Vì sao lãi suất vay tháng khác lãi suất năm

Trụ sở NHNN Việt Nam.

Chiều muộn ngày 7/7, NHNN phát đi thông báo sẽ điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Quyết định này có hiệu lực từ ngày hôm nay, 10/7/2017.

“Giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp và phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế” - đó là khẳng định của ông Nguyễn Đức Long – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ, NHNN.

Theo ông Long, trên cơ sở đánh giá diễn biến lạm phát có chiều hướng tăng chậm và dự báo năm 2017 có khả năng kiểm soát theo mục tiêu 4% Quốc hội giao; hoạt động ngân hàng, thanh khoản của các tổ chức tín dụng có diễn biến tích cực, để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ cho doanh nghiệp, NHNN quyết định điều chỉnh giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên.

Bên cạnh đó, NHNN điều chỉnh giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành, qua đó hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng giảm chi phí tiếp cận vốn vay từ NHNN khi có nhu cầu.

Tuy nhiên, trần lãi suất huy động được giữ ổn định trên cơ sở đánh giá thận trọng diễn biến và kỳ vọng của lạm phát, việc Fed điều chỉnh tăng lãi suất và khả năng đồng USD tăng giá trên thị trường quốc tế trong thời gian tới.

Thông điệp rõ ràng

“Tôi đánh giá cao động thái giảm lãi suất của NHNN ngày 7/7. Khi mà kiểm soát lạm phát là mục tiêu hàng đầu và diễn biến thị trường tài chính thế giới lãi suất đang chịu nhiều sức ép tăng, đó là một sự nỗ lực của ngành Ngân hàng”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nói.

“Các ngân hàng đang cạnh tranh với các thị trường khác bao gồm thị trường bất động sản và chứng khoán để thu hút vốn huy động, đồng thời đang nỗ lực cho vay để kiếm lời và bù đắp những chi phí, trong đó có dự phòng rủi ro cho nợ xấu. Trước những thách thức đó, NHNN đã tính toán để giảm lãi suất cho vay hiện nay là sự cố gắng để góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy sản suất”, ông Hiếu nhận định.

Tuy nhiên, về định hướng sắp tới, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng nếu tiếp tục giảm lãi suất là không khả thi, trừ trường hợp NHNN đẩy một lượng tiền lớn vào lưu thông. Nhưng điều này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro.

Còn theo quan điểm thị trường, hiện nay thị trường kỳ vọng tỷ lệ lạm phát ở mức 4%. Với kỳ vọng lạm phát đó, lãi suất huy động cần phải ở mức 6% và lãi suất cho vay 9%, đây là mức lãi suất cho vay thị trường đang thực hiện. Muốn đẩy mức lãi suất này xuống sâu hơn, NHNN phải nỗ lực đẩy lạm phát xuống sâu hơn nữa.

“Trong lần này, NHNN chỉ giảm lãi suất cho vay mà không giảm lãi suất huy động trên cơ sở tính toán và cân đối các yếu tố vĩ mô khác như cân đối huy động vốn và tăng trưởng tín dụng phù hợp; đảm bảo tính thanh khoản hệ thống; đảm bảo ổn định tỷ giá và tính toán cả kịch bản Fed tăng lãi suất trong tương lai trên cục diện tổng thể đạt được mục tiêu ổn định hệ thống và ổn định vĩ mô. Do vậy tôi có thể khẳng định kịch bản giảm lãi suất đợt này của NHNN là phù hợp”, ông Hiếu nhận định.

Tương tự, TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia cho rằng việc NHNN không chọn điều chỉnh trần lãi suất huy động, thay vào đó điều chỉnh lãi suất điều hành là khá hợp lý. Bởi trần lãi suất chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn. Trong khi đó, nhu cầu vốn nền kinh tế đa dạng.

“Có ý kiến cho rằng, động thái điều chỉnh chính sách trên của NHNN phát đi tín hiệu nới lỏng chính sách tiền tệ. Quan điểm của tôi, với mức đó không phải lỏng mà vẫn rất thận trọng. Tôi còn thấy giảm thêm được nữa thì càng tốt, nhưng với tình hình hiện nay mức giảm như vậy là phù hợp”, ông Lịch nói.

NHNN chọn đúng thời điểm

Trong khi đó,  một thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đánh giá NHNN đã rất “tinh tế” khi chọn thời điểm này để điều chỉnh lãi suất điều hành. Bởi chủ trương của Chính phủ trong năm 2017 là tín dụng tăng cao hơn dự kiến khoảng 18-20%, thường điểm rơi tín dụng vào quý IV.

Khi nhu cầu vốn tăng cao sẽ tạo áp lực lên cung vốn. Nếu lúc đó, ngân hàng không chuẩn bị đủ nguồn lực sẽ buộc phải đẩy lãi suất lên chắc chắn khi đó sẽ tạo áp lực lớn lên lạm phát. Vì vậy, NHNN đã chủ động dự trù điều chỉnh sớm từ quý III để các ngân hàng chủ động cân đối nguồn vốn cho vay khách hàng một cách hợp lý.

Với diễn biến trên, theo tính toán của một số chuyên gia, khả năng lãi suất cho vay giảm được từ 0,25% - 0,5%/năm là hoàn toàn khả thi. Theo TS Bùi Quang Tín, với diễn biến thị trường như trên, lãi suất từ giờ tới đầu quý IV có thể giảm thêm 0,25-0,5%/năm.

Tuy nhiên, mức giảm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tốc độ xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Tuy Nghị quyết xử lý nợ xấu đã được thông qua nhưng đây chưa phải liều thuốc tiên giúp giải quyết nợ xấu ngay mà nó cần có thời gian để các tác động chính sách được lan tỏa.

PGS.TS Trần Hoàng Ngân cũng cho rằng với lạm phát ở mức thấp [tháng 6 chỉ ở mức 2,54%], tỉ giá ổn định và tăng trưởng kinh tế khả quan..., chúng ta có đủ các yếu tố để kéo giảm lãi suất và việc NHNN giảm lãi suất điều hành 0,25%/năm là bước đi thận trọng hợp lý, nhất là trong bối cảnh Fed có khả năng tăng thêm lãi suất USD vào cuối năm nay.

Động thái này sẽ giúp các ngân hàng giảm chi phí đầu vào, nhất là việc giảm lãi suất tái chiết khấu sẽ giúp các ngân hàng đem trái phiếu đặc biệt đi vay tái cấp vốn có lãi suất mềm hơn. Nhưng cần độ trễ, chứ chưa tác động ngay đến lãi suất cho vay với các lĩnh vực thông thường.

"Đáng lưu ý, NHNN chỉ giảm lãi suất cho vay ở các lĩnh vực ưu tiên chứ không giảm lãi suất đại trà nhằm hỗ trợ doanh nghiệp các lĩnh vực ưu tiên là phù hợp, không để dòng vốn đổ vào các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao. Lúc này, quan trọng là các tổ chức tín dụng cần tuân thủ nghiêm túc yêu cầu này để dòng vốn vào đúng lĩnh vực ưu tiên như yêu cầu của NHNN để hỗ trợ nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp" , chuyên gia kinh tế, TS.Cấn Văn Lực nhận xét.

Thu Hà


[PLO]-  Một số ngân hàng thương mại tuyên bố bắt đầu áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trên lãi suất vay thực tế cho khách hàng.

Hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần gần đây liên tục điều chỉnh tăng lãi suất huy động [tiền gửi tiết kiệm], trong đó có ngân hàng từ đầu năm đến nay tăng 2-3 lần. Động thái này khiến các doanh nghiệp [DN] phập phồng lo lắng lãi suất cho vay sẽ tăng, kéo theo chi phí vốn tăng theo.

Ngân hàng tăng lãi suất huy động, doanh nghiệp lo lắng

Đầu tháng 5 vừa qua, Ngân hàng SHB tăng thêm tới 1,1%/năm so với lãi suất hiện hành dành cho cả khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm tại quầy và gửi tiết kiệm online. Đặc biệt, bên cạnh mức cộng thưởng hấp dẫn như trên, khi gửi tiền tại quầy giao dịch, khách hàng mới còn được cộng thêm 0,1%/năm lãi suất cho các khoản tiền gửi. Sau khi cộng thêm, hiện lãi suất cao nhất áp dụng tại SHB lên tới 7,4%/năm dành cho kỳ hạn tám năm và 7,2%/năm cho kỳ hạn sáu năm.

Trong khi Ngân hàng SHB chỉ tăng mạnh lãi suất ở kỳ hạn dài thì SCB lại tăng lãi suất tiền gửi ở tất cả kỳ hạn với biên độ tăng 0,1%-0,3%. Ví dụ, các kỳ hạn 1-3 năm tại ngân hàng này đều tăng 0,3% so với trước và có cùng mức lãi suất là 7,3%/năm.

Các ngân hàng đang cố gắng ổn định mặt bằng lãi suất nhằm giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng lãi vay. Ảnh: TL

Không đứng ngoài cuộc, nhiều ngân hàng khác cũng đua nhau tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Chẳng hạn Ngân hàng Eximbank tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-3 tháng từ mức 3,6%/năm lên 4%/năm, tương đương tăng 0,4% so với trước. Ngân hàng ACB cũng tăng lãi suất huy động tiền gửi qua kênh online 0,5%/năm ở các kỳ hạn ngắn.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng giám đốc phụ trách ban điều hành Ngân hàng Vietcombank, cho rằng lãi suất huy động và cho vay trong năm nay chịu áp lực của nhiều yếu tố vĩ mô trong nước lẫn ngoài nước. Trong đó có thể kể đến một số yếu tố như chiến sự Nga - Ukraine, giá dầu và hàng hóa tăng mạnh gây áp lực lên lạm phát toàn cầu, các ngân hàng trung ương trên thế giới bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất. “Chính vì vậy lãi suất huy động trong nước cũng có xu hướng tăng trong thời gian qua” - ông Tùng giải thích.

Việc nhiều ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động khiến các nhà sản suất, kinh doanh lo lắng lãi suất cho vay tăng theo, đẩy người vay tiền vào thế khó. Lãnh đạo một công ty nằm trong danh sách bình ổn mặt hàng trứng tại TP.HCM cho biết: Mới đây một ngân hàng lớn thông báo khoản vay của công ty đến ngày đáo hạn sẽ không được vay tiếp. Lý do ngân hàng này đã vượt trần room tín dụng.

“Việc ngân hàng thông báo quá gấp như vậy khiến chúng tôi trở tay không kịp, không có vốn để sản xuất, kinh doanh. Trong khi giá thức ăn chăn nuôi hiện đã tăng tới 40% so với cùng kỳ năm ngoái, chưa kể lương cho công nhân, chi phí vận chuyển… cũng leo thang. Giá trứng gà bán ngoài thị trường hiện đã lên tới 35.000-40.000 đồng/chục, trong khi giá bình ổn chỉ được phép bán 29.500 đồng/chục. Trong bối cảnh hiện tại, chúng tôi mong ngân hàng tiếp tục cho vay và đừng tăng lãi suất cho vay vào thời điểm này” - vị lãnh đạo công ty bày tỏ.

Giữ nguyên lãi suất cho vay

NHNN Chi nhánh TP.HCM đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn giữ nguyên mức lãi suất cho vay đối với các DN tham gia bình ổn thị trường.

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, nhấn mạnh: “Trong bối cảnh chi phí đầu vào đang chịu áp lực tăng do giá xăng dầu tăng mạnh, việc giữ ổn định lãi suất cho vay đối với khách hàng sẽ hỗ trợ DN giữ ổn định chi phí sản xuất, ổn định giá thành và không làm tăng giá bán sản phẩm”.

Tung nhiều giải pháp để ổn định lãi suất

Ông Nguyễn Thanh Tùng đánh giá rằng dù có nhiều yếu tố đang gây áp lực nhưng trong ngắn hạn lãi suất cho vay cơ bản ổn định, thậm chí có thể giảm nhẹ để hỗ trợ DN phục hồi sản xuất, kinh doanh. Về dài hạn, lãi suất cho vay sẽ biến động phù hợp với tình hình lạm phát và chi phí huy động vốn đầu vào của từng ngân hàng.

“Để ổn định lãi suất cho vay, chúng tôi đang triển khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi với quy mô lớn với mức lãi suất cho vay thấp, áp dụng với cả khách hàng cá nhân và tổ chức. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tích cực tiết giảm chi phí hoạt động, cơ cấu lại nguồn huy động vốn đầu vào để giảm chi phí. Với các biện pháp đã và đang triển khai, chúng tôi kỳ vọng sẽ duy trì mặt bằng lãi suất cho vay ổn định trong năm 2022” - ông Tùng nhấn mạnh.

Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước [NHNN] mới đây cũng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ lãi suất cho DN nhằm góp phần giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực quá trình phục hồi kinh tế. Đơn cử NHNN vừa triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%/năm từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỉ đồng theo Nghị định 31/2022 của Chính phủ. Với chương trình này, khách hàng vay vốn sẽ được giảm lãi suất trực tiếp từ kỳ trả lãi ngày 20-5-2022 đến cuối năm 2023 hoặc đến khi gói hỗ trợ 40.000 tỉ đồng hết hạn mức. Một số ngân hàng tuyên bố bắt đầu giảm lãi suất theo chương trình trên.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định gói cho vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm là chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tiên sử dụng ngân sách nhà nước có quy mô lớn được triển khai qua hệ thống ngân hàng thương mại. Mục tiêu là giúp các DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất thấp hơn để vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh. “Nếu không có gói hỗ trợ thì DN vay phải trả lãi suất 6%-7%/năm nhưng nay họ sẽ được bớt 2%/năm. Điều này sẽ tạo điều kiện cho nhà sản xuất, kinh doanh mạnh dạn hơn khi vay vốn” - ông Tú dẫn chứng.

Kiến nghị mở thêm hạn mức cho vay

Một số ngân hàng thương mại thừa nhận hiện nay đã gần cạn room tín dụng, vì vậy đề nghị được tăng dư nợ tín dụng và mở thêm hạn mức cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đang tăng cao của DN.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết cơ quan này đã tính tới trường hợp tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng khi triển khai chương trình hỗ trợ 2% lãi suất cho DN. Song việc tăng dư nợ tín dụng cần phải đảm bảo chỉ tiêu lạm phát, ổn định vĩ mô.

Phó thống đốc thông tin thêm tính đến ngày 27-5, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt khoảng 7,75% so với đầu năm, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

THÙY LINH

Video liên quan

Chủ Đề