộc

Cơ thể con người cấu tạo với 60% nước, 6% chất khoáng, 16% chất béo, 18% chất đạm. Đây là một bộ máy sinh học rất tinh vi phức tạp với nhiều cơ quan, hệ thống khác nhau… Muốn hoạt động, bộ máy “người” phải được cung cấp năng lượng, thông qua sự chuyển hóa, “đốt cháy”, oxy hóa thức ăn, thức ăn.

Hệ hô hấp, hít thở, là nguồn cung cấp oxy cho việc “đốt cháy”, oxy hóa thức ăn tạo ra năng lượng và tống khứ chất thải cachonic ra bên ngoài. Hệ tiêu hóa cung cấp “nhiên liệu” là năm nhóm thức ăn cần thiết: carbohydrate [đường, bột], chất đạm [protein], chất béo [dầu, mỡ], chất khoáng, và các vitamin cho quá trình đốt cháy sinh năng lượng này. Do đó, thở, ăn, uống là nhu cầu bắt buộc phải có để con người có thể sống.

Các nhà dinh dưỡng đã tính cụ thể nhu cầu cho mỗi kg cơ thể/ ngày: Năng lượng tối thiểu để duy trì sự sống 30 kcalo; Nước 100-150 ml; Chất đạm 1-2 gam, Chất béo 3-5 gam, Chất carbohydrate 6-10 gam. Muối khoáng và vitamin là các yếu tố vi lượng đi kèm theo các món ăn con người sử dụng.

Có thể ngưng, nhịn thở bao lâu?

Khi ngừng thở như, do ngưng tim đột ngột, ngộp thở, siết cổ, và các thương tích đột ngột khác, cơ thể sẽ thiếu oxy, và cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng là hệ thần kinh trung ương, não bộ. Nói chung, tổn thương thường bắt đầu sau 1 phút bị hết oxy và càng lúc càng nặng dần: Từ 30-180 giây thiếu oxy sẽ mất ý thức; sau 1 phút, tế bào não bắt đầu chết; sau 3 ba phút, nơ-ron bị tổn thương nhiều hơn, và sẽ có di chứng; sau 5 phút, cái chết sắp xảy ra; sau 10 phút, hôn mê và chắc chắn có di chứng tổn thương não lâu dài, sau 15 phút, không thể nào cứu sống.

Trong y học, mức bão hòa oxy trong máu là thước đo nguy cơ não bị tổn thương khi bị thiếu dưỡng khí oxy. Bình thường máu động mạch bão hòa oxy đến 100%, khi bảo hòa oxy còn 70% nguy cơ tổn thương não và tim bắt đầu xuất hiện và tỷ lệ nghich với độ bão hòa oxy của máu. Trong phòng mổ, độ bão hòa õy máu là một chỉ tiêu bắt buộc phải theo dõi liên tục [monitoring].

Nín thở là động thái ngưng thở tạm thời như khi lặn nước, khi bị ngạt khói, đi vùng khí độc… Người thường khỏe mạnh, trung bình có thể nín thở từ 3-5 phút. Dĩ nhiên, có những trường hợp ngoại lệ: Một số người tập luyện thường xuyên có khả năng sử dụng oxy hiệu quả hơn, cho phép não có thể chịu thiếu oxy lâu hơn. Những người thợ lặn, vận động viên thường xuyên tập luyện có thể nín thở dài hơn: Tanya Streeter, quần đảo Cayman, Anh, phá kỷ lục thế giới về lặn tự do, hít vào một hơi cô đã nín thở lặn sâu 160m trong 6 phút 16 giây. David Blaine, Chicago, Hoa Kỳ, được ghi danh kỷ lục Guiness với nín thở lâu nhất dưới nước tới 17 phút 4 giây! Y học thể thao chỉ ra rằng Tania Streeter và David Blaine đều có dung tích toàn phổi [total lung capacity, TLC] rất lớn và khả năng chịu đựng được máu có bảo hòa oxy rất thấp, người bình thường chỉ chịu đựng được với độ bảo hòa ≥70% trong khi các vận động viên này chịu được ≥ 40%.

Có thể nhịn uống mấy ngày?

