Danh sách bệnh lý nghiêm trọng Prudential

Tầm soát ung thư - Phương pháp giúp phát hiện ung thư sớm

Nếu chẳng may bệnh lý nghiêm trọng gõ cửa, bạn sẽ làm gì?

Nếu chẳng may bệnh lý nghiêm trọng gõ cửa, bạn sẽ làm gì?

Hãy dừng các thói quen này ngay trước khi đột quỵ viếng thăm

Bảo hiểm bệnh lý nghiêm trọng Prudential bảo vệ bạn trước rủi ro của 99 bệnh lý nghiêm trọng hiện nay với mức quyền lợi lên đến 200%. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh sẽ nằm ngoài trách nhiệm bảo hiểm của Prudential và bạn sẽ không nhận được phí bồi thường. Medplus đã tổng hợp danh sách bệnh lý nghiêm trọng của Prudential theo Quy tắc, Điều khoản bảo hiểm mới nhất. Đọc ngay bài chia sẻ dưới đây để nắm được giới hạn bệnh lý bảo hiểm như thế nào bạn nhé.

1. Danh sách bệnh lý nghiêm trọng Prudential

Danh sách bệnh lý nghiêm trọng của Prudential

A. Bệnh lý nghiêm trọng giai đoạn đầu

NHÓM 1

1. Carcinoma in situ [CIS] – Ung thư biểu mô tại chỗ của một số cơ quan

Các cơ quan này bao gồm:

  • Vú,
  • Tử cung,
  • Buồng trứng,
  • Ống Fallop,
  • Âm hộ,
  • Âm đạo,
  • Cổ tử cung,
  • Đại tràng,
  • Trực tràng,
  • Tinh hoàn,
  • Dương vật,
  • Phổi, gan,
  • Dạ dày,
  • Mũi hầu,
  • Bàng quang.

Ung thư biểu mô tại chỗ nghĩa là sự tăng trưởng độc lập, nguyên phát của các tế bào ác tính trên chính những tế bào mà nó phát sinh, chưa có xâm lấn sang các mô xung quanh. Xâm lấn nghĩa là thâm nhiễm và/hoặc phá hủy mô bình thường vượt qua màng đáy.

Chẩn đoán phải dựa trên kết quả giải phẫu bệnh lý, kết quả xét nghiệm tế bào học, thông qua sinh thiết khối ung thư.

Loại trừ các trường hợp:

  • Chẩn đoán Ung thư chỉ dựa vào lâm sàng.
  • Dị sản biểu mô cổ tử cung nhóm CIN-1, CIN-2, CIN-3 [loạn sản cổ tử cung nghiêm trọng tuy nhiên chưa dẫn đến ung thư biểu mô tại chỗ].
  • Ung thư biểu mô tại chỗ của hệ thống đường mật.

Trường hợp ung thư biểu mô tại chỗ của một số cơ quan sẽ không được chi trả nếu quyền lợi bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu của hợp đồng này đã được chi trả cho trường hợp ung thư giai đoạn đầu của các cơ quan chuyên biệt.

2. Early Cancer of Specific Organ – Ung thư giai đoạn đầu của các cơ quan chuyên biệt

Ung thư giai đoạn đầu bao gồm:

  • Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu: được mô tả giải phẫu bệnh trong bảng phân loại TNM là T1a hoặc T1b, hay phân loại tương đương.
  • Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu: được mô tả giải phẫu bệnh trong bảng phân loại TNM là T1N0M0, ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú dạng vi thể [microcarcinoma], kích thước khối u nhỏ hơn 1 cm.
  • Ung thư bàng quang giai đoạn đầu: được mô tả giải phẫu bệnh trong bảng phân loại TNM là TaN0M0, ung thư biểu mô bàng quang thể nhú dạng vi thể [microcarcinoma].
  • Ung thư bạch cầu lympho mạn tính giai đoạn đầu: được mô tả trong bảng phân loại RAI thuộc giai đoạn 1 hoặc 2. Loại trừ Ung thư bạch cầu lympho mạn tính giai đoạn 0 hoặc thấp hơn.
  • Ung thư nốt ruồi ác tính: ung thư nốt ruồi ác tính có xâm lấn với chiều sâu dưới 1,5 mm theo bảng phân loại Breslow, hay thuộc nhóm dưới 3 theo bảng phân loại Clark; Loại trừ trường hợp ung thư nốt ruồi ác tính không xâm lấn được miêu tả là ung thư tại chỗ.
Lưu ý

Trường hợp ung thư giai đoạn đầu sẽ không được chi trả nếu quyền lợi Bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu của hợp đồng này đã được chi trả cho trường hợp ung thư biểu mô tại chỗ của một số cơ quan.

3. Surgical Removal of One Kidney – Phẫu thuật lấy một bên thận

Là phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn một thận vì bệnh lý hoặc tai nạn của người được bảo hiểm. Yêu cầu cắt bỏ thận phải được xác định là tuyệt đối cần thiết bởi một bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.

Loại trừ trường hợp hiến tặng thận.

4. Small Bowel Transplant – Ghép ruột non

Là ghép một phần hoặc toàn bộ ruột non bao gồm toàn bộ mạch máu nuôi dưỡng, từ người hiến tặng cho Người được bảo hiểm, thông qua phẫu thuật mở ổ bụng, nguyên nhân do suy chức năng tiêu hóa.

Trường hợp ghép ruột non sẽ không được chi trả nếu quyền lợi bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu của hợp đồng này đã được chi trả cho trường hợp ghép giác mạc.

5. Corneal Transplant – Ghép giác mạc

Là ghép toàn bộ giác mạc từ người hiến tặng cho người được bảo hiểm, nguyên nhân do sẹo giác mạc không hồi phục dẫn đến giảm thị lực.

Trường hợp ghép giác mạc sẽ không được chi trả nếu quyền lợi bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu của hợp đồng này đã được chi trả cho trường hợp ghép ruột non.

6. Surgical Removal of One Lung – Phẫu thuật lấy một bên phổi

Là phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn phổi phải hoặc phổi trái do bệnh lý hoặc tai nạn của người được bảo hiểm.

Loại trừ trường hợp chỉ phẫu thuật cắt bỏ một phần phổi. Trường hợp phẫu thuật lấy một bên phổi sẽ không được chi trả nếu quyền lợi bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu của hợp đồng này đã được chi trả cho trường hợp đặt màng lọc tĩnh mạch chủ.

7. Insertion of a Veno cava Filter – Đặt màng lọc tĩnh mạch chủ

Là phẫu thuật thực hiện sau khi có bằng chứng ghi nhận bệnh thuyên tắc phổi tái phát. Yêu cầu phẫu thuật phải được xác định là tuyệt đối cần thiết bởi bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp đặt màng lọc tĩnh mạch chủ sẽ không được chi trả nếu quyền lợi bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu của hợp đồng này đã được chi trả cho trường hợp phẫu thuật lấy một bên phổi.

8. Liver Surgery – Phẫu thuật gan

Là phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn thùy gan trái hoặc thùy gan phải do bệnh lý hoặc tai nạn của người được bảo hiểm.

Loại trừ trường hợp:

  • Phẫu thuật gan do bệnh lý hoặc rối loạn gây ra bởi rượu và/hoặc chất gây nghiện.
  • Hiến tặng gan.
9. Biliary Tract Reconstruction Surgery – Phẫu thuật tái tạo đường mật

Là phẫu thuật nối mật – ruột [như nối ống mật chủ – hỗng tràng, ống mật chủ – tá tràng] để điều trị các bệnh đường mật, bao gồm cả teo đường mật bẩm sinh, khi không thể dùng các biện pháp phẫu thuật hoặc nội soi khác.

Phẫu thuật phải được xác định là phương pháp điều trị thích hợp nhất bởi Bác sĩ chuyên khoa gan mật. Loại trừ trường hợp phẫu thuật do hậu quả của bệnh sỏi mật hoặc viêm đường mật.

10. Severe Asthma – Hen phế quản nặng
Hen phế quản nặng- bệnh lý nghiêm trọng Prudential

Đợt cấp hen phế quản nặng với cơn hen kéo dài cần phải nhập viện và cần được thông khí áp lực dương liên tục ít nhất 4 [bốn] giờ bằng máy thở nhân tạo dưới sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa hô hấp. Cần có bằng chứng FEV liên tục thấp hơn 50% dự kiến.

Loại trừ các trường hợp điều trị bằng phương pháp thông khí áp lực dương không xâm lấn như:

  • Thông khí áp lực dương liên tục [CPAP],
  • Thông khí áp lực dương hai thì [BIPAP].
11. Reversible Aplastic Anemia – Thiếu máu bất sản hoặc Suy tủy xương có khả năng hồi phục

Là tình trạng suy giảm tủy xương cấp tính có khả năng hồi phục dẫn đến thiếu máu, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu.

Chẩn đoán phải dựa vào sinh thiết tủy. Bệnh phải có hai trong ba dấu hiệu sau:

  • Số lượng bạch cầu đa nhân trung tính tuyệt đối ít hơn hoặc bằng 500/mm3;
  • Số lượng hồng cầu lưới tuyệt đối ít hơn hoặc bằng 20,000/mm3;
  • Số lượng tiểu cầu ít hơn hoặc bằng 20,000/mm3.
12. Myelodysplastic Syndrome/Myelofibrosis – Hội chứng xơ hóa tủy xương/ Xơ tủy nguyên phát

Hội chứng xơ hóa tủy xương hay xơ tủy nguyên phát cần thiết phải truyền máu liên tục và vĩnh viễn do thiếu máu nặng thường xuyên. Chẩn đoán cần được xác nhận bởi bác sĩ chuyên khoa huyết học thông qua sinh thiết tủy. Tình trạng bệnh phải được xác nhận là không chữa trị được và cần truyền máu vĩnh viễn.

13. Acute Necrohemorrhagic Pancreatitis – Viêm tụy hoại tử xuất huyết cấp tính

Là tình trạng viêm cấp tính và hoại tử nhu mô tụy, hoại tử mô mỡ của tụy thông qua enzyme và xuất huyết do hoại tử mạch máu, bệnh phải thỏa các tiêu chuẩn sau:

  • Cần thiết phải phẫu thuật nhằm loại bỏ tế bào tụy hoại tử hoặc cắt tụy; và
  • Chẩn đoán dựa trên mô bệnh học và xác nhận bởi bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa.

Loại trừ viêm tụy do rượu và do lạm dụng thuốc.

NHÓM 2

14. Cardiac Pacemaker Insertion – Đặt máy tạo nhịp tim

Người được bảo hiểm bị rối loạn nhịp tim nặng, không thể điều trị bằng các phương pháp khác. Việc đặt máy tạo nhịp tim phải được xác nhận là cần thiết về mặt y khoa bởi bác sĩ chuyên khoa. Mục đích của việc đặt máy nhằm tái đồng bộ nhịp tim.

Trường hợp đặt máy tạo nhịp tim sẽ không được chi trả nếu quyền lợi bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu của hợp đồng này đã được chi trả cho trường hợp đặt máy khử rung tim.

15. Cardiac Defibrillator Insertion – Đặt máy khử rung tim

Người được bảo hiểm bị rối loạn nhịp tim nặng, không thể điều trị bằng các phương pháp khác. Việc đặt máy khử rung tim phải được xác nhận là cần thiết về mặt y khoa bởi bác sĩ chuyên khoa.

Trường hợp đặt máy khử rung tim sẽ không được chi trả nếu quyền lợi bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu của hợp đồng này đã được chi trả cho trường hợp đặt máy tạo nhịp tim.

16. Minimally Invasive Direct Coronary Artery Bypass Grafting [MIDCAB] – Bắc cầu trực tiếp động mạch vành có xâm lấn tối thiểu

Là phẫu thuật tạo cầu nối mạch vành thông qua các thiết bị tiếp cận hoặc bắc cầu trực tiếp có xâm lấn tối thiểu [không mở xương ức], để giải quyết khối tắc nghẽn trong động mạch vành.

Loại trừ các phương pháp nội mạch hoặc các kỹ thuật nội mạch qua da.

Trường hợp bắc cầu trực tiếp động mạch vành có xâm lấn tối thiểu sẽ không được chi trả nếu quyền lợi bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu của hợp đồng này đã được chi trả cho trường hợp phẫu thuật tạo hình mạch.

17. Minimally Invasive Surgery to Aorta – Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu động mạch chủ

Là phẫu thuật sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu hoặc kỹ thuật nội mạch để sửa chữa hoặc  phục hồi một đoạn phình, hẹp, tắc nghẽn hoặc đứt rời của động mạch chủ; được chẩn đoán xác định bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch, dựa trên kết quả siêu âm tim hoặc các xét nghiệm chẩn đoán có giá trị tương đương.

Trong định nghĩa này, động mạch chủ bao gồm động mạch chủ ngực và động mạch chủ bụng, không bao gồm các nhánh của nó.

18. Percutaneous Valvuloplasty or Valvotomy – Phương pháp tạo hình hoặc rạch van tim

Là phương pháp tạo hình hoặc rạch van tim bằng bóng qua da đơn thuần để giải quyết các tổn thương của van tim; được chẩn đoán xác định bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch, dựa trên kết quả siêu âm tim.

Loại trừ những thủ thuật trên van tim liên quan đến mở khoang ngực hoặc đi vào khoang ngực bằng cách rạch thành ngực.

19. Angioplasty – Phẫu thuật tạo hình mạch

Là phẫu thuật nong mạch vành bằng bóng để sửa chữa ít nhất 1 mạch vành chính trở lên đang bị hẹp hoặc tắc nghẽn tối thiểu 70% mỗi nhánh trên bệnh nhân có tiền sử hạn chế khả năng vận động thể lực hoặc gắng sức.

Các tiền sử trên bao gồm:

  • Những triệu chứng nghiêm trọng cho thấy khả năng vận động của người được bảo hiểm cần hạn chế ở mức thấp nhất, để ngăn ngừa các cơn đau thắt ngực tiếp theo;
  • Người được bảo hiểm cần giới hạn vận động để giảm thiểu các cơn đau thắt ngực từ vừa đến nặng theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Loại trừ trường hợp chụp mạch vành để chẩn đoán bệnh.

Trường hợp phẫu thuật tạo hình mạch sẽ không được chi trả nếu quyền lợi bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu của hợp đồng này đã được chi trả cho trường hợp bắc cầu trực tiếp động mạch vành có xâm lấn tối thiểu.

20. Pericardectomy – Phẫu thuật cắt bỏ màng ngoài tim
Phẫu thuật cắt bỏ màng ngoài tim- bệnh lý nghiêm trọng Prudential

Là phẫu thuật cắt bỏ màng ngoài tim hoặc phẫu thuật khoan lỗ vì bệnh ở màng ngoài tim. Cả 2 loại phẫu thuật này cần phải chứng nhận bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

21. Early Pulmonary Hypertension – Tăng áp lực động mạch phổi nguyên phát giai đoạn sớm

Tăng áp lực động mạch phổi nguyên phát đi kèm với phì đại tâm thất phải với chẩn đoán được xác định qua thủ thuật thông tim. Người được bảo hiểm có dấu hiệu suy tim tương ứng độ III theo Bảng phân loại suy tim của Hiệp hội Tim mạch New York [NYHA].

Loại trừ các trường hợp: Tăng áp động mạch phổi đi kèm với một trong các bệnh sau:

  • Bệnh lý phổi,
  • Tình trạng giảm thông khí mãn tính,
  • Bệnh huyết khối động mạch phổi,
  • Bệnh tim bẩm sinh,
  • Các bệnh liên quan tâm thất trái hoặc nhĩ trái.
22. Large Asymptomatic Aortic Aneurysm – Phình động mạch chủ

Phình động mạch chủ bụng hoặc phình động mạch chủ ngực được xác định bởi các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phù hợp như siêu âm tim, chụp cắt lớp điện toán [CT] hoặc chụp cộng hưởng từ [MRI] hệ thống tim mạch.

Động mạch chủ phải phình to với đường kính lớn hơn 55 mm và phải được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Động mạch chủ trong định nghĩa này chỉ gồm động mạch chủ ngực và động mạch chủ bụng và không bao gồm các nhánh của nó.

NHÓM 3

23. Carotid Artery Surgery – Phẫu thuật động mạch cảnh

Là phẫu thuật lấy bỏ lớp áo trong của động mạch cảnh được thực hiện khi động mạch cảnh hẹp tối thiểu 80%; hoặc khi động mạch cảnh hẹp tối thiểu 70% có kèm triệu chứng rõ ràng [cơn thiếu máu não thoáng qua, đột quỵ nhỏ]; dựa vào kết quả chấn đoán hình ảnh của Chụp động mạch hoặc các kỹ thuật có giá trị tương đương.

Loại trừ trường hợp phẫu thuật lấy bỏ lớp áo trong các động mạch khác không phải động mạch cảnh.

Trường hợp phẫu thuật động mạch cảnh sẽ không được chi trả nếu quyền lợi bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu của hợp đồng này đã được chi trả cho trường hợp đặt ống thông não bộ [shunt].

24. Cerebral Shunt Insertion – Đặt ống thông não bộ [shunt]

Là phẫu thuật cấy ghép một ống thông vĩnh viễn từ các não thất ra ngoài [như ống thông não thất-tâm nhĩ hoặc não thất-ổ bụng] để giảm áp lực dịch não tủy.

Trường hợp đặt ống thông não bộ [shunt] sẽ không được chi trả nếu quyền lợi bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu của hợp đồng này đã được chi trả cho trường hợp phẫu thuật động mạch cảnh.

25. Coma for 48 hours – Hôn mê 48 giờ

Là hôn mê liên tục ít nhất 48 giờ. Chẩn đoán này phải được xác định dựa vào tất cả các tiêu chuẩn sau:

  • Không có phản ứng với các kích thích bên ngoài liên tục ít nhất trong 48 giờ; và
  • Sử dụng các phương tiện hỗ trợ để duy trì chức năng sống; và
  • Tổn thương não dẫn đến di chứng thần kinh vĩnh viễn được đánh giá ít nhất 30 ngày kể từ khi bắt đầu hôn mê.

Loại trừ trường hợp:

  • Hôn mê do ảnh hưởng trực tiếp từ bia rượu hoặc chất gây nghiện.
  • Hôn mê do điều trị.
26. Surgical Removal of Pituitary Tumour – Phẫu thuật cắt bỏ u tuyến yên bằng đường qua xoang bướm hoặc đường mũi

Là phẫu thuật được thực hiện khi xuất hiện triệu chứng tăng áp lực nội sọ do khối u gây ra, hoặc khi phẫu thuật cắt bỏ u được xem là cần thiết theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nội tiết.

Sự tồn tại của khối u phải được xác định dựa trên kết quả chẩn đoán hình ảnh như chụp cộng hưởng từ [MRI] và chụp cắt lớp điện toán [CT].

27. Loss of One Limb – Mất một chi

Tình trạng cắt cụt vĩnh viễn và không thể phục hồi của 1 chi. Trong định nghĩa này, chi được tính từ khuỷu tay hoặc đầu gối trở lên.

Bệnh phải được chẩn đoán xác định bởi bác sĩ chuyên khoa.

Loại trừ trường hợp tự ý gây ra thương tật.

28. Osteoporosis with Fractures – Loãng xương có gãy xương

Bệnh loãng xương có gãy xương do sang chấn tối thiểu, được xác định dựa trên tất cả những  iêu chuẩn sau đây:

  • Gãy cổ xương đùi hoặc gãy ít nhất 2 thân đốt sống sau một sang chấn tối thiểu; và
  • Mật độ khoáng xương được đo ở ít nhất 2 vị trí thông qua kỹ thuật Đo đậm độ xương bằng tia X năng lượng kép [DEXA] hoặc Chụp cắt lớp điện toán [CT] đều khẳng định loãng xương mức độ nặng, chỉ số T [T-score] nhỏ hơn -2,5.

Người được bảo hiểm cần phải được cố định trong hoặc thay thế xương đùi bị gãy, hoặc phẫu thuật điều trị thân đốt sống.

Quyền lợi này tự động chấm dứt ngay khi Người được bảo hiểm đạt 70 tuổi.

29. Severe Epilepsy – Bệnh động kinh nghiêm trọng

Bệnh động kinh được xác nhận dựa vào những yếu tố sau:

  • Chẩn đoán phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa thần kinh thông qua điện não đồ [EEG], chụp cộng hưởng từ [MRI], chụp cắt lớp phát xạ positron [PET] hoặc bất kỳ phương pháp chẩn đoán khác phù hợp.
  • Phải có giấy tờ ghi nhận cơn co cứng-co giật toàn thân hoặc động kinh cơn lớn tái diễn nhiều hơn 5 [năm] cơn trong 1 [một] tuần, và được biết là đã kháng phác đồ điều trị tối ưu bằng việc kiểm tra nồng độ thuốc trong máu.
  • Người được bảo hiểm phải đang được điều trị với ít nhất 2 thuốc chống động kinh cho tối thiểu 6 tháng dựa theo lời khuyên của chuyên gia thần kinh.
30. Moderately Severe Parkinson’s Disease – Bệnh Parkinson giai đoạn sớm

Bệnh thoái hóa của hệ thần kinh trung ương do thoái hóa nhân xám trung ương của não bộ. Bệnh phải được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa thần kinh và thỏa tất cả 2 tiêu chuẩn sau:

  • Người được bảo hiểm đã được điều trị ít nhất 6 tháng mà bệnh vẫn không tiến triển tốt.
  • Người được bảo hiểm bị mất hoàn toàn và vĩnh viễn khả năng thực hiện ít nhất 2 trong 6 “Chức năng sinh hoạt hàng ngày” khi không có sự trợ giúp của người khác; hoặc bị thương tật vĩnh viễn hoặc mất sức lao động từ 65% trở lên theo quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.

Tình trạng vĩnh viễn không thể hồi phục này phải được xác định không sớm hơn 6 tháng kể từ lần chẩn đoán đầu tiên.

31. Tuberculous Myelitis – Viêm tủy do lao

Viêm tủy do trực khuẩn lao, dẫn đến suy giảm chức năng thần kinh vĩnh viễn ít nhất 3 tháng liên tục. Chẩn đoán phải được xác nhận bởi bác sĩ chuyên khoa thần kinh và có chứng cứ dựa vào phân tích chọc dò dịch não tủy.

32. Cavernous Sinus Thrombosis Surgery – Phẫu thuật huyết khối xoang hang

Là phẫu thuật dẫn lưu huyết khối xoang hang. Chẩn đoán bệnh cũng như chỉ định can thiệp phẫu thuật phải được xác định là tuyệt đối cần thiết bởi bác sĩ chuyên khoa.

Trường hợp phẫu thuật huyết khối xoang hang sẽ không được chi trả nếu quyền lợi bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu của hợp đồng này đã được chi trả cho trường hợp phẫu thuật cấy ghép ốc tai.

NHÓM 4

33. Cochlear Implant Surgery – Phẫu thuật cấy ghép ốc tai

Là phẫu thuật cấy ghép ốc tai do tổn thương vĩnh viễn ốc tai hoặc thần kinh thính giác. Phương thức phẫu thuật cũng như việc thực hiện cấy ghép phải được xác định là tuyệt đối cần thiết bởi Bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng.

Trường hợp Phẫu thuật cấy ghép ốc tai sẽ không được chi trả nếu quyền lợi Bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu của hợp đồng này đã được chi trả cho trường hợp Phẫu thuật huyết khối xoang hang.

34. Loss of Sight in One Eye – Mất thị lực một mắt

Mất hoàn toàn và không thể phục hồi thị lực của 1 mắt do bệnh lý hoặc tai nạn của người được bảo hiểm.

Bệnh phải được chẩn đoán xác định bởi bác sĩ chuyên khoa mắt với bên mắt tổn thương phải có thị lực chính xác dưới 6/60 hoặc 20/200 khi dùng bảng kiểm tra Snellen, hoặc có thị trường dưới 20 độ.

Tình trạng vĩnh viễn không thể hồi phục này phải được xác định không sớm hơn 6 tháng kể từ lần chẩn đoán đầu tiên.

Loại trừ trường hợp mất thị lực do rượu hoặc sử dụng sai thuốc.

35. Less Severe Burn – Bỏng sâu diện tích nhỏ

Là bỏng hay phỏng độ 3 [nghĩa là toàn bộ độ dày da bị phá hủy] trên tối thiểu 10% diện tích da toàn cơ thể [tính theo Luật số 9 hoặc Biểu đồ diện tích da cơ thể của Lund và Browder] gây ra trực tiếp bởi tai nạn của người được bảo hiểm. Ghép da cho vùng bỏng phải được thực hiện.

B. Bệnh lý nghiêm trọng giai đoạn sau

NHÓM 1

36. Major Cancer – Ung thư đe dọa tính mạng

Bệnh ung thư phải được chẩn đoán xác định dựa trên bằng chứng mô học mô tả sự ác tính bởi Bác sĩ chuyên khoa ung bướu hoặc giải phẫu bệnh học, và được Hội đồng y khoa do Prudential chỉ định, trong đó có ít nhất 3 thành viên có trình độ Bác sĩ y khoa, xác nhận.

Loại trừ những trường hợp sau:

  • Ung thư cổ tử cung tại chỗ [in situ]; dị sản cổ tử cung nhóm CIN-1, CIN-2, CIN-3; và tất cả những giai đoạn tiền ung thư hay ung thư chưa xâm lấn khác của cổ tử cung;
  • Giai đoạn sớm của ung thư tuyến tiền liệt với phân loại TNM là T1 [bao gồm T1a và T1b] hay phân loại tương đương;
  • Ung thư nốt ruồi ác tính với chiều sâu dưới 1,5 mm theo bảng phân loại của Breslow, hay thuộc nhóm dưới 3 theo bảng phân loại của Clark;
  • Tăng sinh tế bào sừng, ung thư da tế bào nền và tế bào vẩy;
  • Ung thư tuyến giáp được mô tả trong bảng phân loại TNM là T1N0M0 hay nhỏ hơn;
  • Ung thư bàng quang được mô tả trong bảng phân loại TNM là TaN0M0;
  • Ung thư bạch cầu lympho mạn tính thuộc giai đoạn dưới 3 theo bảng phân loại RAI;
37. End Stage Kidney Failure – Suy thận giai đoạn cuối

Là suy thận giai đoạn cuối với biểu hiện suy giảm mạn tính và không thể phục hồi chức năng của cả 02 thận. Tình trạng này khiến Người được bảo hiểm phải điều trị bằng lọc thận định kỳ [bao gồm chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc] hoặc phẫu thuật ghép thận.

38. Major Organ Transplantation – Phẫu thuật ghép tạng chủ

Là ghép 1 thận, gan, tim, phổi, tụy từ người hiến tặng cho Người được bảo hiểm. Việc cấy ghép phải được xác định là cần thiết về mặt y khoa để điều trị những suy giảm chức năng ở giai đoạn cuối và không thể hồi phục của bộ phận liên quan.

Loại trừ trường hợp cấy ghép tế bào tiểu đảo tuyến tụy.

39. Bone Marrow Transplantation – Phẫu thuật ghép tủy xương

Là ghép tủy từ người hiến tặng cho người được bảo hiểm, sử dụng các tế bào gốc tạo máu khỏe mạnh sau khi lấy bỏ toàn bộ tủy xương. Việc cấy ghép phải được xác định là cần thiết về mặt y khoa để điều trị suy giảm chức năng ở giai đoạn cuối và không thể hồi phục của tủy xương.

Loại trừ trường hợp cấy ghép các tế bào gốc khác.

40. End Stage Lung Disease – Bệnh phổi giai đoạn cuối

Bệnh phổi giai đoạn cuối gây ra suy hô hấp mạn tính. Bệnh phải được xác định dựa trên tất cả những tiêu chuẩn sau đây:

  • Kết quả đo thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu [FEV1] luôn cho chỉ số dưới 1 lít; và
  • Cần phải điều trị liên tục với liệu pháp cung cấp oxy do tình trạng giảm oxy máu; và
  • Kết quả phân tích khí máu động mạch phải thể hiện áp lực oxy bán phần từ 55 mmHg trở xuống [PaO2 ≤ 55mmHg]; và
  • Có triệu chứng khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi.
41. End Stage Liver Disease – Bệnh gan nghiêm trọng
bệnh gan nghiêm trọng

Là bệnh gan tiến triển nặng được chẩn đoán xác định bởi bác sĩ chuyên khoa, thuộc giai đoạn B hoặc C dựa trên bảng Phân loại Child-Pugh.

42. Fulminant Viral Hepatitis – Viêm gan vi-rút tối cấp

Là bệnh gây ra bởi vi-rút viêm gan, làm hoại tử phần lớn nhu mô gan, dẫn đến hội chứng suy gan tối cấp.

Bệnh phải được xác định dựa trên tất cả những tiêu chuẩn sau đây:

  • Vàng da đậm.
  • Bằng chứng huyết thanh học cho thấy có vi-rút viêm gan.
  • Bệnh não gan xuất hiện mà không có bất kỳ bệnh gan nào trước đó.
  • Các xét nghiệm chức năng gan như AST, ALT và Bilirubin tăng ít nhất 3 lần so với mức bình thường.
  • Hình ảnh học hoặc kết quả sinh thiết gan ghi nhận tình trạng hoại tử gan.
43. Aplastic Anemia – Bệnh thiếu máu bất sản

Là tình trạng suy tủy kéo dài gây ra thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu và cần phải điều trị bằng ít nhất một trong các phương pháp sau:

  • Truyền các chế phẩm của máu;
  • Thuốc kích thích tủy;
  • Thuốc ức chế miễn dịch;
  • Ghép tủy.
44. Chronic Relapsing Pancreatitis – Viêm tụy mạn tính tái phát

Là sự bùng phát tái diễn của các đợt viêm tụy, gây ra xơ hóa tiến triển, dẫn đến mất chức năng nội tiết và ngoại tiết của tụy. Bệnh phải được xác định dựa trên tất cả những tiêu chuẩn sau đây:

  • Hồ sơ y khoa của ít nhất 3 đợt bùng phát của viêm tụy; và
  • Bằng chứng suy giảm chức năng tụy dẫn đến giảm hấp thu, và phải điều trị liên tục bằng các liệu pháp thay thế men tụy hoặc insulin, đồng thời liệu pháp này dự kiến duy trì kéo dài đến suốt đời; và
  • Việc chẩn đoán xác định phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa nội tiêu hóa.
45. Systemic Lupus Erythematosus with Lupus Nephritis – Viêm thận do bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống [SLE] là một bệnh lý tự miễn dịch trên nhiều cơ quan, đặc trưng bởi sự phát triển của các kháng thể tự thân trực tiếp chống lại các kháng nguyên tự thân khác nhau.

Trong sản phẩm bảo hiểm bổ trợ này, chỉ bảo hiểm cho bệnh Lupus ban đỏ hệ thống được giới hạn trong những thể có biến chứng tại thận [Viêm thận Lupus từ nhóm III đến nhóm V; tổn thương nhu mô thận được xác định qua kết quả sinh thiết thận].

Loại trừ bệnh Lupus đỏ dạng đĩa [Discoid Lupus] hoặc các dạng Lupus khác chỉ có rối loạn huyết học và/hoặc khớp.

Phân loại giải phẫu bệnh Viêm thận Lupus theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới [WHO] như sau:

  • Nhóm I – Cầu thận bình thường hoặc thay đổi tối thiểu.
  • Nhóm II – Tổn thương gian mạch đơn thuần.
  • Nhóm III – Viêm cầu thận ổ, cục bộ.
  • Nhóm IV – Viêm cầu thận tăng sinh lan tỏa.
  • Nhóm V – Viêm cầu thận màng.
46. Pheochromocytoma – U tủy tuyến thượng thận

Là sự tồn tại của 1 khối u thần kinh-nội tiết của vùng tủy tuyến thượng thận hoặc tế bào ưa chrome, dẫn đến tăng tiết Catecholamine, cần phải chỉ định phẫu thuật để lấy khối u.

Bệnh phải được chẩn đoán xác định bởi Bác sĩ chuyên khoa nội tiết.

47. Medullary Cystic Disease – Bệnh nang tủy thận

Bệnh phải được chẩn đoán xác định bởi bác sĩ chuyên khoa và được hội đồng y khoa do Prudential chỉ định, trong đó có ít nhất 3 thành viên có trình độ bác sĩ y khoa, xác nhận, cho thấy người được bảo hiểm mắc bệnh thận ở giai đoạn cuối và phải điều trị bằng thẩm phân phúc mạc hoặc chạy thận nhân tạo định kỳ.

48. Chronic Auto-Immune Hepatitis – Viêm gan tự miễn mạn tính

Là tình trạng viêm gan hoại tử mạn tính không rõ nguyên nhân liên quan đến kháng thể tự miễn và nồng độ globulin trong máu cao. Chẩn đoán bắt buộc dựa vào tất cả các đặc điểm sau:

– Gamma globulin trong máu cao

– Sự hiện diện của ít nhất một trong các kháng thể sau:

  • Kháng thể kháng nhân
  • Kháng thể kháng cơ trơn [AMA]
  • Kháng thể kháng actin
  • Kháng thể kháng tiểu thể gan và thận [LKM-1]
  • Kháng thể kháng bào tương gan tuýp 1 [LC-1]
  • Kháng thể kháng kháng nguyên bào tương gan, kháng thể kháng kháng nguyên gan và tụy [SLA/LP]

– Kết quả sinh thiết gan ghi nhận viêm gan tự miễn mạn tính.

Quyền lợi chỉ được chi trả nếu Người được bảo hiểm đã và đang điều trị bằng liệu trình ức chế miễn dịch kéo dài ít nhất 6 tháng và chẩn đoán được khẳng định bởi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.

NHÓM 2

49. Heart Attack/Myocardial Infarction – Nhồi máu cơ tim

Là tình trạng hoại tử cơ tim do sự gián đoạn đột ngột nguồn máu nuôi phần cơ tim đó. Bệnh phải được xác định dựa trên ít nhất 3 trong số những tiêu chuẩn sau đây:

  • Bệnh sử liên quan đến cơn đau ngực điển hình.
  • Dấu chứng trên điện tâm đồ có sự thay đổi mới; với sự xuất hiện của bất kỳ hình ảnh sau: đoạn ST chênh lên hoặc chênh xuống, sóng T đảo đoạn, sự xuất hiện của sóng Q hoặc hình ảnh block nhánh trái.
  • Sự tăng cao của các dấu ấn sinh học đặc trưng cho tim bao gồm CK-MB tăng trên mức bình thường hay là Troponin I hoặc T tăng từ 0.5 ng/ml trở lên.
  • Bằng chứng hình ảnh của tình trạng thiếu máu cơ tim mới hoặc bất thường co bóp vận động thành khu trú. Các hình ảnh học phải được xác nhận bởi bác sĩ chuyên khoa Tim mạch.

Loại trừ các tình trạng sau:

  • Cơn đau thắt ngực không điển hình.
  • Các cơn đau tim không xác định tuổi.

0.5ng/ml = 0.5ug/L = 500pg/ml.

50. Coronary Artery By- pass Surgery Bệnh động mạch vành cần phẫu thuật

Người được bảo hiểm phải trải qua phẫu thuật mở ngực bằng cách cắt dọc xương ức để điều trị chỗ hẹp hoặc tắc nghẽn của một hoặc nhiều động mạch vành bằng phương pháp bắc cầu động mạch trên những bệnh nhân có triệu chứng đau thắt ngực hạn chế hoạt động.

Loại trừ những trường hợp:

  • Điều trị bằng phương pháp tạo hình mạch vành,
  • Các kỹ thuật ống thông nội động mạch,
  • Phẫu thuật lỗ nhỏ,
  • Các thủ thuật xâm lấn tối thiểu hoặc dùng tia laser.
51. Heart Valve Surgery – Phẫu thuật van tim

Người được bảo hiểm phải trải qua phẫu thuật van tim hở lần đầu tiên để thay thế hoặc sửa chữa một hay nhiều van tim do bệnh van tim mà không thể chữa được bằng phương pháp dùng ống thông nội mạch đơn thuần.

Yêu cầu phẫu thuật phải được xác định bởi Bác sĩ chuyên khoa tim mạch, dựa trên các kết quả xét nghiệm tương ứng như siêu âm tim, Chụp cộng hưởng từ [MRI].

Loại trừ trường hợp phẫu thuật bằng phương pháp xâm nhập nội mạch, phẫu thuật van tim qua lỗ nhỏ hoặc các kỹ thuật tương tự.

52. Surgery to Aorta – Phẫu thuật động mạch chủ

Người được bảo hiểm phải trải qua đại phẫu động mạch chủ ngực hay động mạch chủ bụng do tình trạng bệnh lý đe dọa tính mạng. Phẫu thuật này bao gồm:

  • Phẫu thuật sửa chữa hẹp động mạch chủ;
  • Phẫu thuật ghép để điều trị phình động mạch chủ hoặc bóc tách động mạch chủ, nhưng loại trừ các trường hợp chỉ đặt giá đỡ động mạch [stent].
53. Primary Pulmonary Arterial Hypertension – Tăng áp lực động mạch phổi nguyên phát

Tăng áp lực động mạch phổi nguyên phát đi kèm với phì đại tâm thất phải với chẩn đoán được xác định qua thủ thuật thông tim. Người được bảo hiểm có dấu hiệu suy tim tương ứng độ IV theo Bảng phân loại suy tim của Hiệp hội Tim mạch New York [NYHA].

Loại trừ các trường hợp: Tăng áp động mạch phổi đi kèm với một trong các bệnh sau:

  • Bệnh lý phổi,
  • Tình trạng giảm thông khí mãn tính,
  • Bệnh huyết khối động mạch phổi,
  • Bệnh tim bẩm sinh,
  • Các bệnh liên quan tâm thất trái hoặc nhĩ trái.
54. Cardiomyopathy – Bệnh cơ tim
bệnh lý nghiêm trọng Prudemtial – Bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim phải được chẩn đoán xác định bởi Bác sĩ chuyên khoa tim mạch và được Hội đồng y khoa do Prudential chỉ định, trong đó có ít nhất 3 thành viên có trình độ Bác sĩ y khoa, xác nhận.

Bệnh bao gồm các đặc điểm suy giảm chức năng của tâm thất không rõ nguyên nhân, vĩnh viễn và không hồi phục, tương ứng độ III theo Bảng phân loại suy tim của Hiệp hội Tim mạch New York [NYHA] và phải thỏa 1 trong các tiêu chuẩn sau:

  • Có phù phổi cấp
  • EF

Chủ Đề