Khối lượng của súng trường ckc không có đạn là bao nhiêu kg?

Trắc nghiệm GDQP 11 Bài 4. Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC

1. Kĩ sư thiết kế súng tiểu liên AK là người quốc gia nào?

a. Liên Bang Nga, Liên Xô [cũ]

b. Việt Nam

c. Trung Quốc

d. Hoa Kì

2. Trong tên gọi của súng tiểu liên AK, chữ A có ý nghĩa là gì?

a. Tên người thiết kế

b. Tự động

c. Liên thanh

d. Tiểu liên

3. Trong tên gọi của súng tiểu liên AK, chữ K có ý nghĩa là gì?

a. Tiểu liên

b. Súng bắn loạt

c. Tên kỹ sư thiết kế

d. Liên thanh

4. Súng tiểu liên AK cải tiến có thêm bộ phận giảm nẩy và lẫy giảm tốc gọi là súng gì?

a. Súng trường CKC

b. Tiểu liên AKM

c. Tiểu liên AKMS

d. Tiểu liên AKN

5. Báng súng tiểu liên AKMS có đặc điểm gì?

a. Loại báng gấp, bằng sắt

b. Làm bằng gỗ, gấp được

c. Cấu tạo như báng của súng tiểu liên AK

d. Có ổ chứa ống đựng phụ tùng

6. Quốc gia nào đã sản xuất, sử dụng phổ biến súng tiểu liên AK trong chiến tranh?

a. Hoa Kì

b. Pháp

c. Anh

d. Việt Nam

7. Súng tiểu liên AK là loại súng nào và trang bị cho mấy người sử dụng?

a. Súng tự động, trang bị cho tùng người

b. Súng bán tự động, trang bị cho hai người

c. Súng tự động, trang bị cho tổ ba người

d. Súng tự động, trang bị cho tiểu đội

8. Súng tiểu liên AK dùng hỏa lực để

a. Tiêu diệt sinh lực địch

b. Phá hủy lô cốt, ụ súng của địch

c. Tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép địch

d. Phá hủy hàng rào thép gai của địch

9. Báng súng, lưỡi lê của súng tiểu liên AK dùng để làm gì?

a. Đánh gần [giáp lá cà]

b. Phá hủy ụ súng của địch

c. Phá trang bị của địch

d. Phá hủy hàng rào của địch

10. Súng nào sau đây chỉ bắn được phát một?

a. Tiểu liên AK

b. Tiểu liên AKM

c. Súng trường CKC

d. Trung liên RPĐ

11. Súng tiểu liên AK sử dụng đạn kiểu nào do Liên Xô [cũ] sản xuất?

a. Kiểu 1930

b. Kiểu 1943

c. Kiểu 1956

d. Kiểu 1947

12. Súng tiểu liên AK sử dụng đạn kiểu nào do Trung Quốc sản xuất?

a. Kiểu 1930

b. Kiểu 1943

c. Kiểu 1956

d. Kiểu 1947

13. Việt Nam gọi chung đạn của súng tiểu liên AK là gì?

a. Đạn K43

b. Đạn K47

c. Đạn K56

d. Đạn K59

14. Đạn của súng tiểu liên AK có mấy loại?