Hơn 60% cơ thể người là nước, và mọi quá trình chuyển hóa, phát triển của tế bào xảy ra trong nước: là môi trường cho các phản ứng sinh hóa, điều hòa nhiệt độ cơ thể qua việc thải mồ hôi và hô hấp, chất bôi trơn cho khớp, giúp tẩy rửa và thải chất độc qua nước tiểu.v.v….

Trong cơ thể con người luôn luôn có sự cân bằng động [homeostasis] giữa lượng nước mất đi qua nước tiểu, phân, nước bọt, mồ hôi, thở, và lượng nước bù đắp lại qua thức ăn, nước uống và chuyển hóa thức ăn tạo ra. Hằng ngày, lượng nước luân chuyển, mất đi [thải ra] và thu nhận [uống vào] trung bình là 2.500 ml. Mất sự cân bằng động này con người sẽ lâm bệnh.

Mất nước [dehydration] là tình trạng nước cấp vì các bệnh lý như tiêu chảy, nôn mửa nhiều, xuất huyết, đái tháo nhạt…. Các dấu hiệu bệnh lý, bắt đầu xuất hiện khi bị mất nước từ 10% trọng lượng cơ thể, và tăng dần tỷ lệ thuận với mức độ mất nước, gồm: khô miệng, khát nước nhiều; da khô, tim đập nhanh[đánh trống ngực]; tiểu ít, nước tiểu sậm, yếu cơ…..

Khi nhịn khát, cơ thể không đủ nước, nhiều hệ thống chức năng bị ảnh hưởng: Các tế bào thần kinh não, neuron, bị “teo lại” và sẽ điều khiển thận giảm lọc, nước tiểu sẽ ít đi; Hệ thống điều hòa thân nhiệt bị rối loạn, cơ thể sẽ tăng nhiệt độ gây trúng nóng; Chất điện giải bị mất cân bằng; Huyết áp thay đổi…

Theo thống kê khoa học, con người trung bình có thể nhịn uống từ 3 đến 5 ngày. Theo GS Randall K. Packer, Đại học George Washington, thời gian tối đa mà một cá nhân có thể nhịn khát là một tuần, và "trời mát có thể đi lâu hơn một chút, và trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời sẽ ngắn hơn."

Và nhịn ăn được mấy tuần?

Hiện nay, vì lý do đạo đức, chưa có nghiên cứu khoa học về nhịn và nạn đói. Một số khảo sát về đói qua các vụ đình công, chay tịnh tôn giáo…có kết luận: Theo Archiv Fur Kriminologie con người có thể nhịn ăn từ 8-21 ngày, nhưng phải uống nước đầy đủ. Theo Tạp chí Y học Anh BMJ tuyệt thực từ 21-40 ngày sẽ có dấu hiệu đe dọa mạng sống; khi mất 10% thể trọng bắt đầu có dấu hiệu và sẽ nguy hiểm tính mạng khi mất đến 18%. Theo tạp chí Dinh dưỡng, nam giới sẽ chết khi Chỉ số khối cơ thể BMI dưới 13, và phụ nữ khi BMI dưới 11.

Lịch sử ghi nhận những trường hợp sống sót sau nhịn ăn sau: [1] Danh tướng Nguyễn Tri Phương dứt bỏ băng bó, phun thuốc và chịu đói, chịu đau đến cả tháng trời mới mất, [2] Năm 1940, Mahatma Gandhi, Ấn Độ, 74 tuổi đã sống sót qua 21 ngày tuyệt thực chỉ nhấm ít nước, [3] Trong cuộc tuyệt thực năm 1981 của các tù nhân chính trị chống lại sự hiện diện của Anh tại Đông Bắc Ai Len có người còn sống đến 73 ngày, [4] Năm 2003, ảo thuật gia David Blaine, Mỹ đã trải qua 44 ngày nhịn đói trong một hộp bằng thủy tinh dưới sông Thames ở London, [5] Năm 2006, Mitsutaka Uchikoshi, Nhật, sống sót sau 3 tuần lễ chịu đói vì rơi xuống sườn núi tuyết và rơi vào trạng thái ngủ đông [mà không có lương thực và nước sau khi những chuyên gia mô tả là rơi vào trạng thái giống như ngủ đông [hibernation] với thân nhiệt chỉ còn 22oC, [6] Năm 2011, Rita Chretien, British Columbia, dù mất đến 15 kg nhưng sống sót sau khi đói 50 ngày vì lạc trong vùng hoang dã Nevada.

