Khung tên là gì

Khung tên bản vẽ kỹ thuật là phần quan trọng của bản vẽ, được hoàn thành song song với quá trình tạo ra bản vẽ. Khung tên bản vẽ kỹ thuật bao gồm các nội dung của sản phẩm được vẽ và những người liên quan đến bản vẽ. Vậy kích thước khung tên bản vẽ A4, A3, A2, A1 là bao nhiêu? và cách đặt khung tên bản vẽ chính xác nhất.

Khung tên là gì

Kích thước tiêu chuẩn của khổ giấy A4, A3, A2, A1

I. Khung tên bản vẽ kỹ thuật là gì?

Khung tên bản vẽ kỹ thuật là phần nội dung mô tả chi tiết phần kỹ thuật được vẽ theo tỷ lệ nào đó lên giấy A4, A3, A2, A1,… Khung tên bản vẽ kỹ thuật thường được đặt dọc theo cạnh của khung bản vẽ. Đối với khổ giấy A4 khung tên bản vẽ luôn được đặt theo cạnh ngắn, còn đối với các khổ giấy khác thường được đặt theo cạnh dài. Trong một số trường hợp nhất định cho phép đặt đứng khổ giấy, thì khi đó khung tên được đặt theo cạnh ngắn.

II. Hướng dẫn đặt kích thước khung tên bản vẽ a4 kỹ thuật đúng cách

Khung tên là gì

  • Đối với bản vẽ từ A3 đến A0 thì ta sẽ đặt khổ giấy nằm ngang so với khung tên, theo chiều b1 như trong hình
  • Đối với bản vẽ A4 thì ta sẽ đặt khổ giấy nằm đứng so với khung tên, theo chiều a1 như hình trên

Tìm hiểu thêm:

In tem nhãn mỹ phẩm giá rẻ chất lượng tại HCM

In tem phụ sản phẩm giá rẻ lấy ngay tại TP.HCM

III. Những kí hiệu thường gặp trong khung tên bản vẽ

1. Mẫu khung tên bản vẽ kỹ thuật dùng cho trường học

Khung tên là gì

Trong đó:

  • Ô số 1: Đầu đề bài tập hoặc tên gọi chi tiết
  • Ô số 2: Vật liệu của chi tiết
  • Ô số 3: Tỉ lệ
  • Ô số 4: Ký hiệu bản vẽ
  • Ô số 5: Họ và tên người thực hiện
  • Ô số 6: Ngày bắt đầu vẽ
  • Ô số 7: Chữ ký của người kiểm tra bản vẽ
  • Ô số 8: Ngày kiểm tra bản vẽ
  • Ô số 9: Tên trường, khoa, lớp

2. Mẫu khung tên bản vẽ kỹ thuật được dùng trong sản xuất

Khung tên là gì

Trong đó:

  • Ô số 1: Ghi tên sản phẩm phải chính xác, ngắn gọn và phù hợp với danh từ kỹ thuật
  • Ô số 2: Ghi ký hiệu bản vẽ. Ký hiệu này sau khi xoay 1800 – được ghi ở góc trái phía trên bản vẽ (Đối với bản vẽ đặt dọc thì ghi ở góc phải phía trên)
  • Ô số 3: Vật liệu chế tạo
  • Ô số 4: Ghi ký hiệu bản vẽ. Bản vẽ dùng cho sản xuất đơn chiếc ghi chữ ĐC, loạt ổn định ghi chữ A, hàng loạt hoặc đồng loạt ghi chữ B,…
  • Ô số 7: Ghi số thứ tự tờ. Nếu như bản vẽ chỉ có một tờ thì để trống
  • Ô số 8: Ghi tổng số tờ của bản vẽ kỹ thuật
  • Ô số 9: Tên cơ quan phát hành bản vẽ
  • Ô số 14: Ghi các ký hiệu sửa đổi (Chữ a,b,c…). Đồng thời, các ký hiệu này sẽ được ghi lại bên cạnh phần được sửa đổi (Đã đưa ra ngoài lề) của bản vẽ
  • Từ ô số 14 – 18: Bản sửa đổi. Việc sửa đổi bản vẽ chỉ được giải quyết tại cơ quan, xí nghiệp bảo quản bản chính

Xem thêm:

Top mẫu logo đẹp đơn giản và thiết kế ấn tượng

Khung tên là gì

1. Tiêu chuẩn tỉ lệ trong bản vẽ kỹ thuật

Tỷ lệ trong bản vẽ kỹ thuật là trị số thu nhỏ hoặc phóng lớn kích thước thuận của một chi tiết thiết kế hoặc toàn cảnh. Trong đó: 

  • Tỷ lệ của kích thước trung thực được ký hiệu là 1:1 
  • Tỷ lệ phóng lớn là tỷ lệ theo trị số được ký hiệu X:1 (Khi X lớn hơn 1) 
  • Tỷ lệ thu nhỏ là tỷ lệ theo trị số được ký hiệu 1:X (Khi X lớn hơn 1)
  • Trong đó, trị số X là trị số chẵn được quy định như 1,2,5,10,20,50,…

2. Tiêu chuẩn chữ và số trong bản vẽ kỹ thuật

Trong bản vẽ kỹ thuật, để đảm bảo độ rõ của chữ và khả năng lưu trữ cho loại phim cực nhỏ Microfilm, tiêu chuẩn ISO 3098 định chiều cao của tỷ lệ 1:căn 2.

Ví dụ như:1,8 – 2,5 – 3,5 – 5 -7 -…20mm. Chiều của chữ có thể là chiều đứng hoặc nghiêng 75 độ. Chiều cao này nên phù hợp với nét đường trong bản theo tỷ lệ

3. Tiêu chuẩn của những đường nét trong bản vẽ kỹ thuật

Các đường nét có trong bản vẽ kỹ thuật là những cạnh được nhìn thấy, những đường kính và đường phụ,… Những đường này được sử dụng tùy thuộc vào độ lớn của bản vẽ với nguyên tắc:

  • Nét từ 0,5 – 0,7mm: Những cạnh được nhìn thấy, đường viền, đường giới hạn chiều dài sử dụng của đường ren xoáy trôn ốc và đinh vít trong cơ khí
  • Nét từ 0,25 – 0,35mm: Những đường kích thước, đường giới hạn phụ, đường tượng trưng, đường chỉ dẫn ghi chú, đường tâm vòng tròn hay đường nét chải. Ngoài ra, còn có đường phụ của những phép chiếu, đường cạnh bẻ cong của chi tiết thiết kế và đường tiếp nối giữa mặt phẳng cong, đường giới hạn kích thước phục vụ kiểm tra, đường ghi chú dung sai, đường chéo của những vật liệu có cấu hình nhiều cạnh và đường kính của xoáy trôn ốc

Khung tên là gì

V. Một số lưu ý khi vẽ khung tên bản vẽ kỹ thuật

Đối với khung tên bản vẽ A3 nói riêng và các khung tên bản vẽ khác nói chung, bạn cần nắm một số lưu ý như sau:

  • Tùy theo cách trình bày, bạn có thể đặt khung tên bản vẽ theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các kiến trúc sư chuyên nghiệp, bạn nên đặt ở cạnh dưới và góc bên phải của bản vẽ
  • Khi đặt khung tên bản vẽ, bạn cần chú ý đặt cách chữ trong khung tên có dấu hướng lên trên hoặc hướng sang trái để thuận lợi cho quá trình tìm kiếm
  • Trên một tờ giấy, bạn có thể đặt nhiều khung tên bản vẽ. Tuy nhiên, khung bản vẽ và khung tên cần được tách riêng và không được chồng lên nhau
  • Khác với khung tên bản vẽ A4, khung bản vẽ A3 phải đặt khổ giấy nằm ngang so với khung tên

Trên đây là mẫu khung tên bản vẽ kỹ thuật A4, A3, A2, A1 mà In An Khánh muốn giới thiệu cho các bạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn trong việc thiết kế, vẽ bản vẽ.


THÔNG TIN IN AN KHÁNH

Địa chỉ: 10/5 Nguyễn Hồng Đào, Phường 14, Q.Tân Bình, TP. HCM

Hotline: 0967 697 932 – 0936 673 379

Email:

Website: https://inankhanh.com/

Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7

Sáng: 8h – 12h, Chiều: 13h30 – 17h

Về dịch vụ in ấn tại in An Khánh:

In decal

In sticker

In tem nhãn decal

Khung tên là gì

An Khánh hiện đang là Co Founder của công ty TNHH in ấn thiết kế An Khánh. Đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn chuyên về: in decal, in decal 7 màu, in decal giấy kraft, in decal trong, in decal sữa,.... An Khánh hiện đang quản lý cho website inankhanh.com và thực hiện tư vấn cũng như các nội dụng chuyên ngành in trên website của công ty.

Đăng nhập