Ngũ ấm xí thạnh khổ là gì năm 2024

Ngày 24/09/2017 (nhằm 05/08 Đinh Dậu), hàng nghìn Phật tử từ khắp các tỉnh thành đã tập trung về chùa Hoằng Pháp tham dự Ngày Tu Niệm Phật lần thứ 08 năm 2017.

Sau khi dùng điểm tâm sáng, quý Phật tử vân tập về các giảng đường để lắng nghe thời pháp thoại từ Đại đức Thích Tâm Đạo, phó trụ trì chùa Hoằng Pháp. Hơn một giờ đồng hồ, Đại đức chia sẻ cùng quý Phật tử qua đề tài “Khổ”.

Sự khổ của thế gian theo lời đức Phật dạy thì có ba và tám loại trên hai lãnh vực tinh thần và thể xác:

Ba khổ là: Khổ khổ, hoại khổ và hành khổ.

1. Khổ khổ: Khổ khổ là sự khổ chồng chất, nối tiếp nhau không bao giờ dứt.

2. Hoại khổ: Là vì sự vô thường sanh diệt, hư hoại. Hoại khổ chính là sự thay đổi đột ngột của các pháp làm con người đau khổ.

3. Hành khổ: Do sự biến đổi vi tế của các pháp, duyên sanh vô thường trong từng sát na, khiến chúng sanh không bao giờ yên ổn về vật chất lẫn tinh thần, đó là hành khổ.

Tám khổ là: sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, ái biệt ly khổ, oán tắng hội khổ, cầu bất đắc khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ.

1. Sanh khổ: Là khổ trong khi sanh và khổ trong đời sống hàng ngày của mình. Từ khi tượng hình thai nhi cho đến khi chào đời là một quá trình đau khổ. Chín tháng ở trong lòng mẹ của thai nhi là cả một thời gian dài chịu cảnh tối tăm và bức bối. Từ thức ăn cho đến những biến chuyển tâm lý, vật lý của người mẹ đều ảnh hưởng đến thai nhi.

2. Già khổ: Già là quá trình lão hóa, hư hoại như răng rụng, da nhăn, các căn biến hoại. Tuổi già cướp đi sức khỏe, sự ăn ngủ và ý chí của tuổi trẻ. Thân thể lúc về già thì lắm bệnh và cái chết sắp đến gần.

3. Bệnh khổ: Khổ vì bệnh là chuyện đương nhiên mà ai cũng thấy được, trong cuộc đời, ai cũng không ít thì nhiều đã có dịp nếm trải đau khổ của bệnh tật. Chúng ta thử đi vào các bệnh viện sẽ thấy sự thống khổ của con người khi bị bệnh.

4. Chết khổ: sống chết là quy luật chung cho cả con người lẫn sự vật. Trong bốn hiện tượng sanh, già, bệnh, chết thì chết là điều làm con người kinh hãi nhất. Khi hấp hối, thân thể thì tê liệt, tinh thần thì sợ hãi, bàng hoàng về một thế giới xa lạ, không biết mình sẽ ra sao giữa bầu trời bao la và chẳng biết đi về đâu nên đau khổ vô cùng và hơn hết là nỗi lo sợ phải vĩnh biệt người thân.

5. Ái biệt ly khổ: Chúng ta thử tưởng tượng một gia đình sum họp nhưng do một nguyên nhân nào đó làm mỗi người mỗi ngã thì quả thật đau khổ.

6. Cầu bất đắc khổ: Cầu không được cũng khổ, hy vọng càng nhiều thì thất vọng càng lắm. Người đời thường mong cầu có bạn tốt, có vợ đẹp con ngoan, có nhà cao cửa rộng, có quyền cao chức trọng... Mong ước những điều mà không thành tựu được nên sanh ra đau khổ, thất vọng.

7. Oán tắng hội khổ: Đây là khổ đau do oán thù gặp gỡ. Người đời thường nói: thấy mặt kẻ thù như kim đâm vào mắt, sống với người thù nghịch như nếm mật, nằm gai.

8. Ngũ ấm xí thạnh khổ: Ngũ uẩn là duyên sanh, nên vô thường, biến hoại, đi ngược với tham ái, chấp thủ của chúng sanh nên thường làm chúng sanh đau khổ. Vì vô minh nên con người chấp thủ ngũ uẩn là mình, là của mình, là tự ngã của mình nên khi chúng thay đổi thì cảm thấy đau khổ.

Cảnh giới Ta bà là cảnh giới đau khổ, đức Phật cũng vì sự đau khổ chung của chúng sanh mà xuất thế. Ngài đã dạy rõ ba khổ và tám khổ để chúng sanh tìm hiểu và tu tập. Vì thế, chúng ta cần phải nhận chân thân này là giả hợp, vô thường, vô ngã để tu tập với mong cầu quả vị giải thoát.

Sau thời pháp, đại chúng bước vào thời khóa niệm Phật như thường lệ.

Vào buổi chiều, sau khi thời khóa niệm Phật kết thúc, quý Phật tử đã được nghe lại giới pháp của người Phật tử tại gia và thực tập tịnh tọa.

Người ta ở đời, hễ hy vọng càng nhiều thì thất vọng càng lắm. Bất luận trong một vấn đề gì, số người được toại nguyện thì quá hiếm hoi, mà kẻ thất bại bất như ý, thì không sao kể xiết.

Muốn được kết quả tốt đẹp, người ta phải vận dụng không biết bao nhiêu năng lực, lao tâm, tổn trí, mất ăn, bỏ ngủ, chỉ mong sao cho chóng đến ngày thành công. Thế rồi, chẳng may những điều mong ước ấy không thành, sự đau khổ không biết đâu là bờ bến. Dưới đây, xin nêu lên vài thí dụ về những thất vọng mà người đời thường gặp nhiều nhất:

- Thất vọng về công danh.

Trong đời, danh vọng thường là một miếng mồi ngon mà phần đông người đời ưa thích. Nhưng miếng mồi ấy, phải đâu dễ giành giật được? Không nói gì đến những kẻ nhảy dù, muốn làm quan tắt, nên phần nhiều hay thất bại; Chỉ nói đến trường hợp những kẻ mong cầu danh vọng một cách chánh đáng bằng năng lực, tài trí, học hỏi của mình. Đối với những hạnh người này, cũng phải nếm bao mùi thất bại, cuối cùng may ra mới được thành công.

Thật đúng như lời Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều đã nói :

Gót danh lợi, bùn pha sắc xám,

Mặt phong trần nắng nám mùi dâu!

- Thất vọng về phú quý.

Số người thất vọng về công danh đã nhiều. Nhưng số người thất vọng về phú quý cũng không phải ít. Muốn cho mau giàu, nhiều người tìm mưu này chước nọ để lừa phỉnh người ta; nhưng rồi mưu gian chước lận đổ bể ra, tài sản bị tịch thu, bản thân bị tù tội, gia quyến bị nhục nhã theo, thực là khổ!

- Thất vọng về tình duyên.

Tình duyên cũng là một điều làm cho bao người phải điêu đứng, khổ sở. Trong trường tình ái, thử hỏi đã mấy ai được toại nguyện? Trên báo chí hằng ngày, có những câu chuyện tình duyên trắc trở đưa đến sự quyên sinh, thật không sao kể xiết. Đấy là "Cầu bất đắc khổ".

g.- Oán tắng hội khổ:

Con người ở trong cảnh thương yêu, chẳng ai muốn chia ly; cũng như ở trong cảnh hờn ghét, chẳng ai mong gặp gỡ. Nhưng oái oăm thay! Ở đời khi mong muốn được hội ngộ, lại phải chia ly; cũng như khi mong ước được xa lìa, lại phải sống chung đụng nhau hằng ngày! Cái khổ phải biệt ly đối với hai người thương yêu nhau như thế nào, thì cái khổ phải hội ngộ đối với hai người ghét nhau cũng như thế ấy.

Người ta thường nói: "Thấy mặt kẻ thù, như kim đâm vào mắt; ở chung với người nghịch, như nếm mật, nằm gai".

Chưa nói đến trường hợp những người xa lạ, ngay trong gia đình bà con quyến thuộc, giữa vợ chồng, anh em, khi vì một ly do gì đó, sanh ra bất hòa với nhau, cũng đủ khó chịu rồi. Muốn lánh mặt nhau, mà mỗi khi đi ra đi vào lại phải gặp nhau mãi ! Quyết không nói chuyện với nhau, mà nhiều khi bắt buộc nín không được, phải nói ra với sự ngượng ngùng.

Định tuyệt giao hẳn, ngặt vì còn phải ăn chung ở lộn một nhà, dầu cố sức trốn tránh, song lắm lúc cũng phải giao thiệp lấy lệ. Thật là khổ. Đấy là bà con cật ruột, có tình cốt nhục, có nghĩa đồng bào, mà sự hờn ghét còn thúc đẩy con người hết muốn thân mến, không mong gặp gỡ nhau thay !

Huống chi đối với người dưng, nước lã, khác giống, khác nòi, một khi đã thù ghét nhau rồi mà phải sống bên cạnh nhau thì thế nào cũng có một ngày xảy ra đại họa. Đó là nghĩa của "Oán tắng hội khổ".

h.- Ngũ ấm xí thạnh khổ:

Cái thân tứ đại của con người cũng gọi là thân ngũ ấm (năm món che đậy): sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm.

Với cái thân ngũ ấm ấy, con người phải chịu không biết bao nhiêu là điều khổ.

Giữa ngũ ấm ấy luôn luôn có sự xung đột, mâu thuẫn, chi phối lẫn nhau.

Vì sự xung đột mâu thuẫn ấy, nên cái thân con người mới chịu những cái khổ sau đây :

- Bị luật vô thường chi phối không ngừng, từ trẻ đến già, từ mạnh đến ốm, từ đau đến chết, luôn luôn làm cho con người phải lo sợ, buồn phiền.

- Bị thất tình, lục dục lôi cuốn, làm cho con người phải đắm nhiễm sáu trần, phải khổ lụy thân tâm.

- Bị vọng thức điên đảo chấp trước, nên con người nhận thấy một cách sai lầm: có ta, có người, còn mất, khôn dại, có không, và sanh ra rầu lo, khổ não. Ấy là "Ngũ ấm xí thạnh khổ."

f.- Le Désespoir de ne pas Obtenir ce que l’on Désire :

Dans la vie courante, plus on a d’attente, plus on est déçu. Dans n’importe quel domaine, le nombre de personnes satisfaites est très restreint alors que les perdants sont innombrables.

Pour obtenir de bons résultats, on doit utiliser énormément d’énergie, de capacités et de réflexions ainsi que travailller durement physiquement et mentalement, ce qui entraîne perte d’appétit et manque de sommeil et tout ça dans le seul but d’atteindre son objectif. Et puis, malheureusement toutes ces attentes ne se réalisent pas, entraînant une immense déception. Ci-dessous sont énumérés quelques exemples de déception que les gens ont l’habitude de rencontrer :

- Déception sur la Renommée. Dans la vie courante, la renommée est souvent une proie à laquelle la majorité des gens aspire. Pourtant il faut travailler durement pour pouvoir l’obtenir. Sans mentionner le cas des gens qui adorent se hâter, préférant choisir un raccourci, ce qui entraîne souvent l’échec. Et on ne parle pas seulement du cas des personnes qui atteignent la renommée en utilisant toute leur énergie et leur propre capacité intellectuelle. Ces personnes ont dû essuyer maints échecs avant d’aboutir à la réussite.

C’est exactement comme les paroles de Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều :

A la recherche d’honneurs et de richesses, les pieds sont souillés de boue grisâtre,

Le visage exposé au vent de poussières et hâlé à l’ocre !

- Déception sur la Richesse et les Honneurs. Le nombre de personnes qui sont déçues de la renommée est élevé, et le nombre de gens déçus de leur richesse n’est pas moindre. Pour pouvoir s’enrichir rapidement, beaucoup trouvent tous les moyens pour tromper les gens, mais une fois que leurs ruses sont découvertes, leurs biens sont confisqués, ils sont emprisonnés et leurs proches sont humiliés. C’est vraiment malheureux !

- Déception sur l’Amour. L’amour est quelque chose qui rend nombre de gens misérables et malheureux. Dans la vie amoureuse, essayons de dénombrer ceux qui ont été vraiment comblés ? Abondent tous les jours dans les journaux des histoires d’amour qui tournent mal, conduisant au suicide. C’est indescriptible. C’est vraiment « la Déception de Ne pas Obtenir ce qu’on Désire ».

g.- Le Ressentiment d’être Uni à ceux que l’on Déteste :

Les gens qui vivent dans l’amour ne souhaitent jamais la séparation, et ceux qui vivent dans la haine, personne ne souhaite pas la retrouvaille. Mais, hélas, dans la vie, quand on souhaite l’union, c’est la séparation qui arrive et quand on veut se séparer, on se retrouve contraint à vivre ensemble quotidiennement ! La souffrance de la séparation pour deux personnes qui s’aiment est semblable à la souffrance de l’union de deux personnes qui se haissent.

Les gens disent souvent : "regarder la face de son ennemi est semblable à une aiguille qui s’enfonce dans l’œil ; vivre en commun avec son adversaire est semblable à avaler l’amertume et à dormir sur un lit d’orties".

Hormis le cas des personnes étrangères, dans la famille, le malaise arrive vite lorsque pour une raison quelconque nait un désaccord avec les proches que sont l’époux ou l’épouse, les frères et les sœurs. On essaie de s’éviter, mais au quotidien, on est toujours obligé de se rencontrer. On décide de ne pas se parler, mais parfois on n’arrive pas à se taire, et c’est vraiment embarrassant.

Même si l’on décide de rompre complètement, comme l’on est souvent obligé de vivre et de manger ensemble, l’on essaie de s’éviter, et l’on doit dans bien des situations entretenir des relations par simple habitude. C’est vraiment malheureux que les membres d’une même famille, qui ont entre eux des liens parentaux ou viennent du même village, soient poussés par la haine à ne plus s’approcher, à ne plus se rencontrer !

A fortiori, avec des gens qu’on ne connait pas, issus d’un autre pays ou d’une autre race, une fois leur haine installée, la vie de promiscuité pourra produire un jour de grande catastrophe ! Voilà la vérité "du Ressentiment d’être Uni à ceux que l’on Déteste".

h.- La Souffrance des Êtres ayant pour Constitution les cinq Agrégats (Skandas).

Les quatre éléments du corps humain sont également connus comme les cinq agrégats : la forme, les sensations, les perceptions, les formations mentales et la conscience.

Du fait que ce corps soit composé de cinq agrégats, l’homme devrait subir toutes sortes de souffrances.

Entre les cinq agrégats, il y a toujours des collisions et des contradictions. En raison de ces conflits et de ces contradictions, les êtres humains devraient subir les conséquences suivantes :

-Constamment Influencé par la loi de l’Impermanence, de l’enfance à la vieillesse, de la santé à la maladie, de la maladie à la mort, l’homme est toujours pris par la peur et la tristesse.

-Attiré par les sept Sentiments* et les six Désirs*, l’homme aveuglé par l’emprise des six objets des sens, engendre des afflictions de son corps et de son esprit.

-Avec les Pensées illusoires, l’Attachement aux Préjugés, l’homme perçoit les choses de façon duelle et erronée : Moi /Autrui, Avantage /Perte, Intelligent /Stupide, Existence /Non- existence, engendrant ainsi l’inquiétude et la souffrance. Telle est la Souffrance liée à l’Existence des cinq Agrégats.

Notes : Sept Sentiments* [f ; v/Thất tình] : joie, colère, plainte, peur, passion, aversion et désir ; v/Hỷ, Nộ, Ai, Cụ, Ái, Ố, Dục.

Six désirs ou attraits* [f ; v/Lục dục] : Attirances à la beauté des formes, aux sons mélodieux, au parfum suave, aux bons plats savoureux, aux sensations plaisantes du corps et attachement à nos idées.

La traduction de ce passage a été assurée par Mr Tuệ Nhật. Le texte a été relu par Mr Jérôme Libon et ratifié par le Groupe de traduction Saddharma – Section belge TLGT.