Huyền như lừa đảo xử thế nào

Trước đó, ngày 7/1/2015, sau khi xét xử phúc thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm liên quan đến hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Huyền Như đối với 5 công ty gồm: Công ty cổ phần chứng khoán Phương Đông, Công ty cổ phần đầu tư Hưng Yên, Công ty cổ phần chứng khoán SaigonBank Berjara (SBBS), Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu và Công ty An Lộc; tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm đối với bị cáo Võ Anh Tuấn về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với Công ty cổ phần đầu tư Hưng Yên để điều tra xét xử lại.

Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã yêu cầu điều tra lại nhằm làm rõ hành vi của Huỳnh Thị Huyền Như có dấu hiệu của tội “Tham ô tài sản” chứ không phải “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và vai trò của Võ Anh Tuấn trong việc chiếm đoạt hơn 1.085 tỷ đồng của 5 công ty này. Sau 2 năm điều tra lại, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao giữ nguyên quan điểm truy tố Huỳnh Thị Huyền Như về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngoài ra, trong quá trình điều tra lại, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố thêm 10 bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng Navibank về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” khi để nhân viên đứng tên gửi 1.500 tỷ đồng vào Vietinbank thông qua Như và bị Như chiếm đoạt 200 tỷ đồng. Sau đó, trong thời gian thụ lý, nghiên cứu vụ án, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị Cơ quan điều tra tách hành vi của 10 người này để xử lý và xét xử riêng.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã triệu tập ông Nguyễn Văn Sẽ (nguyên Giám đốc VietinBank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh), ông Trương Minh Hoàng và bà Nguyễn Thị Minh Hương (nguyên Phó Giám đốc Vietinbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến hành vi phạm tội của Như. Tuy nhiên, chỉ ông Hoàng có mặt, ông Sẽ không còn ở nơi cư trú, bà Hương có đơn xin vắng mặt do đang chữa bệnh. Các luật sư cũng yêu cầu nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của Vietinbank có mặt tại phiên tòa và triệu tập thêm các nhân chứng mới. Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử chấp nhận đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát cho rằng sự vắng mặt của những người mà luật sư yêu cầu triệu tập là không ảnh hưởng đến bản chất vụ án, trong quá trình xét xử nếu thấy cần triệu tập sẽ triệu tập sau.

Huyền như lừa đảo xử thế nào

Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn tại phiên tòa ngày 8/2. Ảnh: Hoàng Hải-TTXVN.

Theo cáo trạng, từ tháng 5/2011 đến tháng 9/2011, Huỳnh Thị Huyền Như khi đó là Kiểm soát viên, quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Huyền Như lấy danh nghĩa đi huy động tiền gửi cho Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè, Vietinbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, gặp người môi giới, người đại diện của 5 công ty để các công ty này gửi tiền vào Vietinbank hưởng lãi suất cao vượt trần trái quy định Nhà nước. Huỳnh Thị Huyền Như cam kết ngoài trả lãi suất theo quy định còn trả thêm phí cho người môi giới, tiền chênh lệch ngoài hợp đồng. Thực tế, Như sử dụng tiền cá nhân để trả cho phần trả thêm.

Khi các đơn vị chuyển tiền vào tài khoản của họ mở tại Vietinbank, Như lập các chứng từ, ký giả chữ ký của chủ tài khoản và sử dụng quyền hạn, chức vụ của mình để thực hiện chuyển tiền từ tài khoản của các đơn vị đi trả nợ cá nhân. Tổng số tiền mà Như lừa đảo chiếm đoạt là hơn 1.085 tỷ đồng.

Võ Anh Tuấn đã cùng Như ra Hà Nội gặp đại diện Công ty Hưng Yên để giúp Như huy động tiền của Công ty này. Tuấn biết hành vi gian dối của Như nhưng để mặc cho Như làm giả các hợp đồng tiền gửi của Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè với Công ty Hưng Yên. Võ Anh Tuấn hưởng lợi từ hành vi lừa đảo của Như số tiền 10 tỷ đồng.

Nói đến lĩnh vực ngân hàng gần đây không thể không kể đến vụ án Huỳnh Thị Huyền Như bị xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với tổng giá trị bị chiếm đoạt lên đến 4000 tỷ đồng. Từ năm 2009 đến năm 2012, Như lấy danh nghĩa Quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) để gặp gỡ nhiều tổ chức, cá nhân huy động tiền gửi cho Vietinbank rồi chiếm đoạt. Trong số các bị hại, có 05 công ty có tài khoản mở hợp lệ tại Vietinbank bị chiếm đoạt tổng số tiền 1.085 tỷ đồng. Để khách hàng đồng ý gửi tiền, Như đã dẫn dụ bằng cách đưa ra mức lãi suất huy động vốn hấp dẫn, ngoài 14%/năm theo quy định thì Như bỏ tiền túi ra để trả tiền lãi ngoài hợp đồng từ 8 -10%/năm và trả hoa hồng cho người môi giới dẫn đến nhiều doanh nghiệp, cá nhân, kể cả ngân hàng sập bẫy. Khi tiền vào tài khoản của khách hàng mở tại Vietinbank, Như lập các chứng từ, giả chữ ký chủ tài khoản, đóng dấu giả các doanh nghiệp, sử dụng quyền trên hệ thống trực tiếp chuyển tiền này trả nợ cá nhân.

Quá trình điều tra, xét xử, Như thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Tuy nhiên, về hậu quả của tội phạm, ai phải bồi thường cho các công ty đã gửi tin vào VietinBank?

Đã có những tranh luận trái chiều về vấn đề này: VietinBank cho rằng tất cả các hoạt động của ngân hàng là đúng pháp luật, các công ty trên đã nghe theo lời dụ dỗ của Huyền Như để gửi tiền với lãi suất vượt trần nên đề nghị Hội đồng xét xử bác bỏ yêu cầu bồi thường của các công ty này. Ngược lại, phía các công ty cho rằng tiền gửi đã được hạch toán vào hệ thống của ngân hàng, quy trình quản lý và kiểm soát của VietinBank có sơ hở dẫn đến nhân viên của họ lợi dụng chiếm đoạt tài sản, do đó VietinBank phải có trách nhiệm trả lại tiền cho các công ty này. Trong khi đó, cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát cho rằng các công ty đã có lỗi khi thực hiện thỏa thuận trái pháp luật với Như để gửi tiền hưởng lãi suất vượt trần trái với quy định Nhà nước, không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chủ tài khoản trong việc quản lý, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời đối với hành vi của Như; Như đã có ý thức chiếm đoạt ngay từ đầu cho đến khi tội phạm hoàn thành nên hành vi của Như là “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và Như phải có trách nhiệm hoàn trả lại tiền đã chiếm đoạt chứ không phải VietinBank.

Việc định tội danh nào cho Như sẽ ảnh hưởng đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại: nếu Như phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Như có nghĩa vụ bồi thường, VietinBank thoát khỏi nghĩa vụ này; nếu Như phạm tội “tham ô tài sản”, VietinBank có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho các công ty và có quyền yêu cầu Như hoàn trả lại khoản tiền này cho Vietinbank. Vấn đề là Huyền Như không còn khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, hơn nữa, với mức án chung thân, chắc chắn khả năng thanh toán cho bị hại hay hoàn trả cho Vietinbank hầu như bằng 0. Vì vậy, việc định tội có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phần dân sự trong vụ án hình sự này.

Dấu hiệu định tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà ngay lúc đó, người bị hại không biết được có hành vi gian dối. Hành vi gian dối có thể là đưa thông tin giả, không đúng sự thật nhưng làm cho người bị lừa dối tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Dấu hiệu định tội “tham ô tài sản” là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.

Trong vụ án này, Như là người có chức vụ, quyền hạn, cụ thể là Phó phòng quản lý rủi ro Vietinbank Chi nhánh TPHCM và Quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ. Nếu không có chức vụ, quyền hạn trên Như sẽ không thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản. Mặc dù có thỏa thuận lãi ngoài hợp đồng nhưng các công ty không chuyển tiền trực tiếp cho cá nhân Như mà chuyển vào VietinBank và tài khoản đã được hạch toán đầy đủ. Sau đó, Như mới lập chứng từ giả, giả chữ ký, con dấu của chủ tài khoản, sử dụng quyền hạn của mình tại VietinBank để chiếm đoạt tiền gửi. Tiền gửi đã được hạch toán vào hệ thống của VietinBank thì VietinBank phải có trách nhiệm quản lý và chịu rủi ro đối với khoản tiền này.

Hội đồng xét xử phúc thẩm ở giai đoạn 2 cho rằng Như có hành vi gian dối ngay từ đầu, đưa thông tin không đúng về việc huy động vốn của VietinBank, thỏa thuận lãi suất ngoài hợp đồng, hồ sơ mở tài khoản bị đánh tráo, giả chữ ký nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, Như thừa nhận tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” như bản án sơ thẩm đã tuyên nên Hội đồng xét xử y án sơ thẩm. 

Theo quan điểm pháp lý của chúng tôi, phải xét đến yếu tố mấu chốt là các công ty gửi tiền vào tài khoản của họ mở tại VietinBank, tiền đã được hạch toán vào hệ thống của VietinBank thì phải xét đến trách nhiệm của Vietinbank. Tội “tham ô tài sản” không đề cập đến việc người phạm tội có dẫn dụ, lừa dối bị hại hoặc thỏa thuận giữa các bên có hợp pháp hay không, miễn người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để chiếm đoạt tài sản được giao quản lý là đã cấu thành tội phạm. Như là người có chức vụ, quyền hạn tại VietinBank, tiền gửi được hạch toán vào hệ thống VietinBank và Như lợi dụng thẩm quyền được phê duyệt lệnh chuyển tiền để chiếm đoạt tài sản. Đối chiếu quy định pháp luật, chúng tôi cho rằng hành vi này phạm tội “tham ô tài sản”. 

Việc một pháp nhân mở tài khoản và chuyển tiền hợp pháp vào tài khoản của mình mở tại ngân hàng nhưng do quy trình quản lý sơ hở, nhân viên của ngân hàng lợi dụng chức vụ để làm giả tài liệu và chiếm đoạt tài sản thì ngân hàng phải có trách nhiệm bồi thường. Không thể buộc người đi gửi tiền phải biết nhân viên ngân hàng đang giao dịch với mình có được nhân danh ngân hàng không. Trong khi Như thực sự là nhân viên ngân hàng, lại còn giữ chức vụ thì các công ty tin tưởng chuyển tiền vào tài khoản của họ mở tại Vietinbank là hợp lý. Khi tài khoản được lập đồng nghĩa với việc ngân hàng xác nhận nghĩa vụ đối với khách hàng là bên cho vay. Quan hệ vay tài sản được thiết lập và ngân hàng có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi của khách hàng (theo Điều 10, Luật các Tổ chức Tín dụng) trong đó bao gồm việc bảo toàn khoản tiền gửi, đảm bảo thanh toán đủ, đúng hạn các khoản gốc và lãi của các khoản tiền gửi. Việc xác định nghĩa vụ bồi thường như trên có thể tạo thành tiền lệ xấu trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, làm mất lòng tin của người dân và doanh nghiệp vào hệ thống ngân hàng. Phán quyết vụ án cũng là lời cảnh báo với các cá nhân, doanh nghiệp ham lãi suất cao khi gửi tiền nhàn rỗi, bất chấp quy định pháp luật để thỏa thuận lãi suất ngoài hợp đồng, tạo cơ hội cho tội phạm thực hiện và phải đối mặt với rủi ro “mất trắng” tài sản.