Mục tiêu môn học hành vi tổ chức

Môn Hành vi tổ chức là một môn học dành cho tất cả mọi người đang và sẽ làm việc trong các tổ chức. Môn học không chỉ thú vị và hữu ích đối với những người làm công tác quản lý mà một nhân viên bình thường cũng cần tìm hiểu, nghiên cứu để giải thích cho các hành vi của mình trong tổ chức. Bài viết này Isinhvien sẽ tổng hợp những giáo trình bài giảng môn Hành vi tổ chức và các bài tập, mời mọi người tham khảo!

Hành vi tổ chức [tiếng Anh: Organizational Behavior] là môn khoa học quản lí nghiên cứu một cách có hệ thống về các hành vi và thái độ của con người trong một tổ chức và sự tương tác giữa hành vi của con người với tổ chức.

Để các bạn hiểu rõ hơn về môn học này, Isinhvien giới thiệu đến các bạn những giáo trình bài giảng môn Hành vi tổ chức, các bạn tải về để tham khảo thêm.

Giáo trình Hành vi tổ chức - NXB ĐH Kinh tế quốc dân
Type: pdf; Size: 10.17 MB; Lượt tải: 512

Biên soạn: PGS.TS Bùi Anh Tuấn, TS Phạm Thúy Hương Số trang: 281 Nội dung: Tổng quan về hành vi tổ chức, cơ sở của hành vi cá nhân, ra quyết định cá nhân, tạo động lực cho người lao động, cơ sở của hành vi nhóm, lãnh đạo và quyền lực, giao tiếp trong tổ chức, cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức, thay đổi và phát triển tổ chức.

TẢI VỀ


Bài giảng về hành vi tổ chức - Nguyễn Hữu Nam
Type: pdf; Size: 4.39 MB; Lượt tải: 171

Giảng viên: Nguyễn Hữu Nam Số trang: 1 Nội dung: Tổ chức là những nhóm người làm việc và phụ thuộc lẫn nhau trong việc đạt mục đích chung: quan niệm tương tác được cấu trúc sẵn, các nhiệm vụ được điều phối hướng tới mục đích nào đó

TẢI VỀ

Giáo trình Hành vi tổ chức - Nguyễn Văn Thụy
Type: pdf; Size: 3.73 MB; Lượt tải: 218

Biên soạn: Nguyễn Văn Thụy Số trang: 211

Nội dung: Giới thiệu hành vi tổ chức, Những cơ sở của hành vi cá nhân...


TẢI VỀ

Bài giảng hành vi tổ chức
Type: ppt; Size: 0.42 MB; Lượt tải: 108

Số trang: 30
Nội dung: Mục tiêu Định nghĩa hành vi tổ chức Mô tả những công việc của nhà quản lý. Trình bày những thách thức mà hành vi tổ chức đối mặt. Xác định những đóng góp của các lĩnh vực khoa học khác đến hành vi tổ chức...
TẢI VỀ

Bài giảng Hành vi tổ chức: Phần 1 - TS. Hồ Thiện Thông Minh
Type: pdf; Size: 0.35 MB; Lượt tải: 92

Giảng viên: TS Hồ Thiện Thông Minh Số trang: 32 Nội dung: Định nghĩa hành vi tổ chức, nêu những công việc của nhà quản trị, giải thích ý nghĩa của việc nghiên cứu mang tính hệ thống của môn hành vi tổ chức, liệt kê những thách thức và cơ hội chủ yếu đối với các nhà quản trị sử dụng các khái niệm của hành vi tổ chức, nhận biết các đóng góp của nhiều môn khoa học nghiên cứu hành vi xây dựng môn hành vi tổ chức.

TẢI VỀ

Những tài liệu môn Hành vi tổ chức sau sẽ bổ sung thêm kiến thức cho các bạn, các bạn tham khảo thêm để nắm vững kiến thức.

Tài liệu hướng dẫn học tập Hành vi tổ chức - ThS. Tạ Thị Hồng Hạnh
Type: pdf; Size: 0.87 MB; Lượt tải: 111

Số trang: 20 Nội dung: Bài giảng Hành vi tổ chức do ThS. Tạ Thị Hồng Hạnh biên soạn giúp các bạn hiểu được những yếu tố ảnh hưởng tới hành vi như năng suất, tỷ lệ vắng mặt, mức thuyên chuyển và sự hài lòng trong công việc. Tài liệu này phù hợp với những người làm trong những tổ chức.

TẢI VỀ

Tiểu luận: Hành vi tổ chức
Type: doc; Size: 0.28 MB; Lượt tải: 90

Số trang: 31
Nội dung: Trong cuộc sống ,con người là những cá thể độc lập nhưng lại có mỗi liên hệ mật thiết với các tổ chức xã hội như gia đình, bạn bè, công việc, Trong bất kì mỗi quan hệ nào, con người luôn có những mục tiêu muốn đạt được vào từng thời điểm cụ thể ...
TẢI VỀ

Các bạn nhớ like và share để ủng hộ website Isinhvien nhé, còn nhiều tài liệu hay và chất lượng hơn nữa đang chờ các bạn tải về. Chúc các bạn thành công!

Hành vi tổ chức [tiếng Anh: Organizational Behavior] là môn khoa học quản lí nghiên cứu một cách có hệ thống về các hành vi và thái độ của con người trong một tổ chức và sự tương tác giữa hành vi của con người với tổ chức.

Định nghĩa

Hành vi tổ chức trong tiếng Anh là Organizational Behavior. Hành vi tổ chức [HVTC] là môn khoa học quản lí nghiên cứu một cách có hệ thống về các hành vi và thái độ của con người trong một tổ chức và sự tương tác giữa hành vi của con người với tổ chức.

Sự cần thiết nghiên cứu hành vi tổ chức

Mỗi cá nhân mang đến tổ chức những đặc điểm riêng về tính cách, ngành nghề chuyên môn và kinh nghiệm của riêng mình. Tuy nhiên, các cá nhân không làm việc đơn lẻ trong tổ chức. Họ còn có mối liên hệ với những đồng nghiệp, người quản lí, với tổ chức thông qua các chính sách, luật lệ, qui định và sự thay đổi diễn ra trong tổ chức.

Khi cá nhân thay đổi qua quá trình làm việc lâu dài trong tổ chức, thì đến lượt tổ chức sẽ chịu ảnh hưởng của sự thay đổi đó. Vì vậy, nghiên cứu sự tương tác giữa cá nhân và tổ chức là rất cần thiết.

Tổ chức tồn tại trước khi cá nhân vào làm việc và tiếp tục tồn tại sau khi cá nhân rời bỏ tổ chức. Do vậy, bản thân tổ chức là một khía cạnh thứ ba để nhìn nhận về hành vi tổ chức.

Chúng ta luôn có thói quen giải thích hiện tượng theo cảm tính của mình. Chẳng hạn một người vắng mặt tại cơ quan, chúng ta cho ngay rằng anh ta bỏ việc đi chơi mà chưa cần biết thực sự nguyên nhân là gì.

Hành vi tổ chức đi vào giải thích các hiện tượng như vậy một cách khoa học. Để làm được điều đó các kết luận của HVTC phải dựa trên các nghiên cứu được tiến hành có hệ thống.

Vai trò của hành vi tổ chức

Hành vi tổ chức hướng tới việc xem xét mối quan hệ giữa người lao động với tổ chức trong những vai trò khác nhau của người lao động trong tổ chức đó.

Do đó, HVTC có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo duy trì và phát triển quan hệ này một cách hiệu quả, giúp người lao động gắn bó hơn với tổ chức của mình, và có thể điều chỉnh thái độ và hành vi của mình cho phù hợp với mục tiêu và các giá trị mà tổ chức theo đuổi. Ngược lại tổ chức cũng phải điều chỉnh để tạo sự gắn bó hơn giữa người lao động với tổ chức và để khuyến khích tính sáng tạo và tạo động lực cho người lao động. Vai trò của hành vi tổ chức được thể hiện cụ thể như sau:

  1. HVTC có vai trò quan trọng trong việc tạo sự gắn kết giữa người lao động và tổ chức trên cơ sở đảm bảo mục tiêu và các giá trị theo đuổi của tổ chức, sự tôn trọng, đảm bảo các giá trị và lợi ích cá nhân của người lao động.
  2. HVTC giúp cho các nhà quản lí có được cách nhìn đầy đủ và toàn diện về người lao động để đưa ra được các chính sách, biện pháp phù hợp nhằm khuyến khích đổi mới, sáng tạo và tạo động lực cho người lao động.

Đây là cơ sở quan trọng để tăng năng suất lao động và hiệu quả công việc của người lao động.

  1. HVTC giúp các nhà quản lí tạo lập môi trường làm việc hiệu quả trong tổ chức, trên cơ sở sự chia sẻ trách nhiệm và hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên trong tổ chức.
  2. HVTC có vai trò quan trọng trong đảm bảo sự cân bằng, tin tưởng và gắn kết người lao động với tổ chức nói chung và lãnh đạo tổ chức nói riêng.

Kết luận

Hành vi tổ chức giúp cho người lao động thay đổi được nhận thức, thái độ và do đó có hành vi ứng xử phù hợp với mục tiêu và giá trị của tổ chức. Kiến thức về HVTC rất cần thiết đối với các nhà quản lí nói chung và quản lí nhân sự nói riêng. HVTC giúp nâng cao hiệu quả của công tác quản lí, phát huy vai trò con người trong tổ chức, khai thác một cách tối ưu nguồn nhân lực, phát huy tính sáng tạo của con người và tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa con người với tổ chức.

Nguồn: vietnambiz.vn

THÔNG TIN KHAI GIẢNG THÁNG 06/2020

THẠC SĨ ĐIỀU HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ [IEMBA] – ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ PARIS [PGSM]

TẠI HỒ CHÍ MINH – KHAI GIẢNG KHÓA 16 – LIÊN KẾT CÙNG ĐH QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Hotline: 0909.634.929

Email:

TẠI HÀ NỘI – KHAI GIẢNG KHÓA 06 – LIÊN KẾT CÙNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Hotline: 0904.501.369

Email: 

//www.facebook.com/EMBA.PGSM

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Ngày 24/08/2017     15,217 lượt xem

Hành vi tổ chức là môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu cơ sở của hành vi của người lao động trong tổ chức ở ba cấp độ: cá nhân, nhóm và tổ chức

  1. Tên học phần: Hành vi Tổ chức
  2. Mã học phần: MGT12A
  3. Trình độ/ hình thức đào tạo [hệ đào tạo]: Chính quy
  4. Điều kiện tiên quyết của học phần:
    • Các học phần đã học: Quản trị học, Quản trị doanh nghiệp, Tâm lý học kinh doanh
    • Các học phần song hành: Nghệ thuật lãnh đạo, Văn hoá doanh nghiệp
  5. Số tín chỉ của học phần: 03 tín chỉ
  6. Mô tả ngắn về học phần:

Mục tiêu của học phần là phát triển khả năng của người học trong việc sử dụng kiến thức của hành vi tổ chức để giải thích, dự đoán và kiểm soát các hành vi của người lao động trong tổ chức nhằm mục đích tối đa hóa sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức.

Hành vi tổ chức là môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu cơ sở của hành vi của người lao động trong tổ chức ở ba cấp độ: cá nhân, nhóm và tổ chức

  1. Mục tiêu/ chuẩn đầu ra của học phần:

Sau khi hoàn thành học phần, người học có thể:

1. Hiểu được các vấn đề cơ bản về Hành vi tổ chức và các yếu tố cơ bản trong mô hình Hành vi tổ chức;

2. Hiểu và phân tích được các cơ sở của hành vi người lao động ở cấp độ cá nhân, nhóm và tổ chức;

3. Ứng dụng kiến thức Hành vi tổ chức để giải thích, dự đoán và kiểm soát các mô hình hành vi cụ thể của người lao động trong tổ chức.

  1. Các yêu cầu đánh giá người học:

Chuẩn đầu ra học phần

Yêu cầu đánh giá chi tiết

Chương tham khảo của giáo trình/ tài liệu chính

1. Hiểu được các vấn đề cơ bản về Hành vi tổ chức và các yếu tố cơ bản trong mô hình Hành vi tổ chức.

  • Hiểu chức năng và vai trò của Hành vi tổ chức, và lý do phải nghiên cứu Hành vi tổ chức.
  • Hiểu lý do phải nghiên cứu Hành vi tổ chức ở cả ba cấp độ: cá nhân, nhóm và tổ chức.

- Xây dựng và nắm rõ các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình Hành vi tổ chức.

- Tài liệu tham khảo bắt buộc: Chương 1

- Tài liệu tham khảo bổ sung 1: Chương 1.

2. Hiểu và phân tích được các cơ sở của hành vi người lao động ở cấp độ cá nhân, nhóm và tổ chức.

- Giải thích hành vi người lao động ở cấp độ cá nhân dựa vào các yếu tố: tính cách, giá trị, thái độ, sự hài lòng trong công việc, nhận thức, quá trình ra quyết định cá nhân và động lực. Từ đó, hiểu được cơ sở hành vi của người lao động, nhận diện và phân tích những cơ sở của người lao động có năng suất cao và trung thành với tổ chức.

- Hiểu được sự tác động của các yếu tố về: giai đoạn hình thành và phát triển của nhóm, quy mô và cơ cấu nhóm, lãnh đạo, truyền thông và quản lý xung đột trong nhóm đối với hành vi của cá nhân và nhóm trong tổ chức. Nhận diện được biểu hiện và cơ sở của nhóm làm việc hiệu quả.

- Hiểu được tầm quan trọng của cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức và những quyết định về thay đổi và phát triển tổ chức đối với hành vi của người lao động trong tổ chức. Từ đó nhận thức được yêu cầu đối với bản thân tổ chức trong việc hướng tới sự phù hợp với người lao động.

- Kết hợp phân tích các cơ sở của hành vi người lao động ở cả ba cấp độ: cá nhân, nhóm và tổ chức, từ đó giúp nhà lãnh đạo dự đoán được những tác động khi thay đổi bất kỳ yếu tố nào trong biến độc lập của mô hình hành vi tổ chức tới giá trị cuối cùng của biến phụ thuộc trong mô hình.

- Tài liệu tham khảo bắt buộc: Chương 2, 3, 4, 5, 6, 9.

- Tài liệu tham khảo bổ sung 1: Chương 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10.

3. Ứng dụng kiến thức Hành vi tổ chức để giải thích, dự đoán và kiểm soát các mô hình hành vi cụ thể của người lao động trong tổ chức.

- Áp dụng kiến thức Hành vi tổ chức trong việc giải thích, dự đoán và kiểm soát hành vi của người động trong tổ chức một cách toàn diện dựa trên cơ sở cụ thể ở các cấp độ: cá nhân, nhóm và tổ chức.

Tài liệu tham khảo bổ sung 2: Bài tập tình huống 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.

Để hoàn thành học phần, người học phải đạt được các chuẩn đầu ra của học phần thông qua hoạt động đánh giá của giảng viên. Theo quy định hiện hành của HVNH, sinh viên sẽ tham gia 2 lần kiểm tra tích luỹ giữa kỳ và phải tham gia thi kết thúc học phần.

Tỷ trọng các lần đánh giá cần được quy định và công bố rõ, cụ thể như sau:

  • Kiểm tra giữa kỳ: 02 lần, tỷ trọng điểm là 30% trong tổng điểm học phần [mỗi lần chiếm trọng điểm là 15%].
  • Thi cuối kỳ: tỷ trọng điểm là 60% trong tổng điểm học phần.
  • Điểm chuyên cần: tỷ trọng điểm là 10% trong tổng điểm học phần

- Kế hoạch đánh giá học phần được thể hiện qua bảng như sau:

Chuẩn đầu ra

Hình thức kiểm tra, thi

Thời điểm

1. Hiểu được các vấn đề cơ bản về Hành vi tổ chức và các yếu tố cơ bản trong mô hình Hành vi tổ chức.

Lần 1

Kiểm tra viết trên lớp

Sau 20 tiết giảng

2. Hiểu và phân tích được các cơ sở của hành vi người lao động ở cấp độ cá nhân, nhóm và tổ chức.

3. Ứng dụng kiến thức Hành vi tổ chức để giải thích, dự đoán và kiểm soát các mô hình hành vi cụ thể của người lao động trong tổ chức.

