Furadan là thuốc trừ sâu thuốc loại

  1. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục I kèm theo Thông tư này, gồm:
  2. a] Thuốc sử dụng trong nông nghiệp:

– Thuốc trừ sâu: 861 hoạt chất với 1821 tên thương phẩm.

– Thuốc trừ bệnh: 587 hoạt chất với 1282 tên thương phẩm.

– Thuốc trừ cỏ: 241 hoạt chất với 702 tên thương phẩm.

– Thuốc trừ chuột: 8 hoạt chất với 26 tên thương phẩm.

– Thuốc điều hoà sinh trưởng: 54 hoạt chất với 157 tên thương phẩm.

– Chất dẫn dụ côn trùng: 8 hoạt chất với 8 tên thương phẩm.

– Thuốc trừ ốc: 31 hoạt chất với 151 tên thương phẩm.

– Chất hỗ trợ [chất trải]: 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm.

  1. b] Thuốc trừ mối: 15 hoạt chất với 25 tên thương phẩm.
  2. c] Thuốc bảo quản lâm sản: 7 hoạt chất với 8 tên thương phẩm.
  3. d] Thuốc khử trùng kho: 3 hoạt chất với 10 tên thương phẩm.

đ] Thuốc sử dụng cho sân golf:

– Thuốc trừ bệnh: 2 hoạt chất với 2 tên thương phẩm.

– Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.

– Thuốc điều hoà sinh trưởng: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.

  1. e] Thuốc xử lý hạt giống:

– Thuốc trừ sâu: 10 hoạt chất với 15 tên thương phẩm.

– Thuốc trừ bệnh: 12 hoạt chất với 13 tên thương phẩm.

  1. g] Thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch

– 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.

  1. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, gồm:
  2. a] Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 23 hoạt chất.
  3. b] Thuốc trừ bệnh: 6 hoạt chất.
  4. c] Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất.
  5. d] Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất.
  6. Bảng mã số HS thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam thực hiện theo Mục 25 và Mục 26 của Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành bảng mã số HS đối với Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản sửa đổi, bổ sung có liên quan.

TCVN 2742:1978

THUỐC TRỪ DỊCH HẠI FURADAN 3% DẠNG HẠT

Pesticides 3% granules furadan 

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thuốc trừ dịch hại furadan dạng hạt có tên khoa học là 2,3-dihidro-2,2-dimetyl-7-benzofuranyl metylcacbamat [cacbofuran], đồng thời quy định các yêu cầu chất lượng của furadan

1. Yêu cầu kỹ thuật

1.1. Thành phần

Furadan 3% dạng hạt gồm: cacbonfuran kỹ thuật, cát [chất độn] và chất bám dính.

1.1.1. Cacbonfuran kỹ thuật là những tinh thể trắng, có hàm lượng cacbonfuran không nhỏ hơn 75%.

1.1.2. Cát có cỡ hạt từ 0,4 đến 1,2 mm, độ ẩm 0,5%, không chứa natri clorua và tạp chất khác.

1.1.3. Chất bám dính là một chất keo có tính trơ, dễ tan trong nước.

1.2. Công thức phân tử: C12H15O3N.

1.3. Công thức cấu tạo:

 

Ngoài các tên trên furadan còn có các tên gọi khác: carbofuran, FMC-10242, NIA-10242, curater.

Thuốc có tác dụng độc lưu dẫn và xông hơi, màu tím, mùi nồng. Khi làm việc với furadan phải tuân theo "quy tắc bảo hiểm khi bảo quản, vận chuyển và sử dụng hoá chất độc nông nghiệp".

1.4. Các chỉ tiêu hoá lý của furadan phải tương ứng với yêu cầu và mức cho trong bảng.

Tên các chỉ tiêu

Mức

1. Dạng bên ngoài

Chất bột mầu tím

2. Hàm lượng hoạt chất

2,3 dihidro -2,2-dimetyl-7-benzofuranyl metyl-cacbamat [cabofuran] tính bằng phần trăm không thấp hơn.

3 ± 0,15

3. Cỡ hạt tính bằng mm

0,6-1,5

4. Độ rã trong nước, tính bằng phút, không lớn hơn

20

2. Phương pháp thử

2.1. Lấy mẫu theo TCVN 2738-78

2.2. Xác định dạng bên ngoài

Cho một ít sản phẩm cần thử lên kính thuỷ tinh, quan sát màu sắc của sản phẩm.

