Đề bài - bài 6 trang 115 sgk vật lí 10

\(\eqalign{ & \Rightarrow Fcos\alpha - {\mu _t}(P - Fsin\alpha ) = ma \cr&\Rightarrow Fcos\alpha - {\mu _t}P + \mu Fsin\alpha = ma \cr & \Rightarrow F(cosa + {\mu _t}sina) = ma + {\mu _t}mg \cr & \Rightarrow F = {{m\left( {{\mu _t}g + a} \right)} \over {\cos \alpha + {\mu _t}.\sin \alpha }} \cr} \)

Đề bài

Một vật có khối lượng m = 4,0 kg chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực \(\overrightarrow F\)hợp với hướng chuyển động một góc α = 30o(Hình 21.6). Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là µt= 0,30. Tính độ lớn của lực để:

a) Vật chuyển động với gia tốc bằng 1,25 m/s2;

b) Vật chuyển động thẳng đều. Lấy g = 10 m/s2.

Đề bài - bài 6 trang 115 sgk vật lí 10

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định luật II - Niuton

Lời giải chi tiết

Các lực tác dụng lên vật m được biểu diễn trên hình vẽ.

Đề bài - bài 6 trang 115 sgk vật lí 10

Áp dụng định luật II - Niuton: \(\vec F + \vec P + \vec N + \overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}}}} = m\vec a\) (1)

Chọn hệ trục Oxy với chiều dương là chiều chuyển động theo phương Ox.

Chiếu phương trình (1) lên Ox ta được: \(Fcos\alpha - {F_{ms}} = ma\;\) (2)

Chiếu phương trình (1) lên Oy ta được: \(N + Fsin\alpha - P = 0 \Rightarrow N = P - Fsin\alpha \)(3)

Mà \({F_{ms}} = \;{\mu _t}N = {\mu _t}\left( {P - F\sin \alpha } \right)\)(4)

Từ (2), (3) và (4)

\(\eqalign{
& \Rightarrow Fcos\alpha - {\mu _t}(P - Fsin\alpha ) = ma \cr&\Rightarrow Fcos\alpha - {\mu _t}P + \mu Fsin\alpha = ma \cr
& \Rightarrow F(cosa + {\mu _t}sina) = ma + {\mu _t}mg \cr
& \Rightarrow F = {{m\left( {{\mu _t}g + a} \right)} \over {\cos \alpha + {\mu _t}.\sin \alpha }} \cr} \)

a) Khi a = 1,25m/s2

\(F = {{4.\left( {0,3.10 + 1,25} \right)} \over {c{\rm{os}}30 + 0,3.\sin 30}} = {{4.\left( {0,3.10 + 1,25} \right)} \over {{{\sqrt 3 } \over 2} + 0,3.{1 \over 2}}} = 16,7N\)

b) Vật chuyển động thẳng đều a = 0.

\(F = {{4.\left( {0,3.10 + 0} \right)} \over {c{\rm{os}}30 + 0,3.\sin 30}} = {{4.\left( {0,3.10 + 0} \right)} \over {{{\sqrt 3 } \over 2} + 0,3.{1 \over 2}}} = 11,81N\).