Go-jek hoạt động tại việt nam với tên là gì năm 2024

Công ty đã công bố ngày 25.6 rằng nó sẽ thành lập các doanh nghiệp ở Việt Nam và Thái Lan dưới tên của Go-Viet và Get, sử dụng một mô hình mà người sáng lập địa phương điều hành từng doanh nghiệp một cách độc lập với sự ủng hộ của các đối tác địa phương và mẹ của Go-Jek.

Theo TechCrunch, các công ty Thái Lan và Việt Nam sẽ đi vào hoạt động cho khách hàng từ tháng 8 tới. Kế hoạch ban đầu là tung ra các dịch vụ xe máy và xe hơi. Sau đó, hãng có thể giới thiệu các dịch vụ theo yêu cầu khi nó được triển khai với thành công đáng kể ở Indonesia.

Go-Jek đã không cung cấp một biểu thời gian để ra mắt dich vụ trong thông báo ngày 25.6 nhưng một nguồn thông tin về kế hoạch đã nói với TechCrunch rằng Go-Viet có khả năng sẽ hoạt động vào tháng 8 và Get ở Thái Lan sẽ hoạt đông sau đó một tháng. Việc sau đó Go-Jek sẽ khởi sự kinh doanh tại Philippines, nhưng khung thời gian hiện không rõ ràng và đơn giản chỉ là là “trước cuối năm 2018”.

Như vậy, Singapore, một thị trường phức tạp hơn, là nơi duy nhất mà Go Jek chưa có kế hoạch cụ thể, vì nó không phù hợp với dịch vụ xe máy cốt lõi Go-Jek theo yêu cầu và nhiều đối thủ khác đã gia nhập sau khi Uber rút khỏi thị trường. Như TechCrunch đã báo cáo trước đó, Go-Jek đã tổ chức các cuộc đàm phán hợp tác với Comfort Del Gro, nhà khai thác taxi lớn nhất Singapore, vốn trước đây đã có thỏa thuận với Uber. Tuy nhiên, có vẻ như mọi giao dịch tiềm năng sẽ mất thời gian và Go-Jek đang ưu tiên các thị trường khác ban đầu.

Điều thú vị là nguồn tin của Tech Crunch xác nhận rằng các ứng dụng - Go-Jek, Get và Go-Viet - sẽ không đồng bộ với nhau được. Một mặt, điều này giúp cơ sở địa phương có được sự tự chủ và chủ đông để giới thiệu dịch vụ và tùy chỉnh dịch vụ của họ cho phù hợp với thị trường địa phương, nhưng điều đó có nghĩa là người tiêu dùng đi du lịch giữa các quốc gia sẽ cần tải xuống các ứng dụng khác nhau.

Hồi tháng 5, Go Jek đã chính thức công bố kế hoạch gia nhập bốn thị trường mới thông qua ngân sách 500 triệu USD. Người tiêu dùng có thể đã mong đợi một sự ra mắt nhanh chóng, đặc biệt là kể từ khi Uber rời khỏi Đông Nam Á, nhưng quá trình này mất nhiều thời gian. Bây giờ Go-Jek đã bổ nhiệm nhân sự tại các cơ sở địa phương - dẫn đầu là Nguyen Vu Duc tại Việt Nam và cựu lãnh đạo của Line Man Thái Lan Pinya Nittayakasetwa cho Get – hãng đã sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng.

Grab, đối thủ chính của Go-Jek, đã gọi được 2,5 tỷ USD trong năm ngoái và hiện đang trong một vòng gọi vốn mới với mức định giá hơn 10 tỷ USD. Nhà đầu tư đầu tiên xác nhận tham gia gọi vốn mới là Toyota, vốn đã cam kết 1 tỷ USD, khoản đầu tư lớn nhất của gã khổng lồ này vào một nhà cung cấp dịch vụ gọi xe.

Go-Jek đã không gọi vốn nhiều như Grab, nhưng nó vẫn đang thực hiện tốt hoạt động này. Công ty đã huy động được 1,4 tỷ USD từ một loạt những người ủng hộ bao gồm Tencent, JD.com và Meituan từ Trung Quốc cũng như các gã khổng lồ như Google và Allianz.

