Kinh đô cổ loa thuộc triều đại nào

Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thăng trầm, biến cải với hàng chục triều đại, đời vua, qua nhiều lần thay đổi quốc hiệu, thể chế… Qua hàng ngàn năm ấy, kinh đô nước ta cũng nhiều lần thay đổi. Từ Văn Lang của các vua Hùng; Cổ Loa của An Dương Vương; Hoa Lư của đời nhà Đinh, Tiền Lê; Thăng Long dưới các triều Lý, Trần, Lê; Tây Kinh của nhà Hồ; Phú Xuân- Huế của nhà Tây Sơn và các đời vua Nguyễn; và cuối cùng là Hà Nội của chúng ta ngày nay.

Cuốn sách Từ kinh đô đến thủ đô - Dặm dài đất nước theo năm tháng sẽ mang đến cho bạn đọc những câu chuyện thú vị về những miền đất từng là nơi đóng đô của nhiều đời vua chúa, như: Văn Lang, Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội… Những danh nhân, bậc hào kiệt, những quân vương và những chiến công huy hoàng cùng những nốt trầm buồn bi tráng trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước ta. Qua cuốn sách, bạn đọc sẽ hiểu thêm về lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước và thêm yêu tổ quốc Việt Nam. Sách hiện đang được phục vụ tại phòng Đọc và phòng Mượn của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Kinh đô cổ loa thuộc triều đại nào

Giấy phép số: 259/GP - BTTTT ngày 12-5-2021 Tổng biên tập: Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ Phó tổng biên tập: Đại tá Ngô Anh Thu, Đại tá Trần Anh Tuấn, Đại tá Lê Ngọc Long, Đại tá Nguyễn Hồng Hải Trưởng phòng Biên tập Báo Điện tử: Đại tá TRỊNH VĂN DŨNG © 2012 - 2013. Bản quyền thuộc về Báo Quân đội nhân dân. Bảo lưu mọi quyền.

Nơi đây cũng là kinh đô của Nhà nước quân chủ dưới thời Ngô Quyền thế kỷ thứ X sau khi ngài cầm quân đánh tan quân Nam Hán trên cửa biển Bạch Đằng vào cuối năm 938. Việc phục dựng lại cố đô Cổ Loa đúng tầm lịch sử là điều hậu thế đang hướng tới.

Thành Cổ Loa - chứng tích lịch sử quan trọng

Kinh đô cổ loa thuộc triều đại nào

Trình diễn nỏ Liên Châu phục dựng. Ảnh: P.V

"Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là cột mốc lịch sử trên con đường chuyển từ nền tự chủ sang nền độc lập thực sự, đánh dấu bước ngoặt lớn lao của lịch sử dân tộc, chấm dứt hoàn toàn thời Bắc thuộc và mở ra kỷ nguyên độc lập lâu dài".

Cố GS Phan Huy Lê

Ngày 1/10 tới, sẽ diễn ra một cuộc triển lãm về triều đại Ngô Quyền định đô tại thành Cổ Loa (Hà Nội ngày nay) nhân 1080 năm Ngô Quyền xưng Vương (939-2019). Đồng thời hội thảo khoa học lần thứ tư về Ngô Quyền cũng được tổ chức tại Hoàng Thành Thăng Long. Đây là bước tiếp tục để chuẩn bị cho kế hoạch vốn từng nằm trong một chủ trương trước đó: Hướng tới triển khai xây đền thờ Ngô Quyền trên cố đô Cổ Loa - nơi ngài định đô - sao cho xứng tầm với công đức của một bậc quân vương "mưu tài đánh giỏi, làm nên công tái tạo, đứng đầu các vua" - như đánh giá của nhà sử học Ngô Sĩ Liên thế kỷ XV, và là vị "Tổ Trung hưng nước Việt" - như nhà yêu nước kiệt xuất Phan Bội Châu đầu thế kỷ XX ca ngợi.

Hôm 19/9, trong cuộc họp về công tác chuẩn bị Đại hội XVII Đảng bộ TP.Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng hai lần nhắc đến cố đô Cổ Loa như một chứng tích vẻ vang của lịch sử: "Cổ Loa, Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội là tiêu biểu cho lịch sử ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam, một dân tộc anh hùng, nơi lắng hồn núi sông ngàn năm. Hà Nội linh thiêng và hào hoa, niềm tin và hy vọng...". Tuy nhiên, việc biến mảnh đất thiêng liêng này có vị trí tương xứng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, dưới góc độ là một trong những cố đô của nước Việt, thì vẫn có phần khiêm tốn. Ngay cả khi chúng ta nhắc đến Hà Nội cũng chỉ thường nhắc đến địa danh Thăng Long, Đông Đô chứ rất ít khi nhắc đến địa danh Cổ Loa, dù Cổ Loa đã thuộc về thủ đô Hà Nội hôm nay.

Kinh đô cổ loa thuộc triều đại nào

Toạ đàm về nghiên cứu phục dựng nỏ Liên Châu. Ảnh: P.V

Kinh đô cổ loa thuộc triều đại nào

Cổ Loa gắn với câu chuyện An Dương Vương – Thục Phán chiến thắng hàng vạn quân Tần và xây thành giữ nước chống ngoại xâm. Ngài đã cho đắp thành, chế tạo nỏ thần Liên Châu và theo truyền thuyết đã được các vị thần giúp đỡ. Đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa là nơi du khách thường đến thăm viếng như sự biết ơn với tiền nhân chống giặc giữ nước.

Hơn 1.000 năm sau triều đại An Dương Vương, năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng, lên ngôi và chuyển kinh đô từ Đại La đến Cổ Loa.

Cố GS Phan Huy Lê từng khẳng định: "Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là cột mốc lịch sử trên con đường chuyển từ nền tự chủ sang nền độc lập thực sự, đánh dấu bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc, chấm dứt hoàn toàn thời Bắc thuộc và mở ra kỷ nguyên độc lập lâu dài".

Với chiến tích lẫy lừng ấy, Ngô Quyền xứng đáng được dân tộc tôn vinh như vị anh hùng dân tộc vĩ đại. Việc thờ cúng, xây lăng mộ ngài không chỉ được cung kính tại quê hương Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) mà còn ở nhiều tỉnh thành khác và rất cần được thực hiện cả ở nơi Ngài định đô là Cổ Loa. Như vậy mới thể hiện lòng tri ân của hậu thế với các vị vua lừng danh như Ngô Quyền năm xưa.

Mật mã từ mũi tên đồng thành Cổ Loa

Đầu tháng 8/2020, tại Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra cuộc tọa đàm khoa học do kỹ sư tên lửa Vũ Đình Thanh, hiện làm việc cho Tập đoàn vũ khí Almaz Antey thuộc Liên bang Nga, phối hợp với Trung tâm Hà Nội học và Phát triển Thủ đô tổ chức. Trong buổi tọa đàm, kỹ sư Thanh đã thuyết trình đề tài khoa học của mình về khôi phục nỏ Liên Châu.

Được sự trợ giúp của các đồng nghiệp là các chuyên gia tên lửa của Tập đoàn Almaz Antey vốn nổi tiếng với tên lửa S300, S500, kỹ sư Vũ Đình Thanh đã hoàn thiện nỏ mô phỏng đủ sức bắn 9 mũi tên kiểu khai quật từ Cổ Loa cùng lúc. Theo lý thuyết, nỏ có thể bắn một phát 20 mũi tên Cổ Loa bay xa 600m và còn hơn thế nếu có chất liệu làm cánh nỏ và dây nỏ thật tốt. Chiếc nỏ đã được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam .

Kỹ sư Vũ Đình Thanh đã thuê đúc mũi tên mới gần giống với mũi tên đồng cổ xưa vốn nằm dưới lòng đất thành Cổ Loa trên 2.000 năm, rồi đem mũi tên mô phỏng này bắn thực nghiệm. Nó đã góp phần hết sức quan trọng nhằm giải mã một vấn đề lớn và thú vị: Nỏ Liên Châu thời An Dương Vương không hề là chuyện hoang đường, là cổ tích, là thần thoại. Ngược lại, rất có cơ sở để đi tới khẳng định "nỏ Thần" là chuyện có thật 100% trong lịch sử dân tộc chúng ta.

Điều quan trọng nhất, nói như Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và Phát triển Thủ đô, người chủ trì buổi tọa đàm hôm đó, từ thực tế được phục dựng nỏ Liên Châu nói trên: "Câu chuyện nỏ Liên Châu vốn là sự thật lịch sử đời An Dương Vương đã được huyền thoại hoá, thần thánh hoá và chìm dần vào trong đám sương khói huyền ảo có đến hơn hai thiên niên kỷ, đến đây đã bắt đầu được giải ảo hiện thực bởi các nhà khảo cổ học".

Giáo sư nhấn mạnh: "Sự giải ảo hiện thực này đến mức độ nào và hiệu quả thực tế ra sao, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của nhiều nhà khoa học, nhiều ngành khoa học. Nỏ Liên Châu được thiết kế ra sao và sử dụng thế nào thì vẫn đang còn là bí ẩn, cần phải tiếp tục được giải mã".

Việc tiến hành phục dựng nỏ Liên Châu trên cơ sở khoa học và thí nghiệm bắn thử xa hàng trăm mét khá thuyết phục, góp phần khẳng định triều đại nhà nước Âu Lạc, khẳng định vua An Dương Vương là có thật. Nó phủ định sự hoài nghi trong giới sử học Trung Hoa nhiều thế kỷ qua khi vẫn khăng khăng cho rằng thời kỳ Hùng Vương - An Dương Vương chỉ là huyền thoại.

Mong Cổ Loa trở thành "di tích hai trong một"

Từ tháng 9/2012, di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, là 1 trong 21 di tích quốc gia của chúng ta. Đó là một vinh dự rất xứng đáng. Thế nhưng với ngần đó năm, biết bao biến thiên của thời cuộc và thực tế, kinh đô tại Cổ Loa cũng lại dinh vào Hoa Lư, Ninh Bình. Vì thế, đã mất đi nhiều dấu tích cổ xưa thời các vua An Dương Vương hay Ngô Quyền trị vì đất nước. Việc quyết định xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền trên đất Cổ Loa, dù có hơi muộn, nhưng cũng thể hiện truyền thống, đạo lý "uống nước nhớ nguồn" và tầm nhìn mới của người Hà Nội trước công ơn trời biển của tổ tông.

Đã đến lúc Nhà nước, mà cụ thể là ngành văn hoá nước nhà và chính quyền TP.Hà Nội nên sớm bàn và quyết định phê duyệt xây dựng trên mảnh đất linh thiêng và tự hào này một ngôi đền thờ Đức Vua Ngô Quyền để muôn đời sau hậu thế biết về ngài.

Đã 6 năm qua, quan điểm, chủ trương thì đã có, nhưng kỳ lạ thay đề xuất đó vẫn chưa thấy chuyển động.

Cũng từ nguyện vọng đó, ngành văn hoá và du lịch Hà Nội nếu được phép xây đền thờ Vua Ngô Quyền tại cố đô Cổ Loa thì hy vọng rồi sẽ có thêm những kế hoạch xa hơn để biến nơi đây thành địa chỉ du lịch tâm linh kết hợp tìm hiểu, khám phá truyền thống và lịch sử cha ông ta với 2 triều vua. Như vậy là chúng ta sẽ được cả "hai trong một", đó là thăm một địa danh đã từng được 2 vương triều định đô ở thành Cổ Loa.