Bromhexin 8 là thuốc gì

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về Bromhexin 8mg tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này //chuyengiadaday.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Bromhexin 8mg là thuốc gì? Thuốc Bromhexin 8mg có tác dụng gì? Thuốc Bromhexin giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thuốc Bromhexin 8mg là thuốc gì?

Hình ảnh: Bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc Bromhexin 8mg

Nhóm thuốc: thuốc tác dụng trên đường hô hấp.

Dạng bào chế: Viên nén.

Hàm lượng hoạt chất: Bromhexine dưới dạng Bromhexin HCl hàm lượng 8mg

Cùng với tá dược vừa đủ 1 viên.

Thuốc Bromhexin 8mg giá bao nhiêu?

Thuốc Bromhexin 8mg được sản xuất bởi Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco, có bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc hoặc các trung tâm y tế. Người mua có thể mua thuốc trực tuyến hoặc mua tại các địa chỉ bán thuốc.

Hiện nay, thuốc Bromhexin 8mg được bán với giá là 18.000 đồng/hộp 3 vỉ x 10 viên nén. Tuy nhiên giá bán có thể khác nhau ở các nhà thuốc hay nhà phân phối thuốc khác nhau.

Tuy nhiên người mua nên lựa chọn những cơ sở uy tín để mua được loại thuốc đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lí. Tránh mua nhầm thuốc giả, thuốc nhái, không có tác dụng như mong muốn.

Tác dụng

Hình ảnh: Thông tin thuốc Bromhexin 8mg

Thuốc có thành phần chính là Bromhexin dưới dạng Bromhexin hydroclorid.

Bromhexin hydroclorid sau khi vào trong cơ thể, chuyển thành dạng có hoạt tính. Bromhexin có chứa nhóm amin thơm có tính khử mạnh, thực hiện phản ứng biến đổi nhóm thioether thành nhóm sulfhydryl từ đó làm đứt các cầu nối và các liên kết chéo giữa các phân tử đờm, đờm trở nên lỏng lẻo hơn, dễ bị phá vỡ cấu trúc, và theo vận động của các chuyển động đường hô hấp, bị đẩy ra ngoài dễ dàng. Đờm chính là 1 tác nhân lạ của đường hô hấp, chính sự có mặt của đờm là yếu tố kích thích niêm mạc đường hô hấp gây ra ho và cảm giác khó thở, khó chịu, do đó sự loại bỏ đờm là cần thiết để giảm ho trong các trường hợp có ho nhiều, tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh, làm thông thoáng đường thở, giảm đau rát họng do tình trạng ho nhiều.

Công dụng và chỉ định

Thuốc Bromhexin 8mg có công dụng làm lỏng dịch tiết khí phế quản bằng cơ chế cắt đứt các cầu nối lưu huỳnh, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho đờm bong ra và dễ khạc đờm, làm giảm kích thích tại chỗ niêm mạc đường hô hấp nên có công dụng làm dịu ho, do đó thuốc được chỉ định chủ yếu trong các trường hợp điều trị ho ở các bệnh nhân có viêm thanh quản cấp hay mạn, viêm phế quản, khí quản, viêm phổi,… ngoài ra còn được chỉ định trong chuẩn bị trước và sau phẫu thuật ở phổi, phế quản và khí quản. 

Cách dùng và liều dùng

Hình ảnh: Vỉ thuốc Bromhexin 8mg

Cách dùng: thuốc được bào chế dạng viên nén nên được chỉ định dùng theo đường uống với nước, thường uống sau ăn, uống với nhiều nước để cải thiện độ tan của dược chất.

Liều dùng: thay đổi theo đối tượng dùng thuốc

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi : uống 3 viên 1 ngày chia 3 lần.

Trẻ em từ 5  đến 10 tuổi : uống mỗi lần 3/2 viên 1 ngày  chia 3 lần.

Liều dùng có thể thay đổi theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ

Bên cạnh tác dụng điều trị, thuốc có thể gây ra 1 số tác dụng không mong muốn như:

Thần kinh: có khả năng tác động lên hệ thần kinh trung ương do cấu trúc có tính thân dầu khá lớn nên khó đào thải ra ngoài cơ thể, để đào thải hoàn toàn cần có khoảng thời gian tương đối dài, đồng thời có thể khuếch tán thụ động qua hàng rào máu não nên tồn tại với lượng đáng kể trên thần kinh trung ương dẫn đến các rối loạn vận động, đau đầu, uể oải, lờ đờ, kém tập trung.

Tiêu hóa: chán ăn, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Đôi khi có phản ứng dị ứng với các biểu hiện: mề đay, nổi ban da, mẩn ngứa,..

Khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc để nhận diện và phòng tránh.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp kì tác dụng phụ nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.

Chống chỉ định

Hình ảnh: Thuốc Bromhexin 8mg

Đối với những bệnh nhân quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc và tá dược.

Đối với bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Đối với bệnh nhân có phù phổi cấp.

Để biết mình có khả năng sử dụng thuốc hay không cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lí đang gặp phải.

Chú ý, thận trọng khi dùng

Chú ý: đây là thuốc kê đơn, người bệnh không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tuân thủ liều dùng và chế độ dùng thuốc

Thận trọng:

Đối với bệnh nhân có suy gan, thận nặng.

Đối với trẻ em dưới 2 tuổi.

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào tế bào biểu mô tuyến vú nên thuốc có khả năng có  mặt với lượng nhỏ trong máu thai nhi và trong sữa mẹ. Tuy nhiên trong một số trường hợp bắt buộc cần cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho con trong việc sử dụng thuốc

Đối với người già: thận trọng, chỉnh liều thích hợp vì người già thường dùng nhiều loại thuốc và rất nhạy cảm với tác dụng chính và tác dụng không mong muốn của thuốc do dung nạp kém và cơ chế điều hòa cân bằng hằng định nội môi giảm.

Đối với những người lái xe hoặc vận hành máy móc do có khả năng gây ra các triệu chứng thần kinh như chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu tạm thời của thuốc.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho thuốc điều trị như ảnh hưởng về tác dụng điều trị hay làm tăng các tác dụng không mong muốn, vì vậy người bệnh cần liệt kê những thuốc kê toa hoặc không kê toa cung cấp cho bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi.

Một số tương tác thuốc thường gặp như:

Không phối hợp với các thuốc hoạt hóa enzyme chuyển hóa thuốc ở gan như phenobarbital, rifampicin ,… do làm giảm  nồng độ thuốc trong huyết tương.

Thận trọng khi phối hợp cùng với 1 số loại kháng sinh như Amoxicillin,…vì làm tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi.

Phối hợp với chế độ ăn uống hợp lí.

Không dùng thuốc chung với rượu và đồ uống có cồn, hạn chế sử dụng rượu, bia trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc hoặc kể cả khi ngưng thuốc.

Để tìm hiểu thêm về các tương tác thuốc thường gặp có thể tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ

Cần liệt kê những thuốc đang sử dụng cung cấp cho bác sĩ để tránh những tương tác bất lợi.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Quá liều: quá liều ít xảy ra, thường gặp ở những bệnh nhân kém dung nạp thuốc gây ra phản ứng dị ứng với các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đôi khi có phản ứng dị ứng,… Khi xảy ra quá liều cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Quên liều: dùng sớm nhất có thể sau quên, nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó dùng liều kế tiếp như bình thường, không dùng thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều.

Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ khi có thắc mắc về thuốc cũng như cách dùng thuốc.

Thuốc Bromhexin 8 là thuốc ETC là thuốc chỉ định điều trị những bệnh rối loạn tiết dịch phế quản và thuốc được dùng như là chất bổ trợ với kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.

Tên biệt dược

Tên biệt dược là Bromhexin 8.

Dạng trình bày

Thuốc Bromhexin 8 được bào chế dưới dạng viên nén.

Quy cách đóng gói

Thuốc Bromhexin 8 được đóng gói theo:

  • Hộp 3 vỉ x 10 viên.
  • Hộp 10 vỉ x 10 viên.
  • Hộp 1 vỉ x 20 viên.
  • Hộp 5 vỉ x 10 viên.
  • Hộp 10 vỉ x 20 viên.
  • Chai 200 viên.
  • Chai 500 viên.

Phân loại

Thuốc Bromhexin 8 thuộc nhóm kê đơn – ETC.

Số đăng ký

Số đăng ký là VD-19244-13.

Thời hạn sử dụng

Thuốc Bromhexin 8 có thời hạn sử dụng trong 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược Đồng Nai – Việt Nam.

Thành phần của thuốc Bromhexin 8

Mỗi viên nén chứa:

  • Bromhexin Hydroclorid có hàm lượng là 8 mg.
  • Tá dược vừa đủ 1 viên nén.

[Tá dược gồm: Lactose, Tinh bột sắn, Tinh bột ngô, Anhydrous, Gelatin, Bột Talc, Magnesi Stearat, nước RO].

Công dụng của thuốc Bromhexin 8 trong việc điều trị bệnh

Thuốc Bromhexin 8 – Thuốc điều trị những bệnh như sau:

  • Rối loạn tiết dịch phế quản, nhất là trong viêm phế quản cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính.
  • Dùng như là chất bổ trợ với kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Bromhexin 8

Cách sử dụng

Thuốc được dùng theo đường uống. Uống với cốc nước đầy.

Đối tượng sử dụng

Thuốc được khuyến cáo sử dụng cho người lớn và trẻ em.

Liều dùng

Thuốc Bromhexin 8 được dùng với liều lượng như sau:

– Liều thường dùng cho người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 1 – 2 viên/lần, ngày 3 lần.

– Thời gian điều trị không được kéo dài quá 8 – 10 ngày nếu chưa có ý kiến của thầy thuốc.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Bromhexin 8

Chống chỉ định

Thuốc Bromhexin 8 chống chỉ định với những bệnh nhân quá mẫn với Bromhexin hoặc với một thành phần nào đó của thuốc.

Tác dụng phụ

Các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Bromhexin 8 là:

– Ít gặp:

  • Tiêu hoá: Đau dạ dày, buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
  • Thần kinh: Nhức đầu, ra mồ hôi.
  • Da: ban da, mày đay.
  • Hô hấp: Nguy cơ ứ dịch tiết phế quản ở người bệnh không có khả năng khạc đờm.