Đôi điều bàn luận

Để dễ nhớ về khả năng chịu đựng của con người, chúng ta nên theo quy tắc ước lượng gần đúng “số 7” : Nín thở tối đa 7 phút, nhịn khát tối đa 7 ngày và đói ăn tối đa 70 ngày. Những trường hợp đặc biệt đương nhiên là ngoại lệ, cá biệt và “xưa nay hiếm”. Tiến sĩ Mike Stroud, giảng viên cao cấp về Y học và Dinh dưỡng, Đại học Southampton, Anh, cho rằng: "Đây là khả năng ngoại lệ, không phải là quy luật phổ quát tự nhiên”.

Theo tôi, cần phân biệt khả năng nhịn đói với nhịn đói để “cải thiện” thể chất và tinh thần. Câu chuyện “49 ngày nhịn ăn, chỉ uống nước mè đen, ngồi thiền” rất mơ hồ, thiếu cơ sở khoa học vì các lẽ: [1] một là mè đen là một thực phẩm tốt về số lượng lẫn chất lượng dinh dưỡng [carbs 26%, lipid 48%, protein 18%, khoáng và vitamin nhiều..], cho nên nước mè đen cũng là một dạng thức ăn, [2] hai là khác với nín thở và nhịn khát, nhịn ăn là một tình trạng “đảo thác sinh lý” [paraphysiology] trong đó cơ thể tự tiêu hóa chính thành phần cấu tạo cơ thể [autodigestion] để tạo ra năng lượng đầy đủ yêu cầu, và chắc chắn người nhịn đói phải sụt cân, [3] ba là các neuron của não bộ rất nhạy cảm với tình trạng thiếu năng lượng. Do đó, trong tình huống đảo thác sinh lý phải “ăn tự thân” chắc chắn sẽ không hoạt động tốt như bình thường, khó có thể “sáng ý ra” như mô tả. Các cụ ta nhận định “Tinh thần minh mẫn chỉ có trong thân thể tráng kiện” cũng không ngoài lý do này.

Thay lời kết

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các bệnh nội tiết và chuyển hóa, đặc biệt là béo phì và đái tháo đường đang tăng lên như bệnh dịch. Giảm ăn uống, tiết thực, thậm chí thỉnh thoảng nhịn ăn cũng là một phương cách tốt để giảm cân và ngừa phòng các bệnh chuyển hóa hiệu quả.

Cho đến nay, chưa có công trình khoa học nghiêm túc nào công bố tác dụng thải các loại độc tố trong cơ thể bằng cách nhịn ăn và chỉ uống nước lọc. Cũng không có tài liệu rằng Thiền và Khí công đòi hỏi phải nhịn ăn cả.

Các nhà khí công nổi tiếng Việt Nam như Lương y Vũ Quốc Trung, Lương y Phan Cao Bình, Bác sĩ Lê Văn Vĩnh đều nhận xét: “Phần lớn sự truyền miệng về nhịn ăn khi tập khí công là không có xuất xứ”; “Cả hai trường phái khí công Ấn Độ lẫn Trung Quốc đều buộc phải nhịn ăn, mà nhắc đến phương pháp dinh dưỡng hợp với dưỡng sinh bốn mùa; và “Nếu nói khí công mà nhịn ăn là phi khoa học, vì kinh tỳ [tỳ vị] là nơi vận chuyển khí từ thức ăn để đi qua kinh lạc nuôi cơ thể. Thức ăn biến thành khí gọi là thủy cốc khí, thì cần phải có thủy cốc khí [rau quả, cơm nước…] để nuôi cơ thể. Nếu thiếu nó thì cơ thể sẽ không có khí, bị diệt vong”.

Rõ ràng, hít thở, nước uống, thức ăn là nhu cầu cơ bản của cơ thể. Thiếu chúng con người không thể nào tồn tại. Nhưng cần chọn một khẩu phần ăn cân bằng về số lượng lẫn chất lượng, hợp lý, cá nhân hóa theo tuổi tác, công việc, và tình trạng sức khỏe cá nhân.

TS.BS Trần Bá Thoại

Uỷ viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề