Mẫu máu xét nghiệm để được bao lâu

Các mẫu máu xét nghiệm cần được lấy, bảo quản và vận chuyển đúng cách để không làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

Máu đóng vai trò trung tâm trong quá trình vận chuyển nước và các chất hoà tan. Máu là môi trường nội môi của cơ thể. Cơ thể luôn đảm bảo sự hằng định nội môi, nghĩa là các thông số hoá sinh của máu luôn ở trạng thái ổn định động [chúng dao động trong giới hạn sinh lý nhất định]. Khi các trị số của một thông số nào đó vượt khỏi giới hạn sinh lý thì chúng phản ánh một bệnh lý nào đó.

Thông thường mẫu máu để phân tích các chỉ số hoá sinh là máu tĩnh mạch , cũng có khi là máu động mạch hoặc mao mạch. Từ máu ta thu được các loại nghiệm phẩm sau:

  • Máu toàn phần: Lấy máu cho vào ống nghiệm có chất chống đông sẽ có máu toàn phần.
  • Huyết tương: Ly tâm máu toàn phần sẽ thu được huyết tương.
  • Huyết thanh: Lấy máu cho vào ống nghiệm không có chất chống đông, đợi 5- 10 phút cục máu đông sẽ hình thành và tiết ra huyết thanh.

Để kết quả xét nghiệm máu chính xác thì nhân viên điều dưỡng, kỹ thuật viên xét nghiệm cần tuân thủ theo quy trình lấy máu, bảo quản và vận chuyển mẫu máu xét nghiệm dưới đây:

Ống nghiệm 5ml, giá đựng ống nghiệm, bút ghi kính Bộ đồ lấy máu tĩnh mạch: bơm kim tiêm [3-5ml], dây garô, bông cồn, panh… Tất cả các dụng cụ phải sạch, khô, vô khuẩn.

  • Nên lấy máu bệnh nhân vào buổi sáng sớm, lúc đói vì lúc đó nồng độ các chất trong máu phản ánh tương đối trung thực thông số thực của bệnh nhân, đồng thời tránh được các yếu tố có thể gây sai số.
  • Nếu bệnh nhân mới vận động mạnh, cần cho bệnh nhân nghỉ 15- 20 phút trước khi lấy máu. Cần giải thích cho bệnh nhân trước khi lấy máu để bệnh nhân không bị bất ngờ và sẽ hợp tác với nhân viên y tế.
  • Trong một số xét nghiệm như như xét nghiệm khí máu [phân tích các rối loạn thăng bằng acid, bazơ] cần giải thích kỹ cho bệnh nhân để bệnh nhân ở trạng thái bình tĩnh, tránh gây tăng thông khí phổi dân đến nhiễm kiềm hô hấp, các thông số cần định lượng sẽ bị sai lệch.

Thường lấy máu tĩnh mạch, trường hợp đặc biệt có thể lấy ở động mạch hoặc mao mạch.

Thưòng lấy ở tĩnh mạch khuỷu tay. Tư thế bệnh nhân nằm hoặc ngồi, tay duỗi thoải mái trên vật cứng. Dùng dây garô thắt ở vị trí trên khuỷu tay 2-3 cm, sát khuẩn, chọc kim vào tĩnh mạch, kéo nhẹ bơm tiêm để kiểm tra xem kim đã chắc chắn vào tĩnh mạch hay chưa. Bỏ dây garô rồi mới lấy máu để tránh hiện tượng ứ máu làm tăng lượng CO2, O2 có trong máu. Khi lấy máu cần chú ý:

  • Lấy đủ số lượng máu để làm, căn cứ vào số lượng test cần làm thường lấy từ 2- 5ml máu.
  • Không làm vỡ hồng cầu.
  • Lựa chọn chất chống đông phù hợp. Chất chống đông là chất loại bỏ đi ion Ca[sup]++[/sup] vì thế làm cho máu không đông. Có rất nhiều loại chất chống đông như: EDTA [ muối ethylen diamin tetraacetic acid], kali oxalat, natri citrat, heparin… Trong đó EDTA thường dùng cho các xét nghiệm huyết học. Heparin thường dùng cho xét nghiệm hoá sinh. Để định lượng fibrinogen dùng chất chống đông là Natri citrat. Định lượng Ca toàn phần không dùng chất chống đông.
  • Lấy máu vào ống nghệm không có chất chống đông.
  • Đợi đông: nếu muốn nhanh để ống nghiệm đựng máu ở tủ ấm cốt giữ cho máu đạt 30 độ C để cục huyết thanh hình thành một cách tự nhiên và tiết ra huyết thanh nhiều nhất. Khi máu đã đông dùng que thuỷ tinh nhẹ nhàng tách phần cục huyết dính vào thành ống. Cục huyết dễ co lại và nhanh tiết ra huyết thanh. Đem ly tâm 2500v/15 phút hoặc 3000v/5 phút, sau đó dùng pipep tự động hút lấy huyết thanh.
  • Huyết tương tách sớm trong vòng 1 giờ sau khi lấy máu, nhất là khi làm xét nghiệm điện giải để tránh sự khuyếch tán K+ từ hồng cầu ra.
  • Huyết thanh phải tách trước 2 giờ kể từ khi lấy máu. Để ở nhiệt độ phòng, đậy nút tránh bay hơi và nhiễm khuẩn.
    Huyết thanh và huyết tương cho phép được bảo quản < 4 giờ ở nhiệt độ phòng và 1- 2 ngày ở 2-8 độ C. Muốn giữ lâu hơn cần phải để ở ngăn đá và đậy nút kín.
  • Các xét nghiệm về enzym cần làm trên huyết tương hoăch huyết thanh tươi. Định lưọng glucose máu cần làm ngay vì sau 1 giờ nồng độ glucóe máu giảm 7%. Trong khi đó có những chất tương đối bền ở 20 độ C trong thời gian dài như acid uric, cholesterol, triglycerid.
  • Bệnh phẩm để làm bilirubin máu phải bọc giấy đen để tránh chuyển thành biliverdin dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.

Khi vận chuyển mẫu cần tuân thủ quy trình đóng gói mẫu như đóng chặt nắp ống mẫu, xếp ống mẫu theo hướng thẳng đứng trong giá đựng mẫu, đặt túi lạnh vào thùng đựng mẫu nhằm bảo quản mẫu từ 2-8 độ C.

VJcare.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu hay còn gọi là xét nghiệm công thức máu là một xét nghiệm thường quy tại các phòng xét nghiệm. Gần như tất cả các phòng xét nghiệm đều thực hiện được xét nghiệm này. Xét nghiệm có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng máy. Tuy nhiên dù làm bằng tay hay bằng máy thì việc lấy máu đều được thực hiện thủ công. Cách lấy và bảo quản bệnh phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả xét nghiệm. Dù hệ thống máy của bạn có hiện đại đến đâu nhưng lấy bệnh phẩm không tốt thì kết quả cũng sẽ không chính xác. Vậy làm sao để lấy và bảo quản bệnh phẩm cho đúng. Trong bài viết này mình sẽ đi sâu vào 8 điểm cần lưu ý khi lấy máu để xét nghiệm công thức máu. Rất mong bạn đọc quan tâm và lưu ý những chia sẻ của mình để lấy và bảo quản đúng giúp kết quả xét nghiệm được chính xác hơn.

1. Dụng cụ lấy máu phải sạch.
Phải dùng ống xét nghiệm sạch vì nếu có lẫn bẩn trong ống máu sẽ làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Hiện nay gần như hoàn toàn chúng ta dùng bơm kim tiêm 1 lần và ống nghiệm chuyên dụng 1 lần bằng nhựa nên vấn đề này không đáng ngại. Nếu nơi nào đó còn dùng ống nghiệm thủy tinh tái sử dụng thì cần lưu ý chọn các ống nghiệm sạch.

2. Lấy máu từ mao mạch hoặc tĩnh mạch
Đây là nơi máu ngoại vi lưu hành. Có thể dùng máu động mạch nhưng hạn chế vì khó lấy. Máu mao mạch chỉ lấy khi làm ít xét nghiệm hoặc không lấy được máu tĩnh mạch [như trẻ nhỏ chẳng hạn]. Chủ yếu nhất là dùng máu tĩnh mạch. Dễ lấy, dễ cầm máu sau lấy. Không lấy máu chảy ra từ vết thương để làm xét nghiệm.

3. Sử dụng đúng chất chống đông.
Với các xét nghiệm công thức máu chúng ta thường sử dụng chất chống đông là EDTA [Etylen diamin tetra acetic acid]. EDTA ngoài tác dụng chống đông máu bằng việc tạo phức với ion Canxi trong máu còn có tác dụng giữ nguyên được hình dạng tế bào máu. Các ống chống đông EDTA thường có 3 dạng là dạng nước, dạng phun sương, dạng đông khô. Nên sử dụng loại phun sương vì dễ chống đông, gần như không làm thay đổi thể tích. Loại EDTA nước thì dễ chống đông nhưng lại làm thay đổi thể tích dẫn đến máu bị pha loãng. Loại EDTA đông khô thì không làm thay đổi thể tích nhưng khó chống đông [phải lắc kỹ sau khi bơm máu vào]. Mình đã gặp trường hợp là khi đi lấy máu khám sức khỏe, do phải lấy nhiều và nhanh nên không kịp lắc kỹ, sau khi lấy xong về chạy máy thì bị đông rất nhiều mẫu. Do vậy cũng không nên dùng loại này. Không sử dụng chống đông Natri citrat vì loại này lượng dung dịch chống đông rất nhiều nên sẽ làm sai kết quả. Chống đông heparin thì tuyệt đối không dùng vì nó sẽ làm vón tiểu cầu nên khi xét nghiệm tiểu cầu bị giảm rất nhiều.

4. Lấy đủ lượng máu
Như mình đã nói ở trên nếu bạn lấy không đủ máu thì máu sẽ bị pha loãng và kế quả các tế bào máu sẽ bị giảm. Do vậy bạn phải lấy đủ lượng máu. Theo quy định là 2 ml. Nhưng nếu bạn không lấy được đủ thì tối thiểu cũng phải được 1ml. Còn trong trường hợp lấy được quá ít thì hoặc bạn phải dùng chống đông EDTA khô hoặc phải đổ bớt chống đông ướt đi nhưng lượng máu cũng phải được ít nhất 0,5ml. Tuyệt đối không lấy quá lượng máu theo quy định vì như vậy lượng chống đông không đủ nên máu sẽ bị đông dây hoặc đông hoàn toàn. 

5. Máu không bị vỡ hồng cầu.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc vỡ hồng cầu đầu tiên là do áp lực dòng máu lớn có thể do lấy máu quá nhanh bằng kim nhỏ hoặc một số nơi không tháo kim trước khi bơm máu vào ống nghiệm cũng làm vỡ hồng cầu. Nguyên nhân thứ 2 là có thể do chính hồng cầu của bệnh nhân có màng kém bền vững dẫn đến vỡ hồng cầu. Khi vỡ hồng cầu như vậy sẽ làm giảm số lượng hồng cầu và tăng số lượng tiểu cầu [mảnh vỡ hồng cầu máy sẽ đếm nhầm thành tiểu cầu]. Do vậy kinh nghiệm của mình là dùng đầu kim to [23G] và rút máu chậm, tháo đốc kim khi bơm máu vào ống nghiệm và bơm máu nhẹ nhàng vào thành ống nghiệm để giảm tối đa nguy cơ bị vỡ hồng cầu.

6. Máu không bị đông dây.
Đây là lỗi hay gặp nhất. Nguyên nhân làm đông dây có thể do lấy máu quá chậm, chọc ven quá lâu mà không lấy được máu. Ngoài ra nguyên nhân lớn nữa là do không lắc kỹ chống đông, hoặc lượng máu nhiều hơn so với quy định. Khi máu bị đông dây thì các chỉ số tế bào máu đều giảm đặc biệt là tiểu cầu. Vì vậy khi lấy máu cần nhanh và chính xác, lấy đủ và lắc kỹ ống máu.

7. Máu không bị pha loãng. Như đã nói ở phần trên. Nếu bạn lấy lượng máu quá ít trong khi lượng chống đông nhiều sẽ làm pha loãng máu. Kết quả là số lượng cả 3 dòng tế bào máu đều giảm. Mình nhắc lại là với chống đông EDTA tối thiểu tránh sai số bạn phải lấy được 1ml máu, được 2ml là tốt nhất. 

Một lưu ý nữa là không được lấy máu qua kim truyền dịch, máu tự do trong ổ bụng do vỡ tạng. Không bóp nặn để cố lấy máu mao mạch. Không dồn máu từ các ống chống đông lại cho đủ. Tất cả những trường hợp trên đều làm pha loãng máu.

Bài viết được viết bởi ThS.BS Phạm Thị Thùy Nhung - Trưởng khoa Xét nghiệm, Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Xét nghiệm máu tổng quát là một phần quan trọng trong quy trình tầm soát cũng như chẩn đoán nhiều bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn. Tùy thuộc vào mục đích, mức độ hay các phương pháp áp dụng của các cơ sở y tế khác nhau mà ảnh hưởng tới việc xét nghiệm máu tổng quát bao lâu có kết quả.

Xét nghiệm máu là việc lấy mẫu máu từ tĩnh mạch dưới da thông qua kim tiêm hoặc lấy máu từ đầu ngón tay để mang đi phân tích trong phòng thí nghiệm. Các xét nghiệm máu thường sử dụng trong chăm sóc sức khỏe đặc biệt nhằm phát hiện ra các bệnh lý tiềm ẩn.

Xét nghiệm máu tổng quát bao gồm các xét nghiệm sau:

  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, xét nghiệm nhóm máu hệ ABO, Rh[D]
  • Xét nghiệm đường máu, mỡ máu, chức năng gan, thận..
  • Xét nghiệm viêm gan BHIV...

Các loại xét nghiệm máu bao gồm: xét nghiệm máu tổng quát và sinh hóa

Kết quả xét nghiệm sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe của chúng ta, đặc biệt xét nghiệm máu tổng quát giúp phát hiện ra một số bệnh lý đang trong giai đoạn ủ bệnh mà chưa có triệu chứng rõ ràng.

  • Xét nghiệm công thức máu tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: Giúp bác sĩ chẩn đoán về bệnh thiếu máu hoặc một số bệnh về máu thông qua số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu và các tế bào máu khác
  • Xét nghiệm đường máu: Dùng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường bằng cách đo lượng đường glucose trong máu
  • Xét nghiệm mỡ máu: Đây là xét nghiệm kiểm tra nồng độ cholesterol, HDL-C, LDL-C, triglyceride trong máu để đánh giá nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
  • Xét nghiệm viêm gan B: Để phát hiện nguy cơ mắc bệnh viêm gan B
  • Xét nghiệm HIV: Giúp phát hiện sớm bệnh nếu mắc phải.

Ngoài ra xét nghiệm máu tổng quát còn giúp phát hiện ra các bệnh về đường tình dục, chẩn đoán thai sớm, các bệnh về viêm gan virus, giúp phát hiện những tổn thương ban đầu của gan, mật...

Thời gian có kết quả xét nghiệm tùy vào mục đích xét nghiệm, phương thức thực hiện và thiết bị tiến hành

Xét nghiệm máu mất bao lâu là câu hỏi được nhiều người quan tâm trước khi đi xét nghiệm. Việc xét nghiệm máu tổng quát bao lâu có kết quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Mục đích xét nghiệm: Tùy vào việc xét nghiệm máu với mục đích gì thời gian có kết quả xét nghiệm sẽ khác nhau. Các xét nghiệm về bệnh lây qua đường tình dục thông thường thời gian trả kết quả là một tuần, các xét nghiệm đơn giản thì thời gian chờ kết quả là từ 1-2 tiếng, từ 3-4 tiếng đối với các xét nghiệm phức tạp hơn.
  • Phương pháp thực hiện: Cách thực hiện các xét nghiệm máu cũng ảnh hưởng đến thời gian có kết quả xét nghiệm. Đối với các xét nghiệm test nhanh thì thời gian sẽ nhanh hơn các xét nghiệm máu chuyên sâu
  • Thiết bị tiến hành: Trang thiết bị cũng là một yếu tố giảm thời gian trả kết quả, hiện nay các trang thiết bị hiện đại giúp có kết quả nhanh hơn từ 1-2 tiếng so với thiết bị cũ mà vẫn đảm bảo được độ chính xác cao

Việc nắm bắt được thời gian nhận kết quả xét nghiệm giúp người khám bệnh tiết kiệm được thời gian chờ đợi và chủ động sắp xếp kế hoạch cá nhân.

Các xét nghiệm máu tổng quát sẽ cho kết quả chính xác khi người khám không ăn gì trong vòng từ 8-12 tiếng đồng hồ, vì vậy nếu người khám bệnh có nhu cầu xét nghiệm máu thì nên nhịn ăn trong khoảng thời gian như trên trước khi tiến hành xét nghiệm. Tuy nhiên có một số xét nghiệm máu không cần nhịn ăn như xét nghiệm để phân tích chỉ số HIV, xét nghiệm nhóm máu, men gan..

Không sử dụng các chất kích thích trước khi đi xét nghiệm máu tổng quát, vì các chất đó sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán của bác sĩ.

Không nên sử dụng một số loại thuốc nhất định vì sẽ làm thay đổi nồng độ các chất trong máu, nếu có sử dụng thuốc thì nên trao đổi với bác sĩ trước khi làm xét nghiệm.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm và kết quả được trả nhanh nhất có thể.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề