Đang điều trị lao phổi có hút thuốc la được không

Bệnh lao là một bệnh rất phổ biến. Tại Việt Nam, người bị bệnh lao được điều trị miễn phí theo chương trình chống lao quốc gia, đa số được điều trị tại nhà. Nhiều người bị bệnh lo sợ rằng: liệu họ có phải cách ly với người thân trong gia đình hay không, uống thuốc kháng lao kéo dài như vậy liệu có ảnh hưởng tới sức khoẻ không, uống thuốc như thế nào cho đúng cách….?  Rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về những vấn đề mà người bị bệnh lao cần phải lưu ý nhé.

1. Có cần phải cách ly khi bị bệnh lao không?

  • Bệnh lao là 1 bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Bệnh lao có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phác đồ.
  • Bệnh lao gồm nhiều loại bệnh khác nhau bao gồm: lao phổi [thường gặp nhất], lao hạch, lao các màng [màng phổi, màng bụng, màng não..], lao xương khớp, lao da…. Nhưng chỉ có người bị bệnh lao phổi thì mới có khả năng lây nhiễm cho người khác. Việc lây nhiễm bệnh lao chủ yếu qua đường hô hấp: do người bệnh nói, ho khạc đờm, hoặc đờm khạc ra khô thành bụi và bay lơ lửng trong không khí
  • Vì vậy, nếu bị lao phổi, bạn nên :
    • Hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, những người có hệ miễn dịch kém.
    • Dùng khẩu trang hoặc ít nhất có khăn che miệng khi tiếp xúc nói chuyện với người khác, khi hắt hơi, ho.
    • Không khạc nhổ bừa bãi, khạc đờm vào khăn giấy rồi đốt, rửa tay xà phòng thường xuyên.
    • Đảm bảo vệ sinh môi trường nơi ở: thông khí tự nhiên [thường xuyên mở cửa ra vào, cửa sổ, đảm bảo thông thoáng, có ánh nắng ], thường xuyên phơi nắng đồ dùng cá nhân, chiếu, chăn, màn.

>> Xem thêm: Lao kháng thuốc: Vấn đề sức khỏe cần đáng được quan tâm

2. Tôi bị bệnh lao phổi, vậy người nhà của tôi có phải uống thuốc phòng bệnh lao không? Có phải đi khám về bệnh lao không?

  • Người bị bệnh lao phổi có vi khuẩn lao trong đờm là nguồn lây bệnh cho những người xung quanh. Vì vậy người lớn cùng nhà với người bệnh cần chú ý phòng tránh để không lây nhưng không cần phải uống thuốc phòng lao.
  • Trẻ em dưới 5 tuổi sống cùng người bệnh nên cần uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Người lớn và trẻ em lớn trong gia đình người bị bệnh lao cần phải đến cơ sở chống lao để khám xem hiện tại có mắc bệnh lao không và sẽ được hướng dẫn về những dấu hiệu, hay triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh lao để có thể giúp phát hiện sớm bệnh lao.

>> Xem thêm: Bệnh lao phổi: 6 điều cơ bản cần biết

3. Uống thuốc như thế nào cho đúng cách?

Người bị bệnh lao được điều trị theo phác đồ chuẩn, thống nhất trong toàn quốc. Nếu bạn bị bệnh lao, bạn cần tuân thủ đúng phác đồ đã được đưa ra, và nên lưu ý:

  • Uống thuốc phải đúng liều lượng

Vì liều thuốc lao được tính theo cân nặng của bạn, vì vậy nếu bạn tăng cân hoặc giảm cân thì nên báo với nhân viên y tế theo dõi điều trị của bạn để được chỉnh liều phù hợp với cân nặng. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng thuốc. Vì nếu dùng liều thấp quá sẽ không hiệu quả và dễ tạo ra các chủng vi
khuẩn kháng thuốc, nếu dùng liều cao quá dễ gây tai biến.

  • Uống thuốc phải đều đặn, đúng giờ

Các thuốc chống lao phải được uống cùng một lần vào thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn để đạt hấp thu thuốc tối đa [ thông thường uống trước bữa ăn trưa 2 giờ].

  • Phải uống thuốc đủ thời gian để tránh tái phát  

Thời gian uống thuốc chống lao thường kéo dài, ít nhất là 6 tháng tuỳ theo từng phác đồ. Tuyệt đối không được bỏ dở quá trình điều trị. Vì nếu bỏ dở điều trị thì bệnh không khỏi hoàn toàn, nhanh tái phát trở lại và đặc biệt nguy hiểm là vi khuẩn lao trở nên kháng lại các thuốc chống lao và việc điều trị về sau này sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

>> Xem thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc người bệnh lao phổi

4. Uống thuốc chống lao lâu như vậy, liệu có tác dụng phụ gì nguy hiểm không?

Các thuốc chống lao đã được kiểm định là đảm bảo tính an toàn đối với người bệnh mặc dù thời gian uống thuốc kéo dài. Đa số những người điều trị bệnh lao đều không gặp các tác dụng phụ của thuốc hoặc chỉ gặp những biểu hiện nhẹ, thoáng qua [buồn nôn, ngứa nhẹ, chóng mặt.. ]. Nhưng có 1 số trường hợp có thể gặp các tác dụng phụ nặng nề. Nếu có các biểu hiện sau đây, bạn nên ngừng thuốc và thông báo ngay với nhân viên y tế:

  • Ù tai, điếc.
  • Buồn nôn, nôn nhiều, đau hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt.
  • Mẩn ngứa nhiều, phát ban ở da.
  • Đau thắt lưng đột ngột, sốt, tiểu tiện ít hoặc không có nước tiểu.
  • Sưng đau các khớp: chân, vai, đầu gối…
  • Giảm thị lực, mù màu, tầm nhìn bị hẹp lại

5. Khi bị bệnh lao cần có chế độ ăn, uống và sinh hoạt như thế nào? Có thể tiếp tục làm việc khi đang điều trị bệnh lao không?

Thức ăn trong một bữa ăn cần bao gồm đầy đủ nhóm: Tinh bột, đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Sinh hoạt điều độ, uống đủ nước. Bỏ thói quen có hại cho sức khỏe như: hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích.

Bạn vẫn có thể tiếp tục làm việc khi đang điều trị bệnh lao, nhưng nên nghỉ ngơi trong 1 đến 2 tháng đầu điều trị cho đến khi thấy khỏe hơn.

Page 2

Page 3

Page 4

Page 5

Page 6

Page 7

Page 8

Page 9

Page 10

Page 11

Page 12

Page 13

Page 14

Page 15

Page 16

Page 17

Page 18

Page 19

Page 20

Page 21

Page 22

Page 23

Page 24

Page 25

Page 26

Không bao giờ là quá muộn để bạn từ bỏ thói quen hút thuốc lá, thậm chí ngay cả khi bạn đang bị lao phổi. Vậy đang điều trị lao phổi có hút thuốc lá được không? Để được giải đáp về vấn đề này, bạn hãy theo dõi nội dung dưới bài viết sau.

Tác hại của việc hút thuốc lá đối với hệ hô hấp

Hút thuốc lá thường gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng về chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Nếu bạn từ bỏ được thói quen này thì sẽ làm chậm được mức độ tiến triển của bệnh lý, đặc biệt là bệnh lý về đường hô hấp.

Đang điều trị lao phổi có hút thuốc lá được không?

Hút thuốc lá là một trong số những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý về phổi. Bên cạnh đó, bạn cũng có nguy cơ bị COPD, hen suyễn, bệnh lao, thậm chí là ung thư phổi.

Chức năng phổi của bạn sẽ suy giảm một cách nhanh chóng nếu như bạn luôn có thói quen hút thuốc lá. Bên cạnh đó, các tác động do việc hút thuốc lá gây ra sẽ làm cản trở quá trình điều trị bệnh lý.

Theo đó, khói thuốc lá sẽ gây ra những thương tổn đối với phổi như:

  • Đối với người trưởng thành: Lượng nicotin có trong khói thuốc sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý như hen phế quản, viêm phổi cấp, viêm phế quản, bệnh lao.
  • Đối với trẻ nhỏ: Khi trẻ nhỏ hít phải khói thuốc lá một cách thụ động thì sẽ làm tăng mức độ trầm trọng của các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, ho. Khi ấy, tốc độ tăng trưởng của lá phổi sẽ chậm lại, chức năng của phổi cũng sẽ bị suy giảm.

Theo số liệu thống kê, có đến 90% trong số những bệnh nhân đã được chẩn đoán là mắc phải căn bệnh ung thư phổi đều có thói quen hút thuốc lá. Không chỉ vậy, hút thuốc lá cũng chính là nguyên nhân của 75% trường hợp người bệnh bị phổi tắc nghẽn mãn tính. Nếu mắc phải căn bệnh này, nguy cơ tử vong sẽ cao gấp nhiều lần so với những người bình thường.

Tuy việc hút thuốc không phải là nguyên nhân gây ra những cơn hen hay lao phổi nhưng việc hút thuốc sẽ làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh lý. Thông thường, những người bị lao phổi khi hút thuốc sẽ có nguy cơ bị tăng tiết đờm, lông chuyển phế quản bị giảm cử động. Bên cạnh đó, việc hút thuốc còn làm tăng nguy cơ nhạy cảm với nhiễm trùng, tăng sự giải phóng của những chất dị ứng có tác dụng nhanh và khiến cho các đường dẫn khí nhỏ bị phá hủy.

Theo đó, tỷ lệ những người bị lao phổi có hút thuốc lá tử vong thường cao gấp 2 lần so với những người không hút thuốc.

Không hút thuốc lá để giữ lá phổi luôn được khỏe mạnh

Do đó, khi đang điều trị lao phổi, bạn cần phải từ bỏ thói quen hút thuốc lá. Bỏ thuốc lá là điều mà bạn nên làm để có thể cải thiện được tình trạng sức khỏe của mình. Nếu như bạn đang bị lao phổi và hút thuốc, việc bỏ thói quen hút thuốc lá sẽ giữ vai trò rất quan trọng đối với việc quản lý tình trạng bệnh lý của mình. 

Theo đó, từ bỏ thói quen hút thuốc lá sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích về sức khỏe, đặc biệt là khi bạn đang bị lao phổi.

Lợi ích trước mắt:

  • Những triệu chứng của lao phổi như ho, thở khò khè, khó thở sẽ ít có nguy cơ bị chuyển nặng hơn.
  • Việc loại bỏ thói quen hút thuốc lá sẽ giúp cho bạn đáp ứng hiệu quả hơn trong quá trình điều trị. Theo đó, khả năng đáp ứng của các loại thuốc như corticosteroid [thuốc làm giảm hiện tượng viêm ở đường hô hấp và phổi] hay thuốc giãn phế quản [thuốc mở đường hô hấp] cũng sẽ trở nên tốt hơn.
  • Ngăn ngừa nguy cơ bùng phát bệnh lý, giảm nguy cơ bệnh trở nặng.

Những lợi ích dài hạn khi bỏ thuốc lá:

  • Sức khỏe sẽ được cải thiện một cách đáng kể.
  • Ít có nguy cơ mắc chứng nhiễm trùng phổi.
  • Hạn chế tình trạng những loại ung thư khác nhau phát triển, trong đó có cả ung thư phổi.
  • Ít có nguy cơ bị biến chứng khi điều trị, bao gồm cả hóa trị, xạ trị và phẫu thuật. Khả năng bệnh phát triển nặng hơn cũng sẽ hạn chế.

Một điều mà bạn nên lưu ý rằng, khi bắt đầu dừng hút thuốc lá, bạn sẽ thấy những cơn ho sẽ ngày càng nhiều hơn do lúc này, phổi của bạn đang bắt đầu được hồi phục. Tuy nhiên, sau khoảng 4 tuần, bạn sẽ nhận thấy tình trạng tốt hơn nhiều. Do đó, bạn hãy kiên trì để từ bỏ việc hút thuốc lá nhé.

Từ bỏ thói quen hút thuốc lá để bảo vệ lá phổi của bạn

Như vậy, khi đang điều trị lao phổi có hút thuốc lá được không? Câu trả lời là không. Bạn hãy cố gắng từ bỏ thói quen xấu này nếu như muốn sức khỏe và tình trạng bệnh lý của mình trở nên tốt hơn nhé. Bên cạnh đó, bạn hãy xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh để cơ thể khỏe hơn mỗi ngày. 

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề