Điều trị benh lý hac mac

Hắc võng mạc trung tâm thanh dịch là bệnh xảy ra khi có thanh dịch của võng mạc nhận cảm thần kinh bị bong ra do có dịch rò rỉ từ mạng mạch qua biểu mô sắc tố võng mạc.

Nội dung bài viết

  • 1 Hắc võng mạc trung tâm là gì?
  • 2 Triệu chứng của bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch
    • 2.1 Triệu chứng chủ quan
    • 2.2 Triệu chứng khách quan
  • 3 Biến chứng có thể gặp khi bị hắc võng mạc trung tâm thanh dịch
  • 4 Nguyên nhân gây bệnh hắc võng mạc trung tâm
    • 4.1 Đối tượng mắc bệnh
  • 5 Cách điều trị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch
    • 5.1 Chế độ sinh hoạt thói quen cho người bị bệnh

Hắc võng mạc trung tâm là gì?

Điều trị benh lý hac mac

Bệnh hắc võng mạc trung tâm là bệnh xảy ra khi có thanh dịch của võng mạc nhận cảm thần kinh bị bong ra do có dịch rò rỉ từ mạng mạch qua biểu mô sắc tố võng mạc.

Một số  căn nguyên rò biểu mô sắc tố võng mạc khác như tân sinh mạng mạch, viêm hoặc các khối u cần được chẩn đoán phân biệt. Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch có thể được phân thành 2 biểu hiện lâm sàng khác nhau như sau:

Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch cổ điển gây ra bởi một hoặc nhiều rò rỉ cô lập rời rạc ở mức độ biểu mô sắc tố võng mạc. Bệnh này có thể xảy ra cùng với các rối loạn chức năng biểu mô sắc tố lan tỏa (ví dụ như bệnh biểu mô sắc tố võng mạc lan tỏa).

Bệnh hắc võng mạch mạc trung tâm thanh dịch mạn tính, biểu mô sắc tố võng mạc mất bù và đặc trưng bởi sự tách rời võng mạc nhận cảm thần kinh nằm trên vùng teo biểu mô sắc tố võng mạc và lốm đốm sắc tố. Các bác sĩ có thể quan sát một hoặc nhiều điểm rò rỉ nhỏ trên chụp mạch máu huỳnh quang.

Triệu chứng của bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch

Điều trị benh lý hac mac

Bệnh thường xảy ra ở những người tuổi từ 20 trở lên. Nam gặp nhiều hơn nữ. Ít gặp ở người trẻ và người già. Bệnh thường gặp ở một mắt, có tính chất tái phát, nhiều tác giả báo cáo tỉ lệ tái phát tới 30% trong vòng hai năm.

Triệu chứng chủ quan

– Bệnh nhân nhìn mờ, không hoàn toàn giống nhau, thường giảm còn 5/10 tới 6/10 nếu bệnh tái phát nhiều lần, thị lực có thể chỉ còn 1/10 đến 2/10. Bệnh nhân nhìn vật thấy biến dạng, méo, cong. Nhìn vật phần nhiều xa, nhỏ.

– Đôi khi nhìn màu sắc thấy thay đổi nhất là màu nhạt, màu sáng và vàng.

– Xuất hiện ám điểm trung tâm hay bán trung tâm tương đối, điều này có thể phát hiện bởi bảng ô vuông Amsler. Bệnh nhân có đôi khi đau đầu , đau nhức mắt.

Triệu chứng khách quan

– Khám đáy mắt phát hiện thấy hoàng điểm sẫm màu, giảm hay mất ánh sáng trung tâm. Vùng tổn hại lồi cao bờ phản sáng có khi cả vòng tròn, có khi chỉ là một phần của vòng tròn, có thể phát hiện chất lắng cặn thường sau 4 tuần bị bệnh, màu sắc vàng, nhỏ tròn như đầu kim, rải rác ở vùng tổn hại, những chấm này không đúc nhập lại và tồn tại kéo dài nhiều tháng trời, tiêu rất chậm.

– Khám bằng sinh hiển vi ta sẽ thấy thời gian đầu võng mạc chia làm hai phần:

+ phần trong có mạch máu trong suốt lồi về phía buồng dịch kính.

+ phần ngoài là lớp biểu mô sắc tố và giữa là dịch đọng dưới võng mạc

– Chất lắng cặn thường xuất hiện sau 3-4 tuần.

– Việc chẩn đoán bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch chủ yếu dựa vào chụp mạch huỳnh quang: chụp mạch huỳnh quang là một khám nghiệm cơ bản, nó cho phép chúng ta hiểu được sinh bệnh học của bệnh này. Hình ảnh huỳnh quang thể hiện bởi sự xuất hiện một chấm rò rỉ từ mao mạch hắc mạc qua màng Bruch, qua lớp biểu mô sắc tố vào khoang bong. Có nhiều hình thái rò huỳnh quang: hình chấm gặp đa số, ngoài ra có thể gặp hình lông chim, hình dù.

Biến chứng có thể gặp khi bị hắc võng mạc trung tâm thanh dịch

Điều trị benh lý hac mac

Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch thường tự khỏi sau 1 đến 6 tháng và đa số bệnh nhân (80-90%) phục hồi thị lực tốt (từ 8/10 trở lên). Dù thị lực được phục hồi, bệnh nhân vẫn có thể bị các triệu chứng như: nhìn vật biến dạng, giảm độ tương phản…

Số ít bệnh nhân còn lại phục hồi thị lực kém hơn và có nhiều nguy cơ tái phát hoặc chuyển thành bệnh biểu mô sắc tố lan toả, gây giảm thị lực nặng ( từ 1/10 trở xuống) vĩnh viễn.

Có 40-50% bệnh nhân bị hắc võng mạc trung tâm thanh dịch điển hình bị tái phát bệnh trên cùng một mắt.

Nguy cơ gây tân mạch hắc mạc là khá thấp (dưới 5%) nhưng nguy cơ này tăng cao hơn ở người lớn tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh hắc võng mạc trung tâm

Nguyên nhân gây ra bệnh là do ở những bệnh nhân có nồng độ corticosteroid nội sinh cao cũng như ở bệnh nhân tăng cortisol do điều trị mắt hoặc một số bệnh hệ thống.

Đây chỉ là bệnh màng mạch ‘viêm’ và chưa được chứng minh là có liên quan với bệnh nhiễm trùng do glucocorticoid. Mỏng hố thị giác, phù hoàng điểm mạn tính và tổn thương các lớp tiếp nhận ánh sáng hố thị giác là một số nguyên nhân gây mất thị lực ở bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch.

Đối tượng mắc bệnh

Bệnh thấy nhiều ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và thường ở những người từ 20 tuổi trở lên.

Bệnh hắc võng mạch mạc trung tâm thanh dịch thường chỉ ảnh hưởng đến một mắt, nhưng có thể cả hai mắt bị ảnh hưởng cùng lúc. Hơn nữa, đàn ông có nhiều khả năng bị bệnh này hơn phụ nữ, đặc biệt là ở độ tuổi 30 đến 50.

Người mà cảm xúc dễ bị kích động, dễ xúc động, stress, người có cơ địa đặc biệt, hay hút thuốc lá, có bệnh lý toàn thân, hay lo lắng, mất ngủ, v.v. cũng rất dễ mắc bệnh này.

Cách điều trị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch

Điều trị benh lý hac mac

Khi chẩn đoán bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch các bác sĩ sẽ sử dụng một số những kỹ thuật y tế như sau:

Bác sĩ sẽ làm giãn đồng tử bằng cách nhỏ thuốc nhỏ mắt để kiểm tra võng mạc.

Sử dụng máy chụp mạch huỳnh quang và chụp cắt lớp vi tính gắn kết quang học để xác định bệnh

Trong quá trình chụp mạch huỳnh quang, bác sĩ sẽ tiên một loại thuốc nhuộm huỳnh quang vào tĩnh mạch cánh tay của bạn. Thuốc nhuộm sẽ đi khắp cơ thể, bao gồm cả mắt. Việc chụp mạch huỳnh quang sẽ được thực hiện trước khi thuốc nhuộm đi qua các mạch máu võng mạc.

Thuốc nhuộm có tác dụng trong việc xác định các khu vực bất thường và để chẩn đoán chính xác xem bạn có bị mắc bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch hay không?

Việc sử dụng máy chụp cắt lớp vi tính gắn kết quang học giúp giúp đo độ dày võng mạc và phát hiện sưng võng mạc nhờ tạo ra một hình ảnh cắt ngang của võng mạc.

Tiếp theo, sau khi xác định chuẩn xác bệnh, bạn sẽ phải có các phương pháp điều trị như sau:

Bác sĩ theo dõi mắt của người bệnh xem có dịch đang được tái hấp thu không.

Nếu người bệnh trong tình trạng nặng là mất thị lực trầm trọng hoặc rò rỉ nghiêm trọng, không thể đi xa thì có thể điều trị bệnh bằng laser hoặc liệu pháp quang động để bịt lại chỗ rò rỉ và phục hồi thị lực.

Hầu hết những người ị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch đều có thể lấy lại thị lực tốt ngay cả khi không điều trị. Tuy nhiên, theo nguyên cứu, khảo sát thì hơn một nửa số bệnh nhân mắc bệnh này sẽ tái phát bệnh trong thời gian về sau. Vì vậy, nếu bạn đã từng bị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra mắt định kỳ và phát hiện sớm bệnh.

Chế độ sinh hoạt thói quen cho người bị bệnh

Bạn nên có kế hoạch ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh những món ăn không tốt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tránh nhìn nhiều vào màn hình điện thoại, máy tính

Nên tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.

Hắc vụng mạc trung tâm là bệnh về mắt nguy hiểm. Vì thế khi có triệu chứng bệnh hãy đến các bệnh viện mắt gần nhất để bác sĩ khám và kiểm tra tình trạng bệnh.

Tài liệu kham khảo:

  1. http://vnio.vn/benh-hac-vong-mac-trung-tam-thanh-dich
  2. http://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/y-hoc-co-truyen/benh-viem-vong-mac-trung-tam-thanh-dich/578/