Lan đai châu bị khô rễ

Vào mùa mưa chỉ sau một số đợt mưa dài ngày thì thấy có những rễ bị héo khô xốp, không còn cứng chắc như trước, về sau chúng chuyển dần sang mầu nâu đen rồi mục ra. Xin cho biết đó là hiện tượng gì?

Lan đai châu bị khô rễ
Tôi có chơi một số giò lan Hồ Điệp và Dendor, dáng rất đẹp, bộ rễ khỏe mầu trắng xám nhìn rất hấp dẫn. Nhưng vào mùa mưa vừa qua không rõ tại sao chỉ sau một số đợt mưa dài ngày thì thấy có những rễ bị héo khô xốp, không còn cứng chắc như trước, về sau chúng chuyển dần sang mầu nâu đen rồi mục ra. Xin cho biết đó là hiện tượng gì? Liệu có ảnh hưởng đấn việc ra hoa của cây lan không? Nếu có xin được chỉ dẫn cách khắc phục?

Võ Văn Vấn (Tp. Vũng Tàu)
Và một vài bạn ở Đồng Nai

Trả lời:

Hiện tượng mà các bạn mô tả rất giống triệu chứng của bệnh héo rễ (Wilt), nếu đúng như vậy thì đây là bệnh héo rễ do nấm Sclerotium rolfsii sacc gây ra.

Bệnh thường gây hại nhiều trên một số giống lan như Phalaenopsis (Hồ điệp): Dendrobium (Đăng lan); Cattleya (Cát lan)...Với những giống có bộ rễ to, khỏe, chắc như Vanda (Vân lan)... bệnh thường hại ít hơn. Đối với những cây lan còn nhỏ vừa mới được “ra ngôi” nếu rễ bị hại thì bộ lá sẽ vàng dần, nếu nặng có thể bị chết. Với những cây lan đã trưởng thành đang phát triển tốt thì ít bị chết hơn, nhưng rễ khô và mục sẽ làm cho cây chậm phát triển, yếu ớt, còi cọc và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc ra hoa sau này.

Thường bệnh tấn công đầu tiên ở đọan rễ gần với gốc cây (nơi mà rễ tiếp xúc nhiều với chất trồng) vì nơi đây có ẩm độ cao (nhất là những người dùng vỏ của trái dừa khô hay cám xơ dừa làm chất trồng, khi mưa hoặc tưới, nước bị giữ lại nhiều trong đó). Còn phần rễ nằm xa gốc do không tiếp xúc với chất trồng, thóang khí, khô ráo nên ít bị bệnh tấn công hơn. Sau khi gây hại ở đọan rễ gần gốc bệnh tiếp tục lan dần xuống phía chóp rễ, làm cho cả bộ rễ bị hư hại (ảnh IV-4a, IV-4b). Những rễ mới bị bệnh nếu không chú ý vẫn tưởng đó là rễ bình thường, vì lúc đó rễ chưa có biến đổi nhiều về mầu sắc, kích thước, nhưng nếu sờ tay bóp nhẹ thì thấy rễ đã bị khô xốp nhe,ï chứ không tươi, cứng chắc như rễ bình thường. Khi tuốt bỏ lớp ngòai của rễ bị bệnh ra thì phần lõi rễ bên trong vẫn còn dai chắc. Nếu gặp thời tiết mưa ẩm nhiều thì chỗ bị bệnh bị mục và chuyển dần sang mầu nâu đen.

Để hạn chế tác hại của bệnh các bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Nếu trời mưa dài ngày liên tục nên dùng vải Nilon che phía trên giàn lan để hạn chế bớt nước mưa xối xuống chậu lan.

- Về chất trồng, không nên dùng các vật liệu có tính giữ nước lâu dài như vỏ dừa khô, cám xơ dừa...nên dùng dớn sợi, than củi để chất trồng không giữ nước nhiều dễ tạo điều kiện cho bệnh phát sinh, phát triển.

- Vào những thời điểm có ẩm độ không khí cao nên giảm bớt lượng nước tưới và cữ tưới trong ngày.

- Không nên treo các chậu lan sát sít nhau để giàn lan luôn được thông thóang, giảm bớt ấm độ không khí trong giàn lan, đồng thời hạn chế sự lây lan của bệnh từ chậu này sang chậu khác.

- Không nên che chắn qúa kín xung quanh để giàn lan luôn được thông thóang, có nhiều ánh sáng tán xạ tốt cho cây lan.

- Không nên dùng nhiều phân bón có hàm lượng Đạm cao, làm cho cây xanh mướt, bộ rễ mềm yếu, sức chống đỡ với bệnh kém.

- Khi cây đã nhiễm bệnh cần cắt bỏ hết những rễ đã bị bệnh treo chậu lan cách ly ra một khu riêng sau đó dùng một trong các lọai thuốc như: Benlate 50WP; Fundozol 50WP; Bendazol 50WP; Vicarben 50BTN; Topsin-M 50WP; Derosal 50SC... để phun xịt. Sau khi phun xịt thuốc nên bỏ một vài cữ tưới để thuốc không bị rửa trôi.

Nguồn: http://thongtinkhcn.vinhlong.gov.vn

Lan đai châu bị nhăn lá là tình trạng thường gặp với những người mới chơi, mới tìm hiểu về lan. Do chưa nắm rõ đặc tính của lan đai châu cũng như biết cách chăm sóc lan đai châu một cách tốt nhất. Vì thế mà có thể khiến lan bị nhăn lá hoặc nặng hơn có thể là ảnh hưởng tới sự sống của cây. Bài viết của Lan huyền Vinh chia sẻ cách xử lý lá bị nhăn của đai châu một cách hiệu quả nhất.

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới lan đai châu xuất hiện các vết nhăn lá, nhàu lá trên bề mặt. Cần nắm rõ nguyên nhân là gì mới có thể đưa ra cách xử lý một cách phù hợp nhất được.

Lan đai châu bị khô rễ

Lan thiếu nước

Tình trạng lan bị nhăn lá, héo lá nguyên nhân lớn nhất có thể là do thiếu nước. Khi bị thiếu nước thì các lá lan bắt đầu nhăn lại để tiết kiệm lượng nước quang hợp. Dần dần lá sẽ bị héo khô và chết đi tập trung nước trong thân bẹ. Đây là tình trạng chung của nhiều loại cây, thực vật khi bị thiếu nước.

Lan bị ngộ độc

Một nguyên nhân nữa có thể sảy ra đó chính là tình trạng bị ngộ độc lan. Ở đây có thể do nguồn nước, phân bón hoặc giá thể, thuốc trừ sâu… Tất cả đều có thể khiến lan phản ứng lại bằng cách nhăn lá, nhàu lá.

Lan đai châu bị khô rễ

Lan đai châu bị khô rễ

  • Nguồn nước bẩn, nhiễm khuẩn chẳng hạn.
  • Phân bón không đúng chủng loại hoặc thời điểm. Cây đang nghỉ mà bón phân bón chẳng hạn.
  • Giá thể chưa được xử lý kỹ như các loại vỏ thông, xơ dừa…
  • Thuốc trừ sâu không hợp cũng có thể khiến lan đai châu bị nhăn lá và có thể chết.

Lan đai châu bị khô rễ
Ngộ độc do giá thể, nguồn nước, phân bón cũng có khả năng khiến lá lan đai châu bị nhăn, héo lá

Rễ lan có vấn đề

Rễ là bộ phận hút chất dinh dưỡng quan trọng cho thân lan. Khi chúng có vấn đề thì chắc chắn thân lan, lá lan bị héo hoặc nhăn lá là chuyện bình thường. Giống như một trụ cột lao động trong gia đình bị chấn thương, tai nạn thì cả gia đình đều có thể bị ảnh hưởng.

Lan nhận quá nhiều ánh nắng

Việc đặt lan ngoài trời nhận quá nhiều ánh nắng cũng là khả năng khiến lan đai châu bị nhăn lá, nhàu lá. Khi đó việc thoát nước không đảm bảo chúng sẽ nhăn lá để tự bảo vệ thân lan khỏi bị chết. Đây cũng là cơ chế chung của nhiều loại thực vật.

Lan đai châu bị khô rễ
Nhận quá nhiều ánh nắng cũng có khả năng khiến lá lan đai châu bị héo

Ngoài ra khi nhận nhiều ánh nắng mà lại tưới nước nhiều thì có thể khiến lan bị chết. Cần biết cách chăm sóc và tưới nước để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ của lan.

Lan đai châu bị nhăn lá do nhiệt độ cao

Nhiệt độ tối đa mà lan đai châu có thể chịu được là khoảng từ 28 tới 33-34 độ C. Nếu để chúng nhiệt độ quá cao thì không chỉ lá lan đai châu bị nhăn mà còn khến cây chết nữa.

Phân biệt lan đai châu bị nhăn lá và vàng lá thối ngọn như nào?

Cần phải biết cách phân biệt lan đai châu bị nhăn lá với các bệnh khác. Bởi nhăn lá và vàng lá không quá nghiêm trọng như thối ngọn, thối lá. Chúng ta nên phát hiện sớm đê có cách khắc phục lan nhăn lá một cách hiệu quả.

Lan đai châu bị khô rễ

Vàng lá Nhăn lá, héo lá Thối lá
Lá lan xuất hiện màu vàng từ lá gốc, cuống lá hoặc cả lá. Lá lan đai châu bị nhăn nheo, héo lá và nhẹ dần, ủ rũ xuống. Thân, lá xuất hiện các đốm thối nhỏ màu đen. Sau đó chúng lan rộng ra rất nhanh và khiến lá bị nhũn. Nếu ngửi thì có các mùi thối khó chịu

Lan đai châu bị khô rễ

Cách xử lý lan đai châu bị nhăn lá như thế nào?

Sau khi đã biết các nguyên nhân đai châu bị héo lá thì việc giải quyết đơn giản hơn. Nếu bạn là người mới trồng lan đai châu thì dưới đây là những lời khuyên của Lan Huyền Vinh.

Biết cách chăm sóc lan đai châu

Nắm rõ những đặc tính của lan đai châu thì việc chăm sóc, trồng lan đai châu sẽ rễ hơn. Đặc biệt là các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, lượng nước… như thế nào?

  • Kiểm tra xem giá thể trồng lan đai châu có bị khô hay không? Lập tức bổ xung lượng nước tưới cho lan vào buổi sáng và hạn chế vào buổi chiều và tối. Đặc biệt là mùa khô càng nên cẩn thận hơn.
  • Một ngày tưới lan 2 lần vào mùa mưa và 3-4 lần vào mùa nóng. Tưới nhiều hơn vào buổi sáng và hạn chế vào buổi tối.
  • Nhiệt độ để lan phát triển tốt rơi vào khoảng 28-32 độ C và thấp nhất khoảng 16-22 độ. Nên để lan vào những nơi có nhiệt độ ổn định để lan phát triển.
  • Để lan nơi thoáng gió và có ánh sáng vừa phải. Giảm lượng ánh sáng đi còn khoảng 50-60% là phù hợp. Sử dụng các loại lưới che lan chuyên dụng để làm việc này.

Lan đai châu bị khô rễ
Cần biết cách chăm sóc, bón phân cũng như tưới nước phù hợp.

Lan đai châu bị khô rễ

Kiểm tra hệ thống rễ lan

Xem rễ lan có bị thối hoặc đứt gãy do gió hoặc côn trùng hay không? Nếu có thì lập tức chuyển lan vào chỗ mát, ít thoáng gió và bổ xung thêm nước cho cây. Sử dụng các loại thuốc kích rễ cho lan như Atonik để kích ra rễ nhanh hơn. Khi rễ đã ra , tình trạng lan đai châu bị nhăn lá giảm bớt thì có thể trồng, ghép lại vào giá thể.

Sử dụng phân bón phù hợp

Vào mùa nghỉ không nên bón phân cho lan. Mùa nghỉ của lan đai châu rơi vào khoảng từ tháng 2 khi hết hoa cho tới cuối tháng 4. Thời gian này chỉ nên tưới nước cho lan mà thôi. Các loại phân NPK phù hợp như 6-30-30 hay 30-20-20 tuỳ từng thời điểm. Chi tiết hơn xem cách chăm sóc lan đai châu để biết nhé.

Lan đai châu bị khô rễ

Hàng ngày vào tầm 9h sáng bạn pha 2 giọt B1 + 4 giọt antonic vào bình 1,5 lít tưới đẫm cho cây khoảng 1 tháng sau cây trở lại bình tường. Cây của tôi cũng đã từng bị lá nhăn nheo mất nước hơn như vậy nhiều tôi làm cách đó cây giờ lá căng mọng .

Hoà Lê Facebook

Vi Quy Dang Chắc cây bị suy sau khi ra bông, mất nước- thiếu dinh dưỡng

– bổ xung kali cho cây lấy lại nước

– bổ xung đạm + magie sunphat ( xúc tác tăng cường dẫn đạm lên cho cây)

Trâu Thái rất mạnh nên ăn uống cũng rất nhiều 🙂 đừng tiết kiệm với nó

Vi Quy Dang Facebook

Lan đai châu bị khô rễ
CHẾ PHẨM HÙNG NGUYỄN CHÍNH HÃNG

Xử lý kỹ giá thể trước khi trồng ghép lan

Xơ dừa là giá thể cần quan tâm nhất khi trồng lan. Bởi trong chúng có lượng chất Tanin và Lignin khá độc hại cho lan. Vì thế nên ngâm nước vôi trong khoảng 1 tuần và rửa sạch sau đó phơi khô để sử dụng. Đây cũng là cách mà các nhà vườn thường làm khi lựa chọn giá thể xơ dừa.

Hy vọng với những chia sẻ của Lan Huyền Vinh các bác đã biết cách xử lý lan đai châu bị nhăn lá một cách tốt nhất. Nếu cần thêm sự trợ giúp vui lòng comment phản hồi xuuống bên dưới nhé.

Originally posted 2020-07-06 17:37:06.