a. 2 loại : Đạn thường; đạn cháy; đạn xuyên cháy

b. 2 loại : Đạn thường; đạn vạch đường; đạn xuyên

c. 3 loại : Đạn thường; đạn vạch đường; đạn xuyên cháy

d. 4 loại : Đạn thường; đạn vạch đường; đạn xuyên cháy; đạn cháy

15. Khi lắp đủ đạn, hộp tiếp đạn của súng tiểu liên AK chứa được bao nhiêu viên đạn?

a. 10 viên

b. 30 viên

c. 50 viên

d. 60 viên

16. Tầm bắn của súng tiểu liên AK ghi trên thước ngắm là bao nhiêu m?

a. 1000 m

b. 800 m

c. 600 m

d. 400 m

17. Tầm bắn của súng tiểu liên AK cải tiến ghi trên thước ngắm là bao nhiêu m?

a. 800 m

b. 900 m

c. 1000 m

d. 1100 m

18. Trên thước ngắm của súng tiểu liên AK, tại sao lại có vạch "∏" [nấc dưới cùng] và tương ứng với thước ngắm nào?

a. Để lấy thước ngắm 1 ban đêm,

b. Để lấy thước ngắm 2 ban đêm,

c. Để lấy thước ngắm 3 ban đêm,

d. Để lấy thước ngắm 4 ban đêm,

19. Tầm bắn hiệu quả của súng tiểu liên AK khi bắn mục tiêu mặt đất là bao nhiêu m?

a. 100m

b. 200m

c. 300m

d. 400m

20. Súng tiểu liên AK dùng hỏa lực tập trung, tầm bắn hiệu quả là bao nhiêu m?

a. 600m

b. 700m

c. 800m

d. 900m

21. Tầm bắn hiệu quả của súng tiểu liên AK khi bắn máy bay bay thấp, quân nhảy dù là bao nhiêu m?

a. 200m

b. 400m

c. 500m

d. 600m

22. Tầm bắn thẳng của súng tiểu liên AK khi mục tiêu cao 0,5m là bao nhiêu m?

a. 250m

b. 350m

c. 400m

d. 500m

23. Tầm bắn thẳng của súng tiểu liên AK khi mục tiêu cao 1,5m là bao nhiêu m?

a. 325m

b. 525m

c. 625m

d. 725m

24. Tốc độ đầu của đầu đạn súng tiểu liên AK là bao nhiêu m/s ?

a. 710m/s

b. 735m/s

c. 725m/s

d. 715m/s

25. Tốc độ đầu của đầu đạn súng tiểu liên AKM là bao nhiêu m/s?

a. 715m/s

b. 745m/s

c. 710m/s

d. 755m/s

26. Súng tiểu liên AK khi bắn liên thanh, trong một phút có thể bắn được bao nhiêu viên đạn?

a. 100 viên

b. 150 viên

c. 200 viên

d. 300 viên

27. Súng tiểu liên AK khi bắn phát một, trong một phút có thể bắn được bao nhiêu viên đạn?

a. 35 viên

b. 40 viên

c. 50 viên

d. 55 viên

28. Khối lượng của súng tiểu liên AK không có đạn là bao nhiêu kg?

a. 3,8kg

b. 4,3kg

c. 3,1kg

d. 3,3kg

29. Khối lượng của súng tiểu liên AKM không có đạn là bao nhiêu kg?

a. 3,8kg

b. 4,3kg

c. 3,1kg

d. 3,3kg

30. Khối lượng của súng tiểu liên AKMS không có đạn là bao nhiêu kg?

a. 3,8kg

b. 4,3kg

c. 3,1kg

d. 3,3kg

31. Khối lượng của súng tiểu liên AK lắp đủ đạn là bao nhiêu kg?

a. 4,3kg

b. 3,6kg

c. 3,9kg

d. 3,8kg

32. Khối lượng của súng tiểu liên AKM lắp đủ đạn là bao nhiêu kg?

a. 3,8kg

b. 3,6kg

c. 4,3kg

d. 5,4kg

33. Khối lượng của súng tiểu liên AKMS lắp đủ đạn là bao nhiêu kg?

a. 3,8kg

b. 4,3kg

c. 3,1kg

d. 3,3kg

34. Đạn súng tiểu liên AK gồm có những bộ phận nào ?

a. Vỏ đạn, hạt lửa, thuốc phóng, đầu đạn

b. Vỏ đạn, đuôi đạn, hạt lửa, thuốc phóng

c. Thân vỏ đạn, hạt lửa, hạt nổ, thuốc phóng,

d. Thân đạn, hạt lửa, thuốc phóng, đuôi đạn

35. Bộ phận giảm nẩy của súng tiểu liên AKM được lắp vào bộ phận nào?

a. Đầu nòng súng

b. Trên ống dẫn thoi và ốp lót tay

c. Trên thước ngắm

d. Đuôi nòng súng

36. Bộ phận ngắm của súng tiểu liên AK có tác dụng gì?

a. Xác định cự li bắn

b. Bắn mục tiêu vận động

c. Xác định độ cao mục tiêu

d. Ngắm bắn vào các mục tiêu

37. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng tì súng vào vai và giữ súng khi bắn?

a. Hộp tiếp đạn

b. Báng súng và tay cầm

c. Bệ khóa nòng và thoi đẩy

d. Nòng súng

38. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng chứa đạn, tiếp đạn khi bắn?

a. Lò xo đẩy đạn

b. Bao đạn

c. Hộp tiếp đạn

d. Hộp đạn

39. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng tiêu diệt địch khi đánh gần [giáp lá cà]?

a. Nòng súng

b. Thân súng

c. Lê

d. Chân súng

40. Ngoài các bộ phận của súng tiểu liên AK, còn có bộ phận nào chứa dụng cụ khác của súng?

a. Vặn vít

b. Lê, chổi lông

c. Ống đựng phụ tùng

d. Búa, kìm

41. Vỏ đạn của súng tiểu liên AK thường được làm bằng gì?

a. Hợp kim nhôm

b. Thép mạ đồng

c. Chì mạ đồng

d. Đồng nguyên chất

42. Bộ phận nào của đạn K56 có tác dụng chứa, bảo vệ thuốc phóng?

a. Đầu đạn

b. Vỏ đạn

c. Thuốc phóng

d. Hạt lửa

43. Hạt lửa của đạn K56 nằm ở vị trí nào của đạn?

a. Trong đầu đạn

b. Đáy đầu đạn

c. Cổ vỏ đạn

d. Đáy vỏ đạn

44. Bước 7 trong tháo súng tiểu liên AK là tháo bộ phận nào?

a. Nắp hộp khóa nòng

b. Bộ phận đẩy về

c. Bệ khóa nòng và khóa nòng

d. Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

45. Một trong các nội dung qui tắc tháo, lắp súng tiểu liên AK là gì?

a. Phải nắm chắc nguyên lý chuyển động của súng

b. Phải nắm chắc cấu tạo của súng

c. Hiểu rõ tính năng kỹ, chiến thuật của súng

d. Nắm vững qui tắc bảo quản, giữ gìn súng

46. Trước khi tháo, lắp súng tiểu liên AK phải thực hiện nghiêm qui tắc nào?

a. Lau chùi súng sạch sẽ

b. Kiểm tra nòng súng và buồng đạn

c. Phải khám súng

d. Kiểm tra hộp tiếp đạn và số lượng đạn

47. Khi tháo súng tiểu liên AK, phải tháo bộ phận nào trước khi tháo ống phụ tùng?

a. Thông nòng

b. Hộp tiếp đạn, kiểm tra súng

c. Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

d. Nắp hộp khóa nòng

48. Sau khi tháo bệ khóa nòng và khóa nòng súng tiểu liên AK sẽ tháo đến bộ phận nào?

a. Hộp tiếp đạn

b. Thông nòng

c. Lê, ốp lót tay

d. Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

49. Sau khi tháo bộ phận đẩy về súng tiểu liên AK sẽ tháo đến bộ phận nào?

a. Hộp tiếp đạn

b. Thông nòng

c. Bệ khóa nòng và khóa nòng

d. Nắp hộp khóa nòng

50. Sau khi tháo thông nòng súng tiểu liên AK sẽ tháo đến bộ phận nào?

a. Hộp tiếp đạn

b. Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

c. Bộ phận đẩy về

d. Nắp hộp khóa nòng

51. Khi lắp súng tiểu liên AK, bộ phận nào phải lắp vào trước?

a. Thông nòng

b. Bộ phận đẩy về

c. Nắp hộp khóa nòng

d. Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

52. Khi lắp súng tiểu liên AK, lắp xong bệ khóa nòng và khóa nòng thì lắp đến bộ phận nào?

a. Hộp tiếp đạn

b. Bộ phận đẩy về

c. Ống phụ tùng

d. Nắp hộp khóa nòng

53. Sau khi lắp xong nắp hộp khóa nòng súng tiểu liên AK, theo thứ tự phải làm động tác gì?

a. Lắp hộp tiếp đạn kiểm tra súng

b. Lắp ống phụ tùng

c. Kiểm tra chuyển động của súng

d. Kiểm tra toàn bộ súng

54. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng liên kết các bộ phận của súng?