Lần 2:

Bài tập lớn theo nhóm 8-9 sinh viên theo tình huống ứng dụng

Trong quá trình học

Tổng hợp các chuẩn đầu ra 1,2 và  3.

Thi cuối kỳ:

Theo lịch thi của học viện

- Ngưỡng đánh giá học phần [áp dụng cho mỗi lần thi và kiểm tra]:

  • + Điểm D [điểm số 4,0-5,4]: Người học đáp ứng các yêu cầu đánh giá của học phần ở mức độ nhớ được các nội dung lý thuyết cơ bản về nguyên lý của marketing.

+ Điểm C [điểm số 5,5-6,9]: Người học thể hiện được khả năng sử dụng các nội dung lý thuyết của hoạt động marketing khi đưa ra các kết luận [giải pháp, đề xuất…] trong bài kiểm tra, bài thi.

+ Điểm B [điểm số 7,0-8,4]: Người học thể hiện được khả năng lập luận logic, mạch lạc, kết cấu hợp lý khi đưa ra các ý kiến kết luận [giải pháp, đề xuất…] để phân tích lý thuyết và tình huống trong bài kiểm tra, bài thi.

+ Điểm A [điểm số 8,5-10]: Người học thể hiện được tuy duy sáng tạo, tư duy tổng hợp cao trong bài thi, kiểm tra; vận dụng các thông tin, minh chứng và lập luận xác đáng/ thuyết phục cao khi đưa ra các kết luận [giải pháp, đề xuất…].

  1. Phân bổ thời gian các hoạt động dạy và học: 
    • Giảng lý thuyết trên lớp: 27 tiết.
    • Thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận: 9 tiết.
    • Tự học của sinh viên: 90 tiết tự học.
    • Thảo luận, báo cáo bài tập lớn trên lớp: 9 tiết.
  2.  Phương pháp dạy và học
    • Giảng viên sẽ tập trung hướng dẫn học, tư vấn học, phản hồi kết quả thảo luận, bài tập lớn, kết quả kiểm tra và các nội dung lý thuyết chính mỗi chương phù hợp với yêu cầu về khả năng ứng dụng cao của học phần. Giảng viên sẽ giới thiệu các cách thức ứng dụng lý thuyết vào thực tế một doanh nghiệp trong các công việc liên quan đến nội dung hành vi tổ chức.
    • Sinh viên tập trung nghiên cứu lý thuyết, thực hiện áp dụng các nội dung lý thuyết vào doanh nghiệp thực tế [do sinh viên hoặc nhóm chủ động lựa chọn]. Sinh viên cần hoàn thành [có sáng tạo] các yêu cầu/ nhiệm vụ của giảng viên giao.
    • Trong quá trình học tập, sinh viên được khuyến khích trình bày quan điểm, các ý tưởng, mô hình- công cụ một cách đa dạng.
  3. Giáo trình và tài liệu tham khảo [trong và ngoài nước]:

*Tài liệu tham khảo bắt buộc:

  • Giáo trình “Hành vi tổ chức” – PGS.TS Bùi Anh Tuấn, PGS.TS Phạm Thuý Hương, Đại học Kinh tế Quốc dân [2013]

*Tài liệu tham khảo bổ sung

  • “Hành vi Tổ chức”- Stephen P.Robbins, Timothy A.Judge, 14th Edition, Người dịch: FPT Polytechnic, Nhà xuất bản Lao động Xã hội [2013].
  • Bộ Bài tập tình huống Hành vi tổ chức do giảng viên cung cấp.

*Bài đọc: Theo yêu cầu và quá trình cung cấp của giảng viên.

*Các tài liệu điện tử/ website: //college.cengage.com/business/moorhead/organizational/6e/students/chapter.html

Nội dung học phần:

Tên chương

Mục tiêu/ Chuẩn đầu ra của chương

Nội dung chính

Thời lượng [tiết quy chuẩn]

Chương 1:   

Tổng quan về Hành vi Tổ chức

Sau khi hoàn thành chương học, nguời học có thể hiểu:

- Vì sao phải nghiên cứu Hành vi tổ chức. Chức năng của Hành vi tổ chức đối với doanh nghiệp.

- Ý nghĩa của việc nghiên cứu Hành vi tổ chức đối với doanh nghiệp .

- Cơ hội và thách thức của Hành vi tổ chức trong thời kỳ hội nhập toàn cầu.

1.1. Hành vi tổ chức và vai trò của Hành vi tổ chức

1.2. Chức năng của Hành vi tổ chức

1.3. Hành vi tổ chức với những thách thức và cơ hội của tổ chức

6 tiết

Chương 2: Cơ sở hành vi tổ chức ở cấp độ cá nhân

Sau khi hoàn thành chương học, nguời học có thể hiểu:

- Yếu tố thuộc về cá nhân ảnh hưởng tới hành vi của người lao động trong tổ chức.

- Căn cứ để thay đổi hành vi của người lao động trong tổ chức.

2.1. Tính cách và giá trị

2.2. Thái độ và sự hài lòng trong công việc

2.3. Nhận thức và quá trình ra quyết định cá nhân

2.4. Động lực – Từ khái niệm đến ứng dụng

21 tiết

Chương 3: Cơ sở hành vi tổ chức ở cấp độ nhóm

Sau khi hoàn thành chương học, nguời học có thể hiểu:

- Yếu tố thuộc về nhóm làm việc ảnh hưởng tới hành vi của người lao động trong tổ chức.

- Cách thức giải quyết xung đột, duy trì bầu không khí tập thể tích cực trong nhóm làm việc.

3.1. Nhóm và hành vi nhóm

3.2. Lãnh đạo và quyền lực

3.3. Truyền thông trong nhóm

3.4. Xung đột trong nhóm

9 tiết

Chương 4: Cơ sở hành vi tổ chức ở cấp độ tổ chức

Sau khi hoàn thành chương học, nguời học có thể hiểu:

 - Phương pháp tổ chức một cơ cấu lao động hiệu quả trong tổ chức.

- Đặc điểm của một tổ chức có xây dựng văn hoá doanh nghiệp

- Quản lý áp lực của thay đổi và phát triển tổ chức

4.1. Cơ cấu tổ chức

4.2. Văn hóa tổ chức

4.3. Thay đổi và phát triển tổ chức

12 tiết

  1. Thông tin về giảng viên:

TT

Họ tên giảng viên

Điện thoại

Email

Phòng làm việc

1

Ths. Nguyễn Thị Thuý Hà    

0906250782

P401, khoa QTKD, tòa nhà 7 tầng, Học viện ngân hàng.

2

Ths. Lê Thu Hạnh        

0914633233

P401, khoa QTKD, tòa nhà 7 tầng, Học viện ngân hàng.

Tiết/ Buổi

Hoạt động học tập

Buổi 1,2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNH VI TỔ CHỨC

1.1. Hành vi tổ chức và vai trò của Hành vi tổ chức

1.2. Chức năng của Hàn vi tổ chức

1.3. Hành vi tổ chức với những thách thức và cơ hội của tổ chức

* Các bài đọc chính: Theo yêu cầu và cung cấp của giảng viên

* Các hoạt động chính:

- Các hoạt động của giảng viên:

+ Giảng viên giới thiệu chuẩn đầu ra, tài liệu môn học, nội dung môn học, hình thức kiểm tra và thi kết thúc học phần;

+ Nêu những quy định và yêu cầu cụ thể về nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên;

+ Cung cấp đề cương chi tiết cho sinh viên;

+ Giới thiệu mục đích yêu cầu của chương;

+ Giảng viên giới thiệu lý thuyết về các vấn đề theo quy định nội dung chính của chương học  trên PowerPoint;

+ Giảng viên làm rõ vấn đề thông qua các câu hỏi và hướng dẫn sinh viên trao đổi, thảo luận.

- Các hoạt động chính của sinh viên: nghe giảng, trả lời các câu hỏi giảng viên đặt  ra.

- Kiểm tra/ đánh giá áp dụng cho chương: điểm chuyên cần.

3,4,5,6,7,8,9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ HÀNH VI TỔ CHỨC Ở CẤP ĐỘ CÁ NHÂN

2.1. Tính cách và giá trị

2.2. Thái độ và sự hài lòng trong công việc

2.3. Nhận thức và quá trình ra quyết định cá nhân

2.4. Tạo động lực

* Các bài đọc chính: Theo yêu cầu và cung cấp của giảng viên

* Các hoạt động chính:

- Các hoạt động của giảng viên:

+ Giới thiệu mục đích yêu cầu của chương 2;

+ Giảng viên giới thiệu lý thuyết về các vấn đề theo quy định nội dung chính của chương học  trên PowerPoint;

+ Giảng viên làm rõ vấn đề thông qua các câu hỏi;

+ Giảng viên hướng dẫn học sinh trình bày, trao đổi, thảo luận các bài tập tình huống.

- Các hoạt động chính của sinh viên:

+ Nghe giảng, trả lời các câu hỏi giảng viên đặt ra.

+ Chuẩn bị nội dung và tham gia thảo luận trên lớp

- Kiểm tra/ đánh giá áp dụng cho chương: điểm chuyên cần, điểm kiểm tra lần 1.

10,11,12,13

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ HÀNH VI TỔ CHỨC Ở CẤP ĐỘ NHÓM

3.1. Nhóm và hành vi nhóm

3.2. Lãnh đạo và quyền lực

3.3. Truyền thông trong nhóm

3.4. Xung đột trong nhóm

* Các bài đọc chính: Theo yêu cầu và cung cấp của giảng viên

* Các hoạt động chính:

- Các hoạt động của giảng viên:

+ Giới thiệu mục đích yêu cầu của chương 3;

+ Giảng viên giới thiệu bài đọc và tình huống thảo luận;

+ Giảng viên làm rõ vấn đề thông qua các câu hỏi;

+ Giảng viên hướng dẫn học sinh trình bày, trao đổi, thảo luận các bài tập tình huống.

- Các hoạt động chính của sinh viên:

+ Nghe giảng, trả lời các câu hỏi giảng viên đặt ra.

+ Chuẩn bị nội dung và tham gia thảo luận trên lớp

- Kiểm tra/ đánh giá áp dụng cho chương: điểm chuyên cần, điểm thảo luận nhóm.

14,15,16

CHƯƠNG 4: CƠ SỞ HÀNH VI TỔ CHỨC Ở CẤP ĐỘ TỔ CHỨC

4.1. Cơ cấu tổ chức

4.2. Văn hóa tổ chức

4.3. Thay đổi và phát triển tổ chức

* Các bài đọc chính: Theo yêu cầu và cung cấp của giảng viên

* Các hoạt động chính:

- Các hoạt động của giảng viên:

+ Giới thiệu mục đích yêu cầu của chương 4;

+ Giảng viên giới thiệu bài đọc và tình huống thảo luận;

+ Giảng viên làm rõ vấn đề thông qua các câu hỏi;

+ Giảng viên hướng dẫn học sinh trình bày, trao đổi, thảo luận các bài tập tình huống.

- Các hoạt động chính của sinh viên:

+ Nghe giảng, trả lời các câu hỏi giảng viên đặt ra.

+ Chuẩn bị nội dung và tham gia thảo luận trên lớp

- Kiểm tra/ đánh giá áp dụng cho chương: điểm chuyên cần, điểm thảo luận nhóm.

- Giảng viên nhận xét, tiến hành đánh giá điểm các nhóm thảo luận. Giải đáp thắc mắc, hệ thống hóa toàn bộ chương trình. Công bố điểm kiểm tra lần 1, lần 2 và chuyên cần.

Video liên quan

Chủ Đề