Đội ngũ Gojek xin trân trọng thông báo đến Quý Đối tác về việc cập nhật tên Công ty thành Công Ty Cổ Phần Thương Mại Công Nghệ Go Viet cụ thể như sau:

Tên cập nhật:

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GO VIET

Mã số thuế: 0314924845

Địa chỉ : Tầng 19, Khu Văn Phòng Tòa nhà Pearl Plaza, 561A Đường Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Thông tin về tên xuất hoá đơn GTGT của Công Ty cũng được cập nhật theo tên mới kể từ ngày 19/08/2021.

Quý Đối tác vui lòng tham khảo thêm thông tin chi tiết tại THÔNG BÁO THAY ĐỔI TÊN CÔNG TY. Thông báo này được thay cho công văn/ thư gửi tới các Quý Đối tác. Mọi hoạt động khác của chúng tôi không có sự thay đổi.

Go-Jek là nền tảng công nghệ đa dịch vụ lớn tại Indonesia, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn thu nhập của hơn 1 triệu tài xế và hơn 150.000 các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Go-Jek được ra mắt vào ngày 7/1/2015, hiện nay ngoài dịch vụ chuyên chở khác, Go-Jek đã bổ sung thêm các dịch vụ vận chuyển và mua sắm khác, như Go-Food, Go-Mart, Go-Glam, Go-Clean, Go-Massage, Go-Box, Go-Busway, Go-Tix, v.v...

Go-Jek đã thành công đến mức họ đã nhận được đầu tư của các ông lớn Trung Quốc như Tencent và JD.com; và các công ty cổ phần tư nhân như KKR và Warburg Pincus, và mới đây nhất, họ còn nhận được một khoản đầu tư khổng lồ từ phía Google.

Go-Viet là bước đi đầu tiên của Go-Jek ra thị trường quốc tế. Thương hiệu này được xây dựng tại Việt Nam bởi chính đội ngũ sáng lập người Việt. Đây cũng là một phần trong kế hoạch mở rộng ra thị trường Đông Nam Á, trị giá 500 triệu USD của Go-Jek tại các nước: Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Philippines.

Hai dịch vụ chính mà Go-Viet sẽ cung cấp là gọi xe hai bánh và đặt giao hàng thông qua ứng dụng di động.

Tài xế được lợi gì từ Go-Jek?

Sau giai đoạn thử nghiệm, ứng dụng Go-Viet sẽ được triển khai rộng khắp tại Tp. Hồ Chí Minh và nhanh chóng mở rộng ra Hà Nội cũng như các tỉnh thành khác trên cả nước.

Trong khi Uber thường xuyên coi các tài xế như một bên thứ 3 hoàn toàn độc lập, Go-Jek lại luôn coi họ như một phần của công ty. Tại Indonesia, Go-Jek còn tổ chức các hoạt động tuyển dụng rầm rộ, đi đến từng con phố và gặp gỡ những người lái xe ôm truyền thống.

Chiến lược kinh doanh của Go-Jek chính là mở rộng thị phần bằng cách tăng ưu đãi đối với các tài xế, tạo ra một đội ngũ tài xế hùng hậu. Đó cũng chính là lý do vì sao Go-Jek chỉ bắt đầu với 10 nhân viên và 20 lái xe ojek (những người lái xe máy chở khách tại Indonesia), nhưng có thể nhanh chóng chiếm 50% thị phần trong nước với hơn 900.000 tài xế.

Các tài xế bị Grab cấm hoạt động chuyển sang Uber cũng sẽ có sự lựa chọn mới là Go-Jek. Đáng chú ý, công ty sẽ cung cấp đồng phục miễn phí và dự kiến ​​29.000 đồng (1,27 USD) cho mỗi tuyến đường như hỗ trợ giá vé cho lái xe.

Go-Jek có rất nhiều chính sách hỗ trợ các tài xế của mình, ví dụ như hỗ trợ vay vốn để tài xế có thể mua smartphone, đồng phục miễn phí, hỗ trợ các giấy tờ đăng ký để trở thành một tài xế hợp pháp của Go-Jek.