a. Hộp khóa nòng

b. Nắp hộp khóa nòng

c. Tay kéo bệ khóa nòng

d. Bệ khóa nòng

55. Bước 1 trong tháo súng tiểu liên AK là tháo bộ phận nào?

a. Thông nòng

b. Phụ tùng

c. Hộp tiếp đạn và kiểm tra súng

d. Nắp hộp khóa nòng

56. Cỡ nòng súng tiểu liên AK là bao nhiêu mm?

a. 7,56mm

b. 7,62mm

c. 76,2mm

d. 7,26mm

57. Bước 1 trong lắp súng tiểu liên AK là lắp bộ phận nào?

a. Nắp hộp khóa nòng

b. Bộ phận đẩy về

c. Bệ khóa nòng và khóa nòng

d. Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

58. Bước cuối cùng trong lắp súng tiểu liên AK là lắp bộ phận nào?

a. Nắp hộp khóa nòng

b. Thông nòng

c. Phụ tùng

d. Hộp tiếp đạn

59. Bộ phận nào trên súng tiểu liên AK có tác dụng lấy thước ngắm trước khi bắn?

a. Đầu ngắm

b. Khe ngắm

c. Cữ thước ngắm

d. Thân thước ngắm

60. Bộ phận nào trên súng tiểu liên AK có tác dụng ngắm bắn khi bắn?

a. Bộ phận ngắm

b. Khe ngắm

c. Cữ thước ngắm

d. Thân thước ngắm

61. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng đẩy đạn vào buồng đạn?

a. Bệ khóa nòng

b. Hộp khóa nòng

c. Tay kéo bệ khóa nòng

d. Khóa nòng

62. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng kéo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn khi bắn?

a. Ngoàm giữ đạn

b. Cần định cách bắn

c. Tay kéo bệ khóa nòng

d. Móc đạn của khóa nòng

63. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng hất vỏ đạn ra ngoài khi bắn?

a. Ngoàm giữ đạn

b. Cần định cách bắn

c. Tay kéo bệ khóa nòng

d. Mấu hất vỏ đạn

64. Bộ phận nào súng tiểu liên AK khi bắn có tác dụng đóng, mở khóa nòng, làm cho đạn nổ, kéo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn?

a. Bệ khóa nòng và thoi đẩy

b. Khóa nòng

c. Hộp khóa nòng

d. Nòng súng

65. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng làm cho khóa nòng và bộ phận cò chuyển động?

a. Bệ khóa nòng và thoi đẩy

b. Hộp khóa nòng

c. Lò xo đẩy về

d. Bộ phận giảm nẩy

66. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng đẩy bệ khóa nòng, khóa nòng về phía trước và giữ nắp hộp khóa nòng?

a. Nòng súng

b. Bộ phận đẩy về

c. Báng súng và tay cầm

d. Bộ phận cò

67. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng dẫn thoi đẩy chuyển động, giữ súng, bảo vệ tay không bị nóng khi bắn?

a. Hộp tiếp đạn

b. Báng súng và tay cầm

c. Bệ khóa nòng và thoi đẩy

d. Ống dẫn thoi và ốp lót tay

68. Phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng giữ búa ở thế giương, làm búa đập vào kim hỏa, khóa an toàn, định cách bắn?

a. Bộ phận đẩy về

b. Bệ khóa nòng và thoi đẩy

c. Bộ phận cò

d. Tay kéo bệ khóa nòng

69. Đầu đạn súng tiểu liên AK [K56] không sơn là

a. Đạn thường

b. Đạn cháy

c. Đạn vạch đường

d. Đạn xuyên cháy

70. Đầu đạn súng tiểu liên AK [K56] sơn màu xanh lá cây là

a. Đạn thường

b. Đạn cháy

c. Đạn vạch đường

d. Đạn xuyên cháy

71. Súng tiểu liên AK khi bắn, bộ phận nào trên có tác dụng làm cho đầu đạn tự xoay trong quá trình vận động?

a. Đầu đạn

b. Nòng súng

c. Vỏ đạn

d. Thân đạn

72. Bộ phận nào súng tiểu liên AK có tác dụng định hướng bay ban đầu cho đầu đạn khi bắn?

a. Đầu đạn

b. Nòng súng

c. Thân súng

d. Thân đạn

73. Bộ phận nào của đạn súng tiểu liên AK có tác dụng sinh ra áp lực cao để đẩy đầu đạn chuyển động khi bắn?

a. Hạt lửa

b. Nòng súng

c. Thuốc phóng

d. Buồng đạn

74. Tại sao đầu đạn của súng tiểu liên AK khi bắn lại tự xoay tròn quanh trục của nó khi chuyển động?

a. Do bị lực hút của Trái Đất

b. Do nòng súng có rãnh xoắn

c. Vì đầu đạn có rãnh xoắn

d. Do cấu tạo của vỏ đạn

75. Thành phần nào của đạn tạo cho đầu đạn có tốc độ đầu nhất định?

a. Hình dáng đầu đạn

b. Chất liệu làm vỏ đạn

c. Hình dáng thân đạn

d. Số lượng thuốc phóng

76. Khi lên đạn, kéo tay kéo bệ khóa nòng của súng tiểu liên AK về sau hết cỡ thì viên đạn thứ nhất nằm ở đâu?

a. Trong hộp tiếp đạn

b. Trước đường tiến của mấu đẩy đạn

c. Trước đường tiến của kim hỏa

d. Trong buồng đạn

77. Khi lên đạn, thả tay kéo bệ khóa nòng của súng tiểu liên AK về trước hết cỡ thì viên đạn thứ nhất nằm ở đâu?

a. Trong hộp tiếp đạn

b. Trước đường tiến của mấu đẩy đạn

c. Trước đường tiến của khóa nòng

d. Trong buồng đạn

78. Bộ phận nào của súng trường CKC có tác dụng làm cho bệ khóa nòng, khóa nòng và bộ phận cò chuyển động?

a. Bệ khóa nòng

b. Hộp khóa nòng

c. Bộ phận đẩy về

d. Bộ phận giảm nẩy

79. Bộ phận nào của súng trường CKC có tác dụng làm cho bệ khóa nòng và khóa nòng chuyển động về phía trước?

a. Bệ khóa nòng

b. Hộp khóa nòng

c. Bộ phận đẩy về

d. Bộ phận giảm nẩy

Mục lục

Lịch sửSửa đổi

Bối cảnh ra đờiSửa đổi

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nhiều nước nhận ra rằng các mẫu súng trường hiện có [như Mosin-Nagant, Lee-Enfield hay Gewehr 98], dù đã được hiện đại hóa bằng cách thu ngắn bớt nòng súng đi so với các phiên bản trước đó của chúng nhưng vẫn quá dài và rất nặng nề khi sử dụng. Tầm bắn của những loại súng này là rất xa - có thể lên tới 1000 mét [tương đương với các khẩu trung liên và đại liên thời bấy giờ], quá thừa đối với bộ binh khi mà hầu hết những trận đọ súng chỉ xảy ra với tầm thị lực của người lính là từ 100 - 300 mét [chỉ có những xạ thủ bắn tỉa cùng với kính ngắm mới có thể tận dụng hết tầm bắn của những khẩu súng trường như thế này]. Tuy bắn xa nhưng tốc độ bắn của súng lại chậm [tối đa chỉ khoảng 15 phát/phút] do cơ cấu bắn phát một, sau mỗi phát bắn xạ thủ lại phải kéo khóa nòng để lên đạn, nếu giao chiến ở tầm gần thì không thể địch lại súng liên thanh.

Giải pháp của người Mỹ đưa ra là khẩu súng bán tự động M1 Carbine, sử dụng đạn.30 Carbine, thiết kế theo trường phái kéo dài đạn súng ngắn với thuốc đạn viên tròn và đầu đạn không có hiệu ứng con quay. Người Đức tạo ra khẩu MP 43 [về sau đổi tên thành StG-44] với đạn 7,92x33mm Kurz có mũi đạn chóp nhọn giống đạn súng trường - tuy không đóng góp gì nhiều cho kết cục của cuộc thế chiến, nhưng lại rất nổi tiếng vì những tính năng ưu việt của nó khi ra đời. Súng không bắn điểm xạ bằng cách cầm vào phần nằm trước băng đạn như ốp lót tay của AK-47 hay M-16 được, vì đó là chỗ tản nhiệt cho nòng.

Liên Xô đề ra giải pháp gần giống với Đức: họ cắt ngắn đạn 7,62x54mmR trở thành đạn 7,62x41mm [và sau đó cải tiến tiếp thành đạn 7,62x39mm M43 cực kì nổi tiếng], nhưng vẫn giữ nguyên loại thuốc đạn trụ cứng của súng trường. Ý tưởng này đã có từ lâu trong quân đội Nga Hoàng với khẩu Fedorov Avtomat, tuy nhiên việc sử dụng súng này bị ngưng do thiếu nguồn cung đạn 6,5x50mm từ Nhật Bản. Và ngay trong năm 1943, một cuộc thiết kế súng trường carbine tiêu chuẩn cho Hồng Quân Xô Viết được tiến hành để sử dụng loại đạn mới này.

Quá trình phát triểnSửa đổi

Các chiến sĩ Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam với khẩu СКС trong tay.

Vào cuối những năm 1940, quân đội Liên Xô đã tìm kiếm một loại vũ khí thế hệ mới để thay thế súng trường bắn phát một Mosin Nagant vốn đã lỗi thời. Loại súng mới sẽ sử dụng đạn 7,62x39mm M43.

Sergei Gavrilovich Simonov đã tiến hành sửa lại khẩu AVS-36 trước đó của ông: thay đổi loại nòng và kích cỡ các chi tiết nằm bên trong hộp khóa nòng. Ông cũng sử dụng hộp đạn gắn cứng với kẹp đạn thay cho hộp tiếp đạn trên thiết kế AVS-36 trước đó. Khẩu súng mới này đã chiến thắng áp đảo trước thiết kế của Mikhail Timofeyevich Kalashnikov và nó nhanh chóng được thử nghiệm trên chiến trường trong năm 1945 với phát xít Đức.

Vadim Kozulin, giáo sư tại Học viện Khoa học Quân sự Nga cho biết: SKS đã chứng tỏ độ chính xác vượt trội hơn so với AK-47 phiên bản đầu trong các cuộc thử nghiệm vào cuối những năm 1940. Tuy vậy, SKS có một số hạn chế nhất định khiến nó không được ưa chuộng bằng AK-47, đó là đạn súng chỉ được nạp bằng tay hoặc bằng kẹp 10 viên, cơ chế bắn bán tự động chỉ đạt tốc độ bắn 35 - 40 phát/phút. Giới chỉ huy quân sự Liên Xô muốn trang bị các loại súng hoàn toàn tự động có hộp tiếp đạn như AK-47, thay vì tiếp tục sử dụng súng cạc-bin. Tính năng bắn liên thanh và hộp tiếp đạn 30 viên khiến AK-47 trở nên mạnh mẽ hơn nhiều so với CKC, mặc dù CKC có độ chính xác đường đạn cao hơn.KC

Kẹp đạn 10 viên của CKC

Sau đó, súng được đưa sản xuất đại trà từ năm 1949 tới khi bị thay thế hoàn toàn vào năm 1959 bởi AKM. Hồng Quân dừng việc sản xuất CKC vào năm 1965 vì Liên Xô đã sản xuất AKM với số lượng lớn để thay cho [[CKC. Liên Xô cung cấp giấy phép cũng như công nghệ sản xuất CKC cho rất nhiều nước xã hội chủ nghĩa như: Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Đức, Nam Tư, Lào, Việt Nam,...

Tuy sớm bị thay thế tại quê nhà, nhưng SKS lại là vũ khí được nhiều quân đội nước ngoài ưa chuộng. Liên Xô đã đồng ý chia sẻ công nghệ chế tạo vũ khí này cho Trung Quốc, và Trung Quốc đã sản xuất hàng triệu khẩu CKC và đặt tên là "Type 56". Trong những năm 1950-1970, loại súng này rất phù hợp với học thuyết quân sự của Trung Quốc khi đó: ưu tiên các loại súng trường có độ bền cao, thiên về bắn tỉa và phục kích để trang bị cho lực lượng dân quân đông tới vài triệu người. Loại vũ khí này rất hữu ích cho quân đội Trung Quốc vì nó khá thon gọn, cho phép các chiến sĩ du kích dễ dàng ẩn nấp [do không cần gắn băng đạn cồng kềnh], trong chiến thuật điểm xạ tầm xa mà du kích ưa thích thì SKS cũng chính xác hơn AK-47. Tốc độ bắn khá chậm của SKS cũng hạn chế tốc độ tiêu hao đạn dược, vốn là thứ dễ bị thiếu thốn với lực lượng dân quân du kích. Hàng trăm nghìn khẩu SKS đã được viện trợ cho Quân đội Nhân dân Việt Nam và loại súng này đã thể hiện hiệu quả tốt nhất trong chiến tranh chống Mỹ.

Cho đến tận những năm 2020, CKC vẫn được Trung Quốc và Việt Nam và Lào [và một số nước khác] sử dụng trong các đơn vị công an và dân quân, một số được gắn cả kính ngắm để làm súng bắn tỉa.

Thiết kếSửa đổi

CKC cải tiến với ống ngắm quang học và rail gắn chân chống chữ V và báng súng bằng nhựa composite sơn đen

CKC sử dụng cơ chế trích khí ngắn [gần giống với súng trường chống tăng PTRS-41 và AVS-36]. Thoạt đầu, viên đạn đầu tiên được khai hỏa bằng cơ cấu cò súng. Một lượng khí thuốc súng được trích ra và đẩy vào ống trích khí, tạo lực đẩy lùi cụm cơ cấu móc đạn. Cụm cơ cấu này lùi về sau và ngay lập tức đẩy vỏ đạn cũ ra ngoài, nén lò xo phía sau lại rồi bật trở lại nhờ lực đàn hồi và móc viên đạn tiếp theo vào bệ khóa nòng, sẵn sàng cho phát bắn kế tiếp.

Các phiên bản đầu tiên của Liên Xô sử dụng cơ cấu lò xo phía sau búa kim hỏa. Tuy nhiên hầu hết các phiên bản hiện đại hóa của súng lại loại bỏ cơ cấu này. Điều này trở nên cực kì nguy hiểm: nếu không may để búa kim hỏa đột ngột rơi tự do vào viên đạn đã được nạp sẵn, súng có thể bị cướp cò. Do đó, súng đòi hỏi cần phải được bảo dưỡng định kỳ một cách cẩn thận, nhất là sau một thời gian dài súng không được sử dụng để tránh tình trạng súng bị cướp cò.

Các quốc gia đã và đang sử dụng CKC [màu xanh lam]

Nòng súng thường được mạ crôm để tránh rỉ sét, mặc dù việc mạ nòng có thể làm giảm độ chuẩn xác của viên đạn bắn ra. Nòng súng cũng dài hơn khẩu AK nên có sơ tốc đầu nòng lớn hơn và tầm bắn xa hơn, nhờ đó CKC vẫn được giữ lại trong bộ xung hỏa lực AK - CKC - RPD cho mục đích điểm xạ tầm xa. CKC và trung liên RPD chỉ bị loại bỏ sau khi AKM và RPK đi vào biên chế của Quân đội Xô Viết từ năm 1959.

Tất cả các biến thể quân sự được trang bị một lưỡi lê [riêng phiên bản Type 56 của Trung Quốc sử dụng một lưỡi lê 3 cạnh dài hơn lưỡi lê cơ bản của Liên Xô], một số phiên bản như của Nam Tư còn trang bị cả súng phóng lựu cá nhân ở dưới ốp lót nòng.

Hộp đạn 10 viên của súng có thể nạp bằng tay hoặc thông qua kẹp gài đạn. Ngoài ra, hộp tiếp đạn gắn cố định của súng có thể mở từ phía dưới để lấy đạn cũ ra khỏi súng. Các phiên bản sau này có thể sử dụng chung hộp tiếp đạn với AK-47. Báng súng cũng chứa 1 bộ dụng cụ bảo dưỡng cơ bản cho súng.

Các nước sử dụngSửa đổi

  • Liên Xô
  • Nga
  • Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
  • Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
  • Việt Nam
  • Belarus
  • Mông Cổ
  • Trung Quốc
  • Cuba
  • Nicaragua
  • Lào
  • Cộng hòa Nhân dân Campuchia
  • Campuchia
  • Myanmar
  • Bangladesh
  • Ukraina
  • Kazakhstan
  • Uzbekistan
  • Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
  • Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư
  • Cộng hòa Dân chủ Đức
  • Ai Cập
  • Mozambique
  • Angola

A. PHẦN LÝ THUYẾT

I. Súng tiểu liên AK

1. Tác dụng, tính năng chiến đấu

2. Cấu tạo của súng

3. Cấu tạo đạn K56

4. Sơ lược chuyển động của súng khi bắn

5. Cách lắp và tháo đạn

a. Lắp đạn

b. Tháo đạn

6. Tháo và lắp súng thông thường

a. Quy tắc chung tháo và lắp súng

b. Thứ tự động tác tháo và lắp

* Tháo súng:

*Lắp súng:

II. Súng trường CKC

1. Tác dụng, tính năng chiến đấu

Tác dụng:để tiêu diệt sinh lực địch

Tính năng:chỉ bắn được phát 1 và có lê để đánh gần:

2. Cấu tạo của súng

3. Sơ lược chuyển động của súng khi bắn

4. Cách lắp và tháo đạn

a. Lắp đạn

Tay trái cầm kẹp đạn, tay phải cầm viên đạn đặt viên đạn vào kẹp đạn sao cho gờ đáy vỏ đạn khớp gờ 2 thành kẹp. Sau đó lắp kẹp đạn vào súng

b. Tháo đạn:

Tay trái cầm kẹp đạn, tay phải lấy từng viên đạn ra khỏi kẹp đạn.

5. Tháo và lắp súng thông thường

a. Quy tắc chung tháp và lắp súng [ tương tự như súng AK]

b. Thứ tự động tác tháo và lắp súng

* Tháo súng:

* Lắp súng:

III. Quy tắc sử dụng và bảo quản súng

I. Súng tiểu liên AK

– Xuất xứ: do Liên Xô sản xuất đầu tiên

– Tên: Atomat Kalashnicov [súng Kalashnicov tự động] còn gọi là súng AK 47, AK thường hay AK

– Năm chế tạo: 1947

– Kích cỡ 7,62 mm.

1. Tác dụng, tính năng chiến đấu

– Loại: súng tự động nạp đạn

– Loại đạn: kiểu 1943 do Liên bang Nga hoặc đạn kiểu 1956 do TQ và một số nước sản xuất

– Tầm bắn ghi trên thước ngắm : 800m, AK cải tiến là 1000m.

– Tầm bắn hiệu qủa: 400; hỏa lực tập trung: 800 m; bắn máy bay, quân nhảy dù : 500m

– Tầm bắn thẳng: Mục tiêu cao 0.5m là 350m, mục tiêu cao 1.5m là 525m

– Tốc độ của đầu đạn: AK:710m/s; AK cải tiến:715m/s

– Tốc độ bắn chiến đấu: phát một: 40phát/phút, liên thanh: 100phát/phút.

– Trọng lượng của súng là 3,8kg, AKM : 3,1kg, AKMS : 3,3kg.

– Hộp tiếp đạn chứa 30 viên nặng 0,5 kg

2. Cấu tạo của súng.

– Súng tiểu liên AK gồm có 11 bộ phận chính

– Nòng súng: Để định hướng bay cho đầu đạn…

– Bộ phận ngắm: Để ngắm bắn vào các mục tiêu ở cự ly khác nhau.

– Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng.

– Bệ khóa nòng và thoi đẩy.

– Khóa nòng.

– Bộ phận cò.

– Bộ phận đẩy về.

– Ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay.

– Báng súng và tay cầm.

– Hộp tiếp đạn.

– Lê

3. Cấu tạo của đạn.

– Đạn K56 có 4 bộ phận:

– Đầu đạn.

– Vỏ đạn.

– Thuốc phóng

– Hạt lửa.

4. Sơ lược chuyển động của súng khi bắn

– Gạtcầnđịnhcách bắn về vị trí bắn, kéo tay khéo BKN về sau, buông ra để lên đạn.

– Bóp cò, búa đạp vào kim hỏa, kim hỏa chọc vào hạt lửa, đạn nổ đẩy đầu đạn vào nòng súng.

– Khiđầu đạnqua lỗ tríchkhí thuốc, một phần khí thuốc phụt qua lỗ truyền khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng lùi,hất vỏ đạn ra ngoài.

– Khibệ khoá nòng lùi hết cỡ, bộ phậnđẩy về giãn ra đẩybệ khoá nòng vàkhoá nòng tiến, đưaviên đạn tiếp theo vào buồng đạn.

5. Cách lắp và tháo đạn

a. Lắp đạn

b. Tháo đạn

– Tay trái giữ hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay sang trái.

– Tay phải dùng đầu ngón tay cái đẩy đáy vỏ đạn về trước, cứ như vạy cho đến khi hết đạn.

6. Tháo và lắp súng thông thường

a. Quy tắc chung tháo và lắp súng

– Người tháo, lắp phải nắm vững cấu tạo của súng.

– Khi tháo phải chọn nơi khô ráo, sạch sẽ. Trước khi tháo phải chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng, phương tiện cần thiết.

– Trước khi tháo, lắp phải khám súng.

– Khi tháo, lắp phải dùng đúng phụ tùng, làm đúng động tác, gặp vướng mắc phải nghiên cứu thận trọng, không dùng sức mạnh đập, bẩy làm hỏng súng.

b. Thứ tự động tác tháo và lắp

* Tháo súng:

– Bước 1: Tháo hộp tiếp đạn và kiểm tra súng

– Bước 2: Tháo ống phụ tùng

– Bước 3: Tháo thông nòng.

– Bước 4: Tháo nắp hộp khóa nòng

– Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về.

– Bước 6: Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng.

– Bước 7: Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay.

*Lắp súng:

Bước 1: Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên.

Bước 2: Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng.

Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về.

Bước 4: Lắp nắp hộp khóa nòng và kiểm tra chuyển động của súng.

Bước 5: Lắp thông nòng súng.

Bước 6: Lắp ống phụ tùng.

Bước 7: Lắp hộp tiếp đạn

Video liên quan

Chủ Đề