Lbn là ủy viên thường trực hđba lhq có quyền như thế nào

04[47]/2008

Mục lục

  • 0.Cơ chế ra quyết định của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc
  • 1.Tài liệu tham khảo

Cơ chế ra quyết định của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc

TRẦN PHÚ VINH

04[47]/2008 - 2008, Trang 44-47

Ngày đăng:

  • Trích dẫn
  • Share

    • Twitter
    • Facebook
    • Zalo

TÓM TẮT

không có


ABSTRACT:

no

TỪ KHÓA: không có,

KEYWORDS: no,

Trích dẫn:

×

TRẦN PHÚ VINH, Cơ chế ra quyết định của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc , Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 04[47]/2008, Trang 44-47

//tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=2cffa324-2aeb-4cdc-b35d-3e42d7a62e08

Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký

Bài viết đã được lưu vài tài khoản.

×

Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

Theo Hiến chương Liên hợpquốc, Hội đồng bảo an là một cơ quan chủ yếu của Liên hợp quốc[1] có chức năng “duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”[2]. Hiến chương Liên hợp quốc qui định về tổ chức của Hội đồng bảo an để có thểthường xuyên thực hiện được chức năng của mình.[3] Hội đồng bảo an hành động với tư cách thay mặt cho các thành viên của Liên hợp quốc. Các thành viên của Liên hợp quốc đồng ý chấp thuận, phục tùng và thi hành các nghị quyết của Hội đồng bảo an.[4] Có thểkhẳngđịnh rằng Hội đồng bảo an là cơ quan có quyền lực lớn nhất trong các cơ quan của Liên hợp quốc. Các nghị quyết của Hội đồng bảo an cho phép Hội đồng xác định hành động nào được phép thực hiện trong phạm vi chức năng của mình. Để hành động được theo chức năng được giao phó, cần phải có các nghị quyết do chính Hội đồng bảo an biểuquyết thông qua. Phạm vi bài viết này đề cập tới cơ chế ra quyết định của Hội đồng bảo an theo qui định của Hiến chương Liên hợp quốc. Phần đầu sẽ đề cập sơ lược về cơ cấu của Hội đồng bảo an; phần tiếp theo phân tích cơ chế ra nghị quyết của Hội đồng bảo an thông qua việc bỏ phiếu đối với các dự thảo nghị quyết được các ủy viên đệ trình lên Hội đồng bảo an. Quyền phủ quyết [veto][5] sẽ được phân tích thông qua tìm hiểu nguyên nhân và các hình thức sử dụng quyền này.

Hội đồng bảo an có 15 ủy viên,[6] trong đó Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp, Hợp chủng quốc Hoa kỳ, Liên bang Nga,[7] và Cộng hòa nhân dân Trung hoa[8] là các ủy viên thường trực. Theo bản gốc Hiến chương Liên hợpquốc năm 1945 thì Hội đồng bảo an bao gồm 5 ủy viên thường trực và 6 ủy viên không thường trực.[9] Theo đề nghị của nhóm 44 quốc gia thành viên thuộc Châu Á và Châu Phi, Đại hội đồng quyết định tăng số lượng ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an vào năm 1963. Theo bản sửa đổiHiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực ngày 31/08/1965 thì số lượng ủy viên Hội đồng bảo an tăng từ 11 lên 15 ủy viên từ ngày 01/01/1966.10 ủy viên không thường trực sẽ bao gồm 5 ủy viên là các quốc gia thuộc Châu Á và Châu Phi, 2 ủy viên là các quốc gia thuộc Mỹ la tinh, 2 ủy viên thuộc Tây Âu và các quốc gia khác,[10] và 1 ủy viên thuộc Đông Âu.

Bất cứ ủy viên nào của Hội đồng bảo an cũng có quyền đệ trình dự thảo nghị quyết yêu cầu Hội đồng bảo an biểu quyết. Các thành viên của Liên hợp quốc không phải là ủy viên của Hội đồng bảo an cũng có thể đệ trình dự thảo nghị quyết nhưngchỉ được biểuquyết nếu được một ủy viên Hội đồng bảo an yêu cầu.[11] Mỗi ủy viên cho dù là thường trực hay không thường trực khi biểu quyết để thông qua dự thảo cũng chỉ có một lá phiếu.[12]

Những nghị quyết về các vấn đề thủ tục [procedural matters] được thông qua khi có phiếu thuận của 9/15 ủy viên của Hội đồng bảo an.[13] Vấn đề nào được coi là vấn đề thủ tục thì không được qui định trong Hiến chươngLiên hợp quốc mà thường do các ủy viên Hội đồng bảo an quyết định. Hội đồng bảo an qui định những vấn đề thủ tục là: vấn đề được qui định từ Điều 28-32 Hiến chương, các khoản mục của chươngtrình nghị sự [agenda]; trình tự các khoản mục; hoãn việc xem xét các khoản mục; các qui tắc của chủ tịch Hội đồng; đình chỉ cuộc họp của Hội đồng bảo an; chuyển địa điểm cuộc họp; mời các thành viên tham gia; điều khiểncuộc họp; triệu tập các ủy ban đặc biệt khẩn cấp của Đại hội đồng.[14]

Những nghị quyết về các vấn đề khác [all other matters] phải được phiếu thuận của 9/ 15 ủy viên Hội đồng bảo an, trong đó có phiếu thuận của tất cả các ủy viên thường trực. Đây là qui tắc “nhất trí của các nướclớn” [Great Power Unanimity].[15] Đặc quyền này được qui định tại Điều 27.3 Hiến chươngLiên hợp quốc: “Những nghị quyết của Hội đồng bảo an về những vấn đề khácđược thông qua sau khi 9 ủy viên của Hội đồng bảo an. trong đó có tất cả các ủy viên thường trực bỏ phiếuthuận, dĩ nhiên là bên đương sự trong tranh chấp sẽ không bỏ phiếuvề các nghị quyết chiếu theo Chương VI và Điều 52.3”[16]

Nhu vậy, theo Hiến chươngLiên hợp quốc, các ủy viên thường trực Hội đồng bảo an có quyền phủ quyết những nghị quyết về các vấn đề khác. Các vấn đề khác được hiểulà các vấn đề không mang tính thủ tục [non- procedural matters]. Các vấn đề không mang tính thủ tục là: sửađổiHiến chươngLiên hợp quốc;[17] xác định tranh chấp hoặc tình thếtheo qui định tại ChươngVI và VII Hiến chươngLiên hợp quốc; áp dụng các biện pháp cưỡngchế;[18] đề nghị việc bầu Tổng thưký Liên hợp quốc;[19]kếtnạp thành viên mới của Liên hợp quốc, đình chỉ cách thành viên và khai trừthành viên.[20] [21] Rõ ràng là Hiến chươngLiên hợp quốc không hề đề cập đếnthuật ngữ quyền phủ quyết. Việc sử dụng thuật ngữ quyền phủ quyết để nói về quyền của các ủy viên thường trực ngăn trở việc thông qua nghị quyết về các vấn đề không mang tính thủ tục bằng cách bổ phiếu chống.21

Nói một cách khác, theo Điều 27.3 Hiến chươngLiên hợp quốc, trong trường hợp biểu quyết để thông qua một nghị quyết liên quan đến các vấn đề không mang tính thủ tục, mỗi một ủy viên thường trực phải bỏ phiếu thuận hoặc phiếu chống đối với dự thảo nghị quyết đó. Chỉ cần một ủy viên thường trực bỏ phiếu chống thì nghị quyết đó sẽ không được thông qua.

Thực tiễn trong hơn60 năm hoạt động của Hội đồng bảo an cho thấy có 2 trường hợpcác ủy viên thường trực không thực hiện quyền phủ quyết. Đó là khi các ủy viên thường trực “vắng mặt bắt buộc” [obligatory abstention] hoặc “vắng mặt tự nguyện” [volumtary abstention]. Việc vắng mặt bắt buộc của các ủy viên thường trực Hội đồng bảo an được qui định rõ trong Hiến chươngLiên hợp quốc. Trường hợpnày áp dụng khi giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp[22] và sử dụng nhữngthỏa thuận khu vực[23] mà ủy viên thường trực là một bên tranh chấp thì ủy viên này không được quyền bỏ phiếu.[24]Điểnhình của việc vắng mặt bắt buộc của các ủy viên thường trực Hội đồng bảo an là trong các vụ Corfu Channel 1947, the Indian- Pakistan Question 1948, the Palestine Question 1951, the Comoros 1976 và the Falklands 1982. Trong khi đó, vắng mặt tự nguyện không được qui định trong một văn bản chính thức nào. Lúc đầu, các ủy viên thường trực qui định rằng, chỉ khi họ là một bên tranh chấp thì không được bổ phiếu. Sau đó Mỹ đề xuất một qui định cho phép vắng mặt tự nguyện.[25] Trước khi vấn đề này được áp dụng, trên thực tếđã có một tình huống xảy ra khi Liên bang Xô viết vắng mặt tại các phiên họp bỏ phiếu thay vì dùng quyền phủ quyết đối với dự thảo nghị quyết.[26] Các ủy viên thường trực khác chấp nhận việc vắng mặt tự nguyện này và từ đó về sau sử dụng thực tiễn này. Năm 1971, trong bản kết luận tư vấn đối với sự hiện diện của Nam Phi ở Namibia, Tòa án quốc tế của Liên hợp quốc [ICJ] đã coi việc sử dụng việc vắng mặt tự nguyện của ủy viên thường trực như là một “tót/ tục được chấp nhận chung”.[27]

Tóm lại, trên thực tế, việc vắng mặt của đại diện của một ủy viên thường trực, không tham gia bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu trắng[28] không được coi là phủ quyết. Việc bỏ phiếu trắng thường xuyên được các ủy viên thường trực sử dụng để thể hiện sự phản đối một dự thảo nghị quyết mà không sử dụng quyền phủ quyết. Việc bỏphiếu trắng thực tếđã mở rộng thêm phạm vi thâm quyền của Hội đồng bảo an. Tuy nhiên, nội dung này nằm ngoài phạm vi của bài viết.

Những lợi ích về an ninh của 5 ủy viên thường trực thường được dùng để lý giải cho việc sử dụng quyền phủ quyết, có quan điểmcho rằng hòa bình và an ninh chỉ được bảo đảm nếu các nước lớn hành động như một thểthống nhất.[29] Nhìn chung, có bốn nguyên nhân dẫn đến việc qui định quyền phủ quyết trong Hiến chươngLiên hợp quốc. Thứ nhất, sự nhất trí của các ủy viên thường trực là không thểthiếu được để duy trì hòa bình. Thứ hai, các ủy viên thường trực bảo vệ lợi ích của quốc gia mình. Thứ ba, để bảo vệ nhóm các quốc gia thiểu số khỏi sự ảnh hưởng của khối đa số. Thứ tư, chống lại những nghị quyết có thể là vội vàng của Hội đồng bảo an.[30]

Quyền phủ quyết thường được thể hiện dưới 3 hình thức. Thứ nhất, phủ quyết trực tiếp [the open orreal vetò] là việc bỏ phiếu chống của một ủy viên thường trực về một vấn đề không mang tính thủ tục. Thứ hai, phủ quyết đôi [a double vetò] được thực hiện khi các ủy viên Hội đồng bảo an không đồng ý một dự thảo nghị quyết nào đó mang tính thủ tục hay không mang tính thủ tục. Phủ quyết lần đầu để chống lại việc dự thảo nghị quyết đó được xem là vấn đề thủ tục. Phủ quyết lần hai khi bỏ phiếu để thông qua nội dung của dự thảo nghị quyết đó. Việc phủ quyết đổicho phép các ủy viên thường trực tuyên bố rằng: “tôi không những có quyền phủ quyết các nghị quyết của Hội đồng bảo an. mà còn có thểxácđịnh những vấn đề gì mà tôi sẽ phủ quyết”?[31] Thứ ba, phủ quyết gián tiếp [Hidden orindứect vetò] là khi 7 ủy viên không thường trực trong số 15 ủy viên Hội đồng bảo an bỏ phiếu trắng hoặc bỏ phiếu chống một dự thảo nghị quyết thì dự thảo nghị quyết này bị hủy bỏ mà không cần phiếu chống của bất kỳ một ủy viên thường trực nào cả. Trường hợpnày gọi là quyền phủ quyết thứ sáu.[32]

Những hình thức phủ quyết nói trên được sử dụng khi một dự thảo nghị quyết được đưa ra thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp của Hội đồng bảo an. Tuy nhiên, quan trọng hơn, đó là việc các ủy viên thường trực dùng quyền phủ quyết khi họp kín [closet veto]. Đây là trường hợp các ủy viên thường trực sử dụng để đe dọa phủ quyết trong các cuộc thảo luận kín về một dự thảo nghị quyết nào đó trước khi đệ trình lên phiên họp chính thức của Hội đồng bảo an. Dự thảo nghị quyết thông thường đã được các ủy viên thường trực quyết định trong các cuộc họp kín trước khi tiến hành phiên họp chính thức gồm 15 ủy viên của Hội đồng bảo an. Phủ quyết khi họp kín đôi khi được sử dụng để khuyến khích các ủy viên thường trực Hội đồng bảo an bỏ phiếu trắng trong phiên họp chính thức sau đó. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, thông qua việc phủ quyết khi họp kín, có rất nhiều dự thảo nghị quyết không bao giờ được đưa ra các phiên họp chính thức của Hội đồng bảo an.

Kết luận: Quyền phủ quyết dành cho 5 ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an đối với các dự thảo nghị quyết là một vấn đề đã được đặt ra từ khi Liên hợp quốc được thành lập cho tới ngày nay. với hơn nửa thế kỷ vận hành cơ chế ra quyết định này của Hội đồng bảo an, trong nhiều trường hợp, vì lợi ích của chính các ủy viên thường trực mà đã không có bất cứ nghị quyết nào được thông qua, điểnhình như năm 1956, Liên xô đưa quân vào Hungary và cuộc chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, việc qui định này cũng có thể là sự hợplý dành cho các ủy viên thường trực Hội đồng bảo an. Duy trì quyền phủ quyết đảm bảo cho “các nước lớn” tiếp tục thực hiện sự ủy nhiệm của Liên hợpquốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế khi mà chính sách đối ngoại giữa các quốc gia này gặp sự bất đồng. Trong bối cảnh quan hệ quốc tế hiện nay, khi cục diện đối đầu về quân sự không còn căng thẳng như thời kỳ chiến tranh lạnh, sử dụng quyền phủ quyết luôn được các ủy viên thường trực cân nhắc một cách hết sức kỹ lưỡng.

[1] Điều 7 Hiến chương Liên hợp quốc.

[2] Điều 24.1 Hiến chương Liên hợp quốc.

[3] Điều 28.1 Hiến chương Liên hợp quốc.

[4] Điều 24.1, 25 và 59 Hiến chương Liên hợp quốc.

[5] Veto được lấy từ tiếng Latin vetare [tiếng Anh: to íorbid]. Hình thức của quyền phủ quyết là vô hiệu hóa hoặc từ chối thông qua nội dung của một dự thảo văn bản có tính pháp lý hoặc chính sách. Xem Schindlmayr, T., Obstructing the Security Council: The Use of the Vetoin the Twentieth Century. Joumal of the History of Intematioanl Law, Vol. 3, 2001, trang 219.