– Hiếm gặp:

  • Tiêu hoá: Khô miệng.
  • Gan: Tăng enzyme transaminase AST, ALT.

Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc.

Xử lý khi quá liều

Chưa thấy có báo cáo về trường hợp quá liều. Nếu xảy ra trường hợp quá liều cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Cách xử lý khi quên liều

Cần thông báo cho bác sĩ hoặc y tá nếu một lần quên không dùng thuốc.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Bromhexin 8

Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản của thuốc Bromhexin 8

Điều kiện bảo quản

Bảo quản thuốc Bromhexin 8 ở nơi khô mát, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng. Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

Thời gian bảo quản

Thời gian bảo quản là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc Bromhexin 8

Nơi bán thuốc

Thuốc Bromhexin 8 được bán tại các nhà thuốc đạt chuẩn GPP, nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc phòng khám, các cơ sở được phép kinh doanh thuốc hoặc ngay tại Chợ y tế xanh.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Bromhexin 8 vào thời điểm này.

Tham khảo thêm thông tin về thuốc Bromhexin 8

Những điều thận trọng khi dùng thuốc Bromhexin 8

– Cần tránh phối hợp với thuốc ho vì có nguy cơ ứ đọng đờm ở đường hô hấp.

– Bromhexin làm tiêu dịch nhầy nên có thể gây huỷ hoại hàng rào niêm mạc dạ dày, vì vậy cần phải thận trọng khi dùng cho người có tiền sử loét dạ dày.

– Dùng thận trọng cho người bệnh hen vì có thể gây co thắt phế quản người dễ mẫn cảm.

– Sự thanh thải của bromhexin và các chất chuyển hoá có thể bị giảm ở người bị suy gan hay suy thận nặng, nên cần phải thận trọng và theo dõi.

– Cần thận trọng khi dùng Bromhexin cho người cao tuổi hoặc suy nhược, quá yếu không có khả năng khạc đờm có hiệu quả do đó càng làm tăng ứ đờm.

Tương tác thuốc Bromhexin 8

– Không phối hợp với các thuốc làm giảm tiết dịch [giảm cả dịch tiết khí phế quản] như các thuốc kiểu atropine vì làm giảm tác dụng của bromhexin.

– Không phối hợp với các thuốc chống ho.

– Bromhexin làm tăng nồng độ kháng sinh vào mô phổi và phế quản của các kháng sinh sau: amoxicillin, cefuroxim, erythromycin, doxycylin.

Các đặc tính dược lực học

– Tổng hợp sialomucin và phá vỡ các sợi mucopolysaccharid acid nên thuốc làm đờm lỏng hơn và ít quánh hơn. Thuốc làm long đờm dễ dàng hơn, nên đờm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả.

– Khi uống, thường phải sau 2 – 3 ngày mới có biểu hiện tác dụng lâm sàng, nhưng nếu tiêm, chỉ sau khoảng 15 phút.

Các đặc tính dược động học

– Bromhexin hydrochlorid hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá và bị chuyển hoá bước đầu ở gan rất mạnh, nên sinh khả dụng khi uống chỉ đạt 20-25%.Thức ăn làm tăng sinh khả dụng của Bromhexin hydrochlorid. Nồng độ đỉnh trong huyết tương, ở người tình nguyện khoẻ mạnh, đạt được sau khi uống, từ nửa giờ đến một giờ.

– Bromhexin hydrochlorid phân bố rất rộng rãi vào các mô của cơ thể. Thuốc liên kết rất mạnh [trên 95%] với protein của huyết tương.

– Bromhexin bị chuyển hoá chủ yếu ở gan. Đã phát hiện được ít nhất 10 chất chuyển hoá trong huyết tương, trong đó, có chất ambrosol là chất chuyển hoá vẫn còn hoạt tính. Nửa đời thải trừ của thuốc ở pha cuối là 12-30 giờ tuỳ theo từng cá thể, vì trong pha đầu, thuốc phân bố nhiều vào các mô của cơ thể. Bromhexin qua được hàng rào máu não, và một lượng nhỏ qua được nhau thai vào thai.

– Khoảng 85-90% liều dùng được thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu là dưới dạng các chất chuyển hoá, sau khi đã liên hợp với acid sulfuric hoặc acid giycuronic và một lượng nhỏ được thải trừ nguyên dạng.

– Bromhexin được thải trừ rất ít qua phân, chỉ khoảng dưới 4%.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

– Thời kỳ mang thai: Chưa có đủ tài liệu nghiên cứu do đó không khuyến cáo dùng cho phụ nữ mang thai.

– Thời kỳ cho con bú: Chưa biết bromhexin có bài tiết vào sữa mẹ không. Vì vậy, không khuyến cáo dùng bromhexin cho người đang cho con bú. Nếu cần dùng thì tốt nhất không cho con bú.

Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa thấy báo cáo về ảnh hưởng của thuốc đối với người lái xe và vận hành máy móc.

Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo

Drugbank

Video liên quan

Chủ Đề