2.3. Xác định hàm lượng hoạt chất

2,3-dihidro-2,2-dimetyl-7-benzofuranyl-metyl-cacbamat [cacbofuran]

2.3.1. Nguyên tắc

Dùng kiềm để thuỷ phân mẫu thử để giải phóng metylamin và dùng axit clohydric để xác định.

2.3.2. Dụng cụ và hoá chất

Cân phân tích với độ chính xác đến 0,001 g

Bộ chưng cất có gắn bộ phận thổi khí

ống nghiệm

Burét

Bếp điện

Axit clohydric, dung dịch 0,1 N

Chuẩn bị dung dịch axit boric 2%.

Dùng nước pha loãng 20 g axit boric và thêm nước đến đủ 1 lít đun nóng ở nhiệt độ 700C vài phút, lắc đều và để nguội. Thêm vào 10ml dung dịch bromcresol màu xanh 0,1% và trung hoà bằng kali hydroxit đến màu xanh.

Kali hydroxit, dung dịch 2N.

Cân 112g kali hidroxit cho vào bình tròn dung tích 1 lít, thêm etylen glucol đến 3/4 dung tích bình, thêm tiếp 50 ml nước cất lắc đều, thêm etylen glucol đến vạch mức và lắc đều.

Nước cất

2.3.3. Tiến hành xác định

Cân 25g mẫu thử với độ chính xác đến 0,001g. Dùng 40 ml cloruafooc để chiết furadan nguyên chất. Sau lần chiết thứ nhất, tiếp tục dùng cloruafooc chiết tiếp với lượng 10 ml cho mỗi lần chiết. Lặp lại lần chiết như vậy chín lần. Bỏ cibm tất cả dịch chiết lại, cho vào bình cất. Cất thu hồi lấy cloruafooc và phần còn lại là furadan nguyên chất. Thêm vào phần còn lại 50 ml kali hidroxit 2N, lắp ống sinh hàn hồi lưu vào bình cầu.

Rót 150 ml axit boric 2% vào ống thu hồi, cho ống thoát khí ngập vào dung dịch trong ống thu hồi. Thổi nitơ vào bình đựng dung dịch kali hidroxit và mẫu thử với tốc độ 100 ml/phút. Đun nóng nhẹ bình cầu vừa phải cho dung dịch mẫu bắt đầu đổi mầu trong 5-7 phút; cho cất hồi lưu trong 1 giờ. Sau đó, thôi đun và ngừng thổi nitơ vào. Chuyển dung dịch axit boric trong ống nghiệm vào bình nón dung tích 500 ml. Tráng nước bên trong và bên ngoài ống thoát khí với dung dịch axit boric 2% thu nước rửa vào bình nón trên.

Dùng dung dịch axit clohidric 0,1N để chuẩn dung dịch trong bình nón cho đến lúc xuất hiện màu xanh của axit boric.

2.3.4. Hàm lượng furadan tính bằng phần trăm [X] theo công thức

Trong đó:

V: Thể tích axit clohidric đúng 0,1 N tiêu tốn trong phép chuẩn độ, tính bằng ml;

0,1: Nồng độ đương lượng của axit clohidric;

C: Khối lượng mẫu thử tính bằng g;

22,13: Lượng furadan tương ứng với 1 ml axit clohydric 0,1N.

2.4. Khi cần xác định độ ẩm của cát, tiến hành xác định trong tủ sấy ở nhiệt độ 105-1100C.

2.5. Xác định độ rã trong nước

Cho 100 ml nước cất vào cốc dung tích 250 ml, thêm 5 g mẫu. Độ rã trong nước là thời gian từ lúc đổ mẫu vào đến khi mẫu rã hoàn toàn [cát trắng xuất hiện, dung dịch trở nên đục].

2.6. Xác định phần qua phễu theo điều 2.3. của TCVN 2741-78.

3. Bao gói ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

Theo TCVN 2745-78

Nghe nói nếu phun xịt thuốc trừ sâu cho ruộng lúa sẽ ảnh hưởng đến những con côn trùng có ích, làm cho dịch sâu rầy nặng hơn có đúng không? Nếu đúng thì chuyển sang bón thuốc trừ sâu dạng hột liệu có tránh được tình trạng trên?

Vũ Văn Cảm [Thủ Thừa, Long An]

Trả lời: Cho đến nay tất cả các lọai thuốc hóa học dùng để trừ sâu bảo vệ cây trồng chưa có một lọai nào an tòan tuyệt đối đối với con người, động vật nói chung và các lòai côn trùng có ích [thiên địch] nói riêng. Tùy lọai thuốc mà chúng có khả năng gây độc nhiều hay độc ít khác nhau. Đồng thời cũng tùy lọai thuốc mà cách sử dụng của chúng cũng có sự khác nhau. Hiện nay đa số các lọai thuốc hóa học được sử dụng bằng cách hòa với nước để phun xịt, do phun xịt trực tiếp trên đồng ruộng, nên ngòai tác động diệt sâu hại chúng còn tiêu diệt luôn cả những con côn trùng có ích đang ngày đêm săn lùng, tìm kiếm, tiêu diệt những con sâu hại giúp nhà nông như  một số lòai nhện, bọ rùa, bọ xít mù xanh, bọ xít nước, bọ xít gọng vó, chuồn chuồn kim, nhiều lòai ong ký sinh...[nhất là những lọai thuốc có phổ tác động rộng].

Những điều bạn nghe nói là đúng đấy, vì nó đã được các nhà chuyên môn [và cả nông dân] chúng minh bằng những thí nghiệm thực tế trên đồng ruộng. Khỏang mươi, mười lăm năm trở lại đây, được sự tài trợ, giúp đỡ và hướng dẫn của các chuyên gia thuộc  Tổ chức lương nông Liên hợp quốc [FAO], ngành Bảo vệ thực vật của nước ta đã hướng dẫn, huấn luyện hàng ngàn lớp quản lý dịch hại tổng hợp trên ruộng lúa, rau mầu, cây ăn trái...với hàng chục vạn lượt hộ nông dân cả nước tham gia. Sau khi học tập và tự tay làm những thí nghiệm trên chính mảnh ruộng của gia đình mình, những nông dân học viên này đã khảng định và tin tưởng một cách chắc chắn rằng: càng phun xịt nhiều thuốc trừ sâu, càng tiêu diệt nhiều côn trùng có ích từ đó rất dễ dẫn đến nạn dịch sâu rầy  bùng phát gây hại nặng thêm.

Như bạn đã biết, bên cạnh những lọai thuốc trừ sâu hòa với nước để phun xịt trên đồng ruộng, còn có những lọai thuốc trừ sâu được sản xuất dưới dạng hột để rải xuống ruộng như Furadan 3G, Basudin 10H, Padan 4G, Vibasu 10H, ...những thuốc này có tác dụng lưu dẫn, tức là sau khi được rải xuống ruộng  lúa thuốc được hòa tan trong nước và được rễ lúa hút vào trong cây làm cho những lọai sâu chích hút nhựa cây như các lọai bọ rầy, bọ trĩ... những lọai sâu cắn phá các mạch dẫn của cây như sâu đục thân...sẽ bị tiêu diệt. Nếu chỉ có như vậy thì thuốc hột sẽ an tòan cho những con côn trùng có ích, vì những lọai côn trùng này không chích hút, cắn phá mạch dẫn của cây lúa. Nhưng thực tế thuốc hột vẫn độc hại đối với  chúng bởi vì sau khi thuốc được vận chuyển từ rễ lên đến lá, nước từ các mạch dẫn của cây lúa sẽ tiết ra vào buổi chiều tối và ban đêm, các giọt nước này ít nhiều cũng có chứa thuốc, chúng sẽ rơi xuống nước hoặc bốc hơi bay đi. Nếu những con côn trùng có ích “vô ý” tiếp xúc với các giọt nước này  chúng cũng sẽ bị thuốc giết chết. Vì thế khuyên bạn tốt nhất nên áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để hạn chế tác hại của sâu bệnh trên ruộng lúa. Chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết, khi mà vì một lý do nào đó những con côn trùng có ích không đủ khả năng để khống chế mật số của sâu hại, để sâu hại có chiều hướng gia tăng, gây hại nặng./.


Video liên quan

Chủ Đề