Lễ hội làng lệ mật diễn ra ở đâu

Lệ Mật nổi tiếng về nghề nuôi rắn, bắt rắn, ngôi làng gắn liền với truyền thuyết chinh phục loài thủy quái mang hình hài con rắn khổng lồ vào đời vua Lý Nhân Tông. Lễ hội hàng năm diễn ra tại đây cũng hết sức đặc sắc về hình tượng con rắn.


Lệ Mật xưa có tên là Trù Mật nhưng phạm húy với chúa Trịnh Cù nên phải đổi tên như hiện nay.  Và nghề nuôi rắn ở đây có từ bao giờ cũng không rõ.


Tương truyền, vào đời vua Lý Thái Tông, có một công chúa cưng của vua thường bơi thuyền du ngoạn trên dòng Thiên Đức [sông Đuống ngày nay]. Một hôm, công chúa chẳng may bị đắm thuyền chết đuối, mất xác. Vua trao giải cho ai tìm thấy nhưng không người nào tìm được. Có một chàng thanh niên họ Hoàng ở Lệ Mật đã chiến đấu dũng cảm với thủy quái và cuối cùng đưa được ngọc thể của công chúa lên bờ. Vua ban thưởng cho chàng rất nhiều gấm vóc, vàng bạc, nhưng chàng từ chối tất cả, chỉ xin vua cho đưa dân nghèo Lệ Mật sang khai khẩn vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long làm trang trại.


Được vua ưng chuẩn nên, dân chúng Lệ Mật cùng chàng vượt sông Nhị Hà sang khai khẩn vùng đất phía Tây Thành Thăng Long. Khai khẩn xong chàng tra họ Hoàng quay về củng cố miền đất cũ rất trù phú nên gọi là Trù Mật


Hiện nay trong làng có trăm nhà nuôi rắn, hàng chục nhà hàng chế biến rắn. Con rắn đã trở thành biểu tượng của người dân trong làng.

Tưng bừng lễ hội


Như một mạch nguồn truyền thống, hàng năm vào dịp lễ hội, dân làng đều tổ chức một nghi thức độc đáo là lễ Đả Ngư [đánh cá]. Đó là một màn trình diễn tâm linh thông qua đó gửi lời tri ân của công chúa đến chàng trai họ Hoàng.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, khắp trong đình ngoài làng đều được trang hoàng lộng lẫy, cờ quạt dàn bày đủ loại, đèn rực rỡ, khói hương nghi ngút. Vào ngày hội chính đại diện con cháu của 13 làng trại phía Tây thành Thăng long xưa đội 13 mâm lễ vật mang từ Kinh đô về dự lễ hội. Về nhân vật chủ tế, lệ làng cũng quy định chủ tế phải là người song toàn – tức có gia thất đoàng hoàng, có đạo đức, còn sống với cụ bà. Chủ tế phải chay tịnh cả tháng trước khi vào hội.


Phần Hội là phần đắc sắc nhất của lễ hội. Đặc sắc nhất là múa rắn. Con rắn [được làm bằng nan tre lợp vải] tượng trưng cho loài thuỷ quái đã bị chàng trai họ Hoàng dùng sức mạnh và ý chí của mình hạ gục. Nhạc múa là dàn bát âm và tiếng trống nhịp đôi kết hợp dồn dập, náo nức.

 
Bên cạnh đó thì tiết mục thi nấu ăn món đặc sản cũng dành được sự quan tâm của rất nhiều người. rất nhiều món được trổ tài như : "tam xà đại hội" [3 loại rắn là rắn hổ mang, cạp nong, rắn ráo], "ngũ hổ chầu lâm" [cỗ 5 con ếch] và "lý ngư vọng nguyệt" [cỗ cá chép to, cỗ gỏi]…


Hội làng Lệ Mật là cơ hội để con cháu trong làng và con cháu đi khai hoang bên kia sông Hồng cùng ôn lại những kỷ niệm trên bước đường khó khăn, về đoàn tụ và cùng nhớ ơn ân đức của tổ tiên.

Nguồn: Tổng hợp

Du lịch Việt Nam

Biểu diễn múa chinh phục loài thủy quái mang hình tượng rắn khổng lồ tại Lễ hội làng Lệ Mật.

Lễ hội làng Lệ Mật được tổ chức hằng năm, chính hội vào ngày 23 tháng Ba âm lịch, là dịp con cháu trong làng [dân cựu quán] và con cháu đi khai hoang bên kinh đô [dân kinh quán] gặp nhau, cùng ôn lại trang sử dựng làng đầy gian nan thử thách từ xa xưa, cùng chung niềm vui gặp gỡ và lòng biết ơn đối với tổ tiên. Phần lễ truyền thống của làng Lệ Mật năm nay gồm: Lễ mở cửa đền; lễ rước nước; lễ dâng hương; lễ đả ngư; tế lễ của các đoàn nam quan, nữ quan, các dòng họ; lễ đón “Thập tam trại”... Phần hội gồm các trò chơi dân gian truyền thống và hiện đại, như: Biểu diễn trống hội, múa giảo long; trưng bày các sản phẩm làng nghề truyền thống nuôi rắn...; giao lưu văn nghệ...

Tin, ảnh: QUỐC ANH

Lễ hội truyền thống làng Lệ Mật được truyền lại từ nhiều năm nay. Phần lễ gồm: Lễ rước nước từ giếng làng, rước cá chép vào đình Thánh, rước cỗ [lễ vật] của 13 trại ở quận Ba Đình về làng dâng thần.

Người dân làng Lệ Mật hân hoan trong ngày hội.

Phần hội đặc sắc nhất là hội đả ngư và trò múa giảo long [múa rắn]. Con rắn [được làm bằng nan tre lợp vải] tượng trưng cho loài thủy quái đã bị chàng trai họ Hoàng dùng sức mạnh và ý chí của mình hạ gục. Nhạc múa là dàn bát âm và tiếng trống nhịp đôi kết hợp dồn dập, náo nức.

Bên cạnh đó, tiết mục thi nấu ăn món đặc sản cũng dành được sự quan tâm của rất nhiều người, với các món được trổ tài như: "Tam xà đại hội" [3 loại rắn là rắn hổ mang, cạp nong, rắn ráo], "ngũ hổ chầu lâm" [cỗ 5 con ếch] và "lý ngư vọng nguyệt" [cỗ cá chép to, cỗ gỏi…

Một số hình ảnh tại Lễ hội truyền thống làng Lệ Mật năm 2017:

Các bậc cao niên chuẩn bị lễ phục trước khi khai hội.

Hồi trống khai hội.

Hội chợ làng nghề quận Long Biên là một nét mới của Lễ hội làng Lệ Mật năm 2017 với 45 gian hàng trưng bày, bán các sản phẩm làng nghề, nông nghiệp.

Cũng trong dịp này quận Long Biên đã khai trương nhà bảo tàng của làng, nơi trưng bày lịch sử làng nghề rắn Lệ Mật và các sản phẩm thủ công tiêu biểu.

Múa giảo long trước sân đình, điệu múa chính là câu chuyện kể lại sự tích có thật về vị Thành hoàng làng Hoàng Đức Trung đã có công cứu vớt công chúa nhà Lý trên sông Thiên Đức.

 

Hội Đả ngư [bắt cá] diễn ra tại hồ nước trước cửa đình.

Cá bắt được tại hội Đả ngư sẽ rước vào đình dâng thánh.

Từ ngày 05 đến 07 tháng 5 năm 2010 [tức ngày 22 - 24 tháng 3 Âm lịch], Lễ hội truyền thống làng Lệ Mật đã được tổ chức tại làng Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Lễ hội làng Lệ Mật là một sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân làng nhằm tưởng nhớ vị Thành hoàng làng, người có công đưa dân làng sang khai phá phía Tây kinh thành Thăng Long, lập ra Thập tam trại. Ngày nay, do sự thay đổi về địa giới hành chính, 13 trại xưa đã tăng lên thành 16 trại, gồm Liễu Giai, Cống Vị, Cống Yên, Vạn Phúc, Thủ Lệ, Xuân Biểu, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Hào Nam, Giảng Võ, Kim Mã Hạ, Kim Mã Thượng, Ngọc Khánh, Vĩnh Phúc Hạ, Vĩnh Phúc Thượng, Đại Yên, tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi là “Thập tam trại”. Ngày mở hội, làng chọn các chàng trai đại diện cho các họ trong làng ra bắt cá ở giếng làng để dâng lên Thành hoàng. Tương truyền, cá được đưa từ Hồ Tây về thả vào giếng để phục vụ nghi thức này. Vào ngày hội chính, con cháu của các trại phía Tây thành Thăng Long xưa rước kiệu và đội lễ vật từ kinh đô về đình làng Lệ Mật để dự hội. Để thể hiện sự hiếu khách, đoàn rước làng Lệ Mật ra tận cổng làng nghênh đón đoàn của các trại vào đình làm lễ. Sau lễ dâng hương là trò diễn múa rắn độc đáo của làng tái hiện sự tích chàng trai họ Hoàng [sau được suy tôn làm Thành hoàng làng] diệt thủy quái, đòi lại thi thể công chúa con vua Lý. Đây là trò diễn thể hiện cuộc đấu tranh chế ngự thiên nhiên của người nông dân châu thổ sông Hồng. Hội làng Lệ Mật là cơ hội để hàng năm con cháu trong làng [gọi là dân cựu quán] và con cháu đi xa khai hoang bên kinh đô [gọi là dân kinh quán] gặp gỡ nhau ôn lại trang sử dựng làng và cùng bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên. Lễ hội làng Lệ Mật năm nay được dân làng tổ chức cùng với sự hỗ trợ của Ủy ban nhân dân quận Long Biên nhằm hướng tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, là dịp thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tri ân các thế hệ ông cha đã có công dựng nước và giữ nước.

 
 
 

Video liên quan

Chủ Đề