Đánh giá về chất lượng quy mô trường lớp

Sau 2 năm thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, đã đạt được kết quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học.

Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, hiện có 584 học sinh được chia thành 18 lớp học, trong đó có 533 em học bán trú. Toàn trường chỉ có 5 học sinh là người Kinh, còn lại là học sinh người dân tộc H’Mông.

Trước khi thực hiện đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Trạm Tấu có 6 điểm trường, trong đó có 5 điểm trường lẻ, điểm xa nhất cách trường chính hơn 8 km, học sinh đi học rất khó khăn vì khoảng cách xa, hầu hết là đường núi, đường đất. Từ tháng 8/2016, trường thực hiện đề án sáp nhập. Giai đoạn đầu trường còn thiếu cơ sở vật chất, phòng ngủ bán trú cho học sinh; sau đó được đầu tư xây mới 8 phòng ngủ đơn, 4 phòng ngủ đôi và xây thêm 2 công trình vệ sinh, 1 nhà tắm, cơ bản đáp ứng được nhu cầu ăn ngủ cho hơn 160 học sinh ở điểm trường lẻ về. Đặc biệt, nhà trường đã tu sửa khu vực bếp ăn, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh, tổ chức nấu ăn 3 bữa/ngày cho học sinh bán trú, công khai khẩu phần ăn từng bữa của học sinh. Sau khi sắp xếp, ổn định các khối lớp học, tỷ lệ học sinh chuyên cần thay đổi rõ rệt, đối với bậc học mầm non là 100%, các bậc học khác đạt 97%, nguy cơ học sinh bỏ học không còn.

Em Thào Thị Dề, học sinh lớp 8B, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Trạm Tấu chia sẻ: Đến trường, chúng con được các thầy, cô giáo chăm lo và quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thúy, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Trạm Tấu, cho biết: Sau khi sắp xếp lại trường lớp, nhiều giáo viên cắm bản trước đây tỏ ra lo lắng và bỡ ngỡ với môi trường giảng dạy mới, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, các giáo viên đã quen dần với công việc. Việc đi lại đã thuận lợi hơn nhiều, các thầy cô không phải đi trên những con đường đất trơn trượt, nguy hiểm như ở các điểm trường lẻ. Chất lượng học tập của học sinh khi học tập trung cũng được nâng cao. Các em được học về kỹ năng sống, được giao lưu với các bạn và thầy, cô giáo nhiều hơn. Thầy, cô giáo cũng có điều kiện để được gần gũi, chia sẻ với các em hơn.

Bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, nhà trường còn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thông qua việc tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, văn hóa, văn nghệ, thể thao. Cùng với đó, chất lượng giáo dục và tỷ lệ chuyên cần của học sinh được duy trì rất tốt. Đội tuyển tham gia học sinh giỏi của trường đã có em đoạt học sinh giỏi cấp huyện.

Theo cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hiền, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Trạm Tấu, để tiếp tục thực hiện tốt đề án, trường tập trung chăm sóc, nuôi dưỡng và thực hiện các chế độ chính sách cho học sinh, tiếp tục đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất. Đặc biệt, môi trường ăn, ở của học sinh phải được đảm bảo. Nhà trường quan tâm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, cũng như các phong trào hoạt động giáo dục, tạo nhiều sân chơi bổ ích cho việc giảng dạy và học tập, giúp giáo viên và học sinh yên tâm công tác, học tập, yêu trường mến lớp.

Bà Lê Thị Huệ, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trạm Tấu cho biết, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền về mục tiêu, nhiệm vụ, ý nghĩa của Đề án, nhằm tạo được sự ủng hộ cao của cán bộ, nhân dân, trực tiếp là phụ huynh học sinh, huyện sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội hóa để cùng Nhà nước đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp các phòng học, phòng ở, phòng làm việc của giáo viên và các công trình phụ trợ khác để đảm bảo tốt nhất cho các học sinh chuyển từ điểm lẻ về học ở điểm chính.

Ngoài ngân sách Nhà nước, các trường học trên địa bàn huyện còn nhận được nguồn tài trợ từ nhiều tổ chức khác. Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Trạm Tấu được Công ty Cổ phần thủy điện Trạm Tấu tài trợ xây mới 2 phòng làm việc. Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Pá Lau được Đại sứ quán Nhật Bản tài trợ xây mới 4 phòng ở...

Sau 2 năm triển khai Đề án, có thể nhận thấy những kết quả ban đầu của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Trạm Tấu, đó là việc sắp xếp lại mạng lưới trường lớp giúp học sinh được tập trung học tập, sinh hoạt tại điểm trường chính có điều kiện tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và chất lượng giáo dục toàn diện. Số học sinh được học bán trú và hưởng chính sách tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho các em đến trường. Đặc biệt, đối với các học sinh bán trú, công tác quản lý, giảng dạy, chăm sóc, giáo dục được tăng cường, giúp các em làm quen với môi trường tập thể, rèn luyện kỹ năng sống và tham gia các hoạt động khác.

(HNMO) - Chiều 21-4, Huyện ủy Thường Tín tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 4-7-2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá X về "Phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội đông y Việt Nam trong tình hình mới" và tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế".

Đánh giá về chất lượng quy mô trường lớp

Quang cảnh hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản cho biết, qua 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 4-7-2008, hệ thống khám chữa bệnh và điều trị bằng y học cổ truyền từ huyện đến cơ sở được củng cố, kiện toàn và phát triển...

Tính từ năm 2008 đến nay, số bệnh nhân khám và điều trị bằng y học cổ truyền tăng dần theo từng năm, cụ thể tại Bệnh viện đa khoa huyện, từ năm 2008 đến năm 2023 có 207.500 lượt bệnh nhân khám và điều trị; tại các phòng y học cổ truyền tư nhân giai đoạn 2008-2023 là 152.400 lượt người khám và điều trị. Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền chiếm gần 20%...

Về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, trong 10 năm qua, huyện đã tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện và đạt kết quả toàn diện trên tất cả nội dung, lĩnh vực. Việc học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết 29 được triển khai nghiêm túc, kịp thời, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội; nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, đặc biệt là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhân viên toàn ngành Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra, quy mô và mạng lưới trường, lớp được phát triển toàn diện; chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn được duy trì, củng cố, ngày càng được nâng lên…

Đánh giá về chất lượng quy mô trường lớp

Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Nguyễn Xuân Minh phát biểu tại hội nghị

Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Nguyễn Xuân Minh đánh giá cao kết quả thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng trên địa bàn. Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Xuân Minh yêu cầu các cấp, các ngành của huyện cần tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với sự phát triển nền Đông y và Hội Đông y huyện, đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh hiện nay; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng đông y; chú trọng kết hợp đông y với tây y trong công tác điều trị và chăm sóc sức khoẻ nhân dân; sớm thành lập và củng cố tổ chức Hội Đông y tại cơ sở để hoạt động hiệu quả.

Đánh giá về chất lượng quy mô trường lớp

Cá nhân, tập thể được khen thường.

Về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Xuân Minh nhấn mạnh: Các cấp ủy, tổ chức Đảng và cả hệ thống chính trị tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 29 và Chương trình hành động của Thành ủy, Huyện ủy về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo cũng như mục tiêu về giáo dục mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

Tại Hội nghị, Huyện ủy Thường Tín khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW Nghị quyết số 29-NQ/TW.