Khát nước khi mang thai tháng cuối

Có mẹ nào như em không? Em đang tuần 36 em uống nước rất nhiều, tuần này bỗng nhiên em thấy khát nước hơn hẳn, em uống 3l nước trắng/ ngày + nước canh, nước hoa quả... mà vẫn không hết khát. uống được một lúc là lại thấy môi khô lại (như mùa hanh ấy), miệng đắng ngắt không thể không uống tiếp. đêm mà em tình dậy đi WC vào lại uống tiếp, từ lúc đi ngủ đến sáng cũng hết 0,5l. Có mẹ nào có kinh nghiệm không chia sẻ em với?

Nước rất thiết yếu trong cuộc sống con người và cho từng cơ thể sống. Khi mang bầu, nước lại có vai trò quan trọng giúp cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Điều đó có nghĩa là bạn luôn phải giữ đủ nước cho cơ thể.

Dưới đây là các triệu chứng mất nước trong khi mang thai và cách giữ an toàn cho mẹ và bé.

Nguyên nhân gây mất nước khi mang thai

Mất nước là hậu quả của việc cơ thể mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được đưa vào. Kết quả là cơ thể sẽ phải đấu tranh để có thể hoạt động bình thường. Nếu bạn không bù được lượng nước đã mất, bạn sẽ bị mất nước.

Nước có trong thành phần của nhau thai - bộ phận đảm nhiệm chức năng cung cấp dinh dưỡng cho em bé phát triển. Nước cũng có trong túi ối, là môi trường để thai nhi sống và lớn lên trong suốt 9 tháng thai kỳ.

Mất nước trong quá trình mang thai thực sự rất đáng lo ngại vì có thể để lại những biến chứng rất nghiêm trọng, bao gồm:

  • Dị tật ống thần kinh của thai nhi
  • Thiểu ối
  • Sinh non
  • Ít sữa mẹ
  • Dị tật bẩm sinh của em bé

Cơ thể bạn cần rất nhiều nước trong khi mang thai. Nếu bạn không chú ý đến việc bù lại lượng nước đã mất, mất nước sẽ là tình trạng tự động xảy ra. Nếu bạn đang trong giai đoạn ốm nghén thì khả năng mất nước của bạn sẽ cao hơn. Nôn mửa có thể dẫn đến thiếu dịch lỏng và các chất điện giải cũng như thiếu axit dạ dày. Khi bạn ở những tháng sau của thai kỳ, nóng trong cũng là một vấn đề có thể dẫn đến mất nước.

Các nguyên nhân phổ biến khác gây mất nước bao gồm:

  • Tập các bài tập mạnh, đặc biệt là khi thời tiết nóng ẩm
  • Tiêu chảy nặng
  • Nôn mửa
  • Sốt
  • Vã mồ hôi quá nhiều
  • Không uống đủ nước

Dấu hiệu của tình trạng mất nước khi mang thai

Khi bạn bị mất nước, cơ thể bạn sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu nhất định. Việc bạn sớm nhận ra những dấu hiệu đó có ý nghĩa rất quan trọng.

Nóng trong khi mang thai có thể là một dấu hiệu của mất nước. Nếu bạn không uống đủ nước, cơ thể sẽ gặp vấn đề khi tự điều chỉnh nhiệt độ và dễ dẫn đến tình trạng nóng trong. Bên cạnh đó, nước tiểu màu vàng đậm là một dấu hiệu báo động rằng bạn uống không đủ nước. Nước tiểu trong có nghĩa là bạn uống đủ nước.

Mất nước nhẹ hoặc trung bình có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Cảm giác khô miệng, dính trong miệng
  • Cảm thấy khát nước
  • Giảm nhu cầu đi tiểu và lượng nước tiểu ít
  • Táo bón
  • Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi
  • Buồn ngủ hoặc ngủ gà, mơ màng

Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng này, hãy uống thêm nước và nghỉ ngơi yên tĩnh. Tốt nhất bạn cũng nên gọi cho bác sỹ và giải thích những gì bạn đang trải qua.

Khát nước khi mang thai tháng cuối

Trong quá trình mang thai, mất nước còn có thể gây ra những cơn co thắt Braxton – Hick. Đây là những cơn co thắt tử cung thường kéo dài trong khoảng 1-2 phút. Việc co thắt như thế này là rất phổ biến trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhưng bạn cũng có thể sẽ cảm thấy các cơn co thắt này trong 3 tháng giữa thai kỳ. Nếu bạn để ý thấy mình có rất nhiều các cơn co thắt như vậy, đó có thể là dấu hiệu báo rằng cơ thể bạn đang không đủ nước.

Mất nước nhẹ và thậm chí là mất nước trung bình có thể được kiểm soát và phục hồi bằng việc uống nước. Nhưng mất nước nặng, đặc biệt là trong khi mang thai, cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức

Mất nước nặng có thể bao gồm các triệu chứng:

  • Rất khát nước
  • Rất khô miệng, khô da và khô các lớp màng nhầy
  • Da khô và teo lại, thiếu độ đàn hồi hoặc nếu khi da bị chèn ép (như cấu, véo, ấn) thì không thể trở lại như lúc trước
  • Mắt trũng
  • Đái ít hoặc không đi tiểu. Nước tiểu rất sẫm màu và rất ít nước tiểu
  • Tim đập nhanh và thở gấp. Có thể tụt huyết áp
  • Dễ bị kích thích và có thể lú lẫn, hôn mê

Nếu bạn xuất hiện bất cứ triệu chứng nào trong các triệu chứng trên, bạn sẽ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Hãy gọi cho bác sỹ hoặc đến bệnh viện ngay.

Làm thế nào để dự phòng mất nước khi mang thai?

Dự phòng mất nước không quá khó, bạn cần lưu ý những cách sau đây:

  • Uống đủ nước mỗi ngày là cách tốt nhất để giữ đủ nước trong khi mang thai. Phụ nữ mang thai được khuyến cáo uống khoảng 3,0 lít nước, tức là khoảng 12 cốc nước mỗi ngày. 
  • Lý tưởng nhất vẫn là uống nước, nhưng bạn cũng có thể uống sữa, uống nước hoa quả hoặc nước súp, nước canh.
  • Nếu bạn bị khó tiêu, cố gắng uống nước giữa các bữa ăn thay vì uống nước trong khi ăn vì việc này sẽ làm tình trạng khó tiêu trở nên nặng hơn.
  • Nếu bạn bị ốm nghén và thường xuyên nôn mửa, cố gắng uống thật nhiều nước khi bạn không thấy buồn nôn. Trong trường hợp bạn bị ốm nghén nặng và không thể giữ nước trong người được, bạn nên đến gặp bác sỹ để được hướng dẫn đầy đủ.
  • Tránh sử dụng caffein vì có thể sẽ làm bạn đi tiểu nhiều hơn và làm gia tăng tình trạng mất nước.
  • Giảm thiểu thực hiện bất cứ hoạt động nào làm bạn quá nóng, như luyện tập nặng hay kể cả việc đi ra ngoài khi thời tiết rất nóng hoặc rất ẩm cũng có thể gây nóng trong và mất nước.

Bất cứ ai cũng có thể bị mất nước, nhưng khi bạn đang mang thai, bạn sẽ có nguy cơ mất nước cao hơn.

Cách tốt nhất để tránh mất nước, dù là mức nhẹ, trung bình hay nặng là tập trung uống nước. Biến uống nước trở thành thói quen, luôn mang theo nước bên mình khi bạn ra khỏi nhà.

Miễn là bạn uống đủ lượng nước mỗi ngày, cơ thể bạn và em bé trong bụng sẽ phát triển bình thường.

Đái tháo đường thai kỳ có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khô miệng. Điều này có thể là do lượng đường huyết tăng, khiến lượng nước trong cơ thể giảm. Ngoài khô miệng, khát nước khi mang thai và triệu chứng khác như đau rát trong miệng, nứt môi…

2. Thiếu máu

Khô miệng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Ngoài khô miệng, thiếu máu còn có các triệu chứng khác như khô cổ, nứt môi, lưỡi đau rát.

3. Tăng huyết áp

Nếu hiện tượng khô miệng đi kèm với một cơn đau đầu dữ dội thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy huyết áp của bạn tăng cao.

Bí quyết để đối phó với chứng khô miệng khi mang thai

Khô miệng không phải là bệnh, nên không có biện pháp y tế cụ thể để điều trị. Tốt nhất, bạn nên tìm nguyên nhân gây ra tình trạng này và có cách giải quyết phù hợp. Tuy nhiên, dù nguyên nhân là gì thì bạn nên uống ít nhất 2 – 3 lít nước mỗi ngày để tránh bị mất nước.

Dưới đây là một số bí quyết mà bạn có thể thử để “đánh bay” triệu chứng khó chịu này:

  • Uống nước thường xuyên ngay cả khi không thấy khát. Bạn cũng có thể ngậm những viên đá nhỏ để giúp miệng luôn ẩm ướt.
  • Cố gắng thở bằng mũi ngay cả khi đang ngủ để ngăn nước bốc hơi từ miệng khiến bà bầu bị khô môi.
  • Đừng uống rượu hoặc cà phê khi mang thai bởi những loại thức uống này không chỉ gây mất nước mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
  • Không hút thuốc khi mang thai bởi hút thuốc khiến cổ họng bạn trở nên khô rát hơn.
  • Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ nếu bạn sống ở các khu vực có độ ẩm thấp.
  • Nhai kẹo cao su (tốt nhất là không đường) vì hoạt động nhai kích thích sản xuất nước bọt.
  • Chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Chải răng và dùng chỉ nha khoa vào buổi sáng, tối và sau mỗi bữa ăn.
  • Uống nước dừa bởi nước dừa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin và khoáng chất.
  • Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng với đầy đủ rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và thịt nạc.
  • Tránh dùng nhiều muối vì nó có thể khiến cơ thể mất nước.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hiện tượng khô miệng không phải là vấn đề nguy hiểm và có thể được kiểm soát khá dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn bị khô miệng đi kèm với các triệu chứng như nhức đầu, có cảm giác nóng rát trong khoang miệng, mệt mỏi cực độ, tiêu chảy, buồn nôn… thì hãy đến bác sĩ khám ngay.

Mang thai làm thay đổi nột tiết tố của cơ thể và hiện tượng khô miệng là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi cơ thể bạn thay đổi quá nhanh. Tuy nhiên, mặc dù khô miệng không phải là vấn đề lớn nhưng nó có thể là dấu hiệu của nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Hãy ghi lại tất cả những thay đổi mà cơ thể bạn trải qua trong thai kỳ. Điều này sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra những vấn đề bất thường để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Vẫn biết uống nước là một hành động bình thường ai ai cũng làm hàng ngày, nhưng nếu cơn khát “ghé thăm” quá thường xuyên thì sao? Nhất là với các mẹ bầu, khát nước quá mức có gây nguy hiểm?

Khát nước khi mang thai tháng cuối
Nguyên nhân vì sao bà bầu thường khát nước sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây

Thông thường, cảm giác khát nước là dấu hiệu báo động cơ thể đang không có đủ lượng nước cần thiết. Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất lỏng hơn bình thường. Hơn nữa, do nhiệt độ cơ thể mẹ bầu thường cao hơn nên rất dễ nóng và đổ mồ hôi, dẫn đến mất nước nhiều hơn. Chính vì vậy, bà bầu thường dễ bị khát hơn.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng cảnh báo một số trường hợp khát nước quá mức do tiểu đường thai kỳ. Nếu phải uống nước liên tục do cảm thấy khát, mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị sớm.

Ốm nghén cũng là nguyên nhân làm nhiều mẹ bầu thích uống nước. Thay vì thèm ăn đồ chua, đồ ngọt, mẹ bầu bị nghén “lạ” thường muốn ăn những thứ không phải thực phẩm như đá lạnh, nước lạnh… Nghiên cứu cho thấy, chứng nghén lạ có thể là biểu hiện của việc thiếu sắt khi mang thai, nhất là từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi.

Dinh dưỡng khi mang thai: Bà bầu nên uống bao nhiêu nước?

Để đáp ứng nhu cầu chất lỏng ngày càng tăng của cơ thể trong thai kỳ, mẹ bầu nên uống khoảng 8 -10 ly nước mỗi ngày, tương đương khoảng 2-2,5 lít/ ngày. Đồng thời, sau mỗi lần tập thể dục, bầu nên uống thêm 1 ly nước để bù lại lượng chất lỏng đã mất. Những ngày nóng nực, đổ nhiều mồ hôi nên uống thêm 1-2 ly nước.

Ngoài nước lọc, mẹ bầu cũng có thể uống nước ép trái cây, nước mía, nước dừa…, nhưng không nên uống quá nhiều. Các loại đồ uống chứa caffein như trà, cà phê, nước ngọt nên hạn chế, bởi chúng có thể làm cơ thể mẹ bầu nhanh mất nước hơn.

Tuy nhiên, dù tốt đến mấy, nước cũng không thể thay thế cho những thức ăn giàu vitamin và khoáng chất trong thực đơn dinh dưỡng khi mang thai của mẹ. Bà bầu cần ăn uống cân bằng. Không nên uống quá nhiều nước trước bữa ăn để chừa chỗ cho dạ dày chứa thực phẩm. Nếu cảm thấy khó có thể cân bằng chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

Lưu ý dành cho mẹ:

– Không nên uống quá nhiều nước một lần

– Không đợi đến khi thấy khát mới uống nước

– Uống nhiều nước lạnh có thể làm tăng khả năng viêm họng, đau họng, đau bụng…