[6] Điều 23.1 Hiến chương Liên hợp quốc.

[7] Ke thừa Liên bang Xô viết từ ngày 17/01/1992.

[8] Năm 1971, Đại hội đồng Liên hợp quốc bỏ phiếu chấp thuận Cộng hòa nhân dân Trung hoa thay thế Trung hoa dân quốc tại Liên hợp quốc.

[9] 6 ủy viên không thường trực đầu tiên của Hội đồng bảo an gồm úc, Brazil, Ai Cập, Mexico, Hà Lan và Ba Lan.

[10] Các quốc gia khác bao gồm Canada, các quốc gia thuộc Châu Đại duong [úc, New Zealand] và Nhật Bản.

[11] Xem Bailey, S.D., The Procedure of the UN Security Council, 2nded. Oxíord: Claredon Press, 1988, tr. 192

[12] Điều 27.1 Hiến chuông Liên hợp quốc.

[13] Điều 27.2 Hiến chương Liên hợp quốc.

[14] Xem Bailey, Sđd, tr. 199

[15] Xem Patil, A.V., The UN Vetoin World ATTairs, 1946-1990: A Complete Record and Case Histories of the Secutity Council’s Veto, Sarasota: UNIFO Publishers, 1992, tr. 7

[16] Điều 27.3 Hiến chương Liên hợp quốc.

[17] Điều 108-109 Hiến chương Liên hợp quốc.

[18] Điều 41, 42 Hiến chương Liên hợp quốc.

[19] Điều 97 Hiến chương Liên hợp quốc.

[20] Điều 4-6 Hiến chương Liên hợp quốc.

[21] Xem Vincent, LE., Support Patterns at the United Nations, Lanham: University Press of America, 1991, tr. 10

[22] Chương VI Hiến chương Liên hợp quốc.

[23] Điều 52.3 Hiến chương Liên hợp quốc.

[24] Điều 27.3 Hiến chương Liên hợp quốc.

[25] Xem Bailey, sđd, tr. 225

[26] Việc vắng mặt quan trọng nhất được nhắc đến xuất hiện từ 13/01 đến 01/08/1950 khi Liên bang Xô viết tây chay Hội đồng bảo an. Trong suốt thời gian Liên Xô vắng mặt, Hội đồng bảo an đã thông qua Nghị quyết số 83 ngày 27/06/1950 và Nghị quyết số 84 ngày 07/07/1950. Hình thức vắng mặt của một ủy viên thường trực do tây chay được xem là “vắng mặt tự nguyện”.

[27] Xem Legal Consequences for States of the Continued Presence of South Aírica in Namibia [South-West Aírica] Notwithstanding Security Council Resolution 276 [1970], Advisory Opinion, 19711.C.J.,tr. 16,22. Xem tại //www.icj-cij.org/icjwww/idecisions/isummaries/ Ínamsummary710621.htm.

[28] Khi các ủy viên thường trực bỏ phiếu trắng thì được xem là “vắng mặt tự nguyện”.

[29] Evans, G., Cooperating for Peace: The Global Agenda for the 199ŨS and Beyound, Sydney: Allen & Unwin, 1993, tr. 20.

[30] Xem Sellen, K.L., The United Nations Securítỵ Council Veto in the New World Order, Military Law Review, Vol. 187, 1992, tr. 235.

[31] Xem Gross, L., The Double Veto and the Four- Power Statement on Voting in the Security Council, Havard Law Review, Vol. 67[2], 1953, tr. 263-264.

[32] Xem Roberts, A. and Kingsbury, B., Presiding Over a Divided World: Changing UN Roles, 1943- 1993, Boulder: L. Rienner Publishers, 1994, tr. 54.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua

Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref

  • Bài báo mới

Video liên quan

Chủ Đề