Công nghệ 6 trang 40 Chân trời sáng tạo

Trả lời câu hỏi trang 40, 41, 42, 43 SGK Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 7 Trang phục trong đời sống – Chương 3 Trang phục và thời trang

Trang phục có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người? Trang phục nào thường được may bằng vải? Vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa học khác nhau như thế nào?

– Ý nghĩa của trang phục đối với con người:

+ Trang phục có vai trò che chở, bảo vệ cơ thể con người khỏi một số tác động có hại cho thời tiết và môi trường.

+ Trang phục góp phần tôn vinh nét đẹp của người mặc.

+ Trang phuc thể hiện một số thông tin về người mặc như sở thích, cá tính, nghề nghiệp.

– Trang phục được may bằng vải gồm có quần, áo, giầy, mũ, khăn quàng.

– So sánh vải sợi thiên nhiên với vải sợi hóa học:

+ Vải sợi thiên nhiên được dệt bằng các sợi có nguồn gốc từ thiên nhiên sợi bông, sợi tơ tằm, sợi len…

+ Vải sợi hoá học gồm:

Vải sợi nhân tạo được dệt bằng các loại sợi có nguồn gốc từ gỗ, tre, nứa

Vải sợi tổng hợp được dệt bằng các loại sợi có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ

I. Vai trò của trang phục

Câu 1

Quan sát Hình 7.2 và cho biết các nhân vật trong hình sử dụng trang phục gì. Nêu vai trò của các bộ trang phục đó.

– Trong hình, các nhân vật mặc đồng phục:

Nhân vật

Trang phục

Giáo viên

Mặc áo dài

Học sinh

Đồng phục học sinh

Bảo vệ

Đồng phục bảo vệ

– Vai trò của các trang phục trên là:

Các trang phục trên được sử dụng thể hiện được nghề nghiệp của họ.

Câu 2

Liên hệ thực tiễn và kể tên một số nghề cần trang phục đặc biệt. Những bộ trang phục đó được sử dụng với vai trò gì?

– Một số nghề cần trang phục đặc biệt như công nhân, bác sĩ, y tá, bộ đội, công an.

– Những bộ trang phục đó được sử dụng để phân biệt được các ngành nghề, tiện lợi cho quá trình sử dụng và phù hợp với đặc điểm công việc của họ.

II. Một số loại trang phục

Quan sát Hình 7.4 phân tích các trang phục theo các tiêu chí phân loại trang phục ở Hình 7.3

Trình bày theo hình 7.4 trang 41

Phân loại trang phục Hình 7.4 theo tiêu chí Hình 7.3:

Trang phục

Theo giới tính

Theo lứa tuổi

Theo thời tiết

Theo công dụng

– Trang phục nam:

a, c, d, h, k

– Trang phục nữ:

b, e, g, i

– Trang phục trẻ em: b, i, k

– Trang phục thanh niên: a, e. g,

– Trang phục trung niên: c, d, h

– Trang phục mùa nóng: a, b, c, d, e, g, i, k

– Trang phục mùa lạnh: h

– Trang phục mặc thường ngày: b, c, h, i

– Trang phục lễ hội: e, g

– Trang phục thể thao: a,

– Đồng phục: k

– Trang phục bảo hộ lao động: d

III. Đặc điểm của trang phục

Quan sát hai bộ trang phục trong Hình 7.5 và chỉ ra sự khác nhau về kiểu dáng, màu sắc, đường nét và họa tiết.

Đặc điểm của trang phục là căn cứ để lựa chọn, sử dụng và bảo quản trang phục.

Sự khác nhau về kiểu dáng, màu sắc, họa tiết và đường cong giữa hai bộ trang phục trong Hình 7.5 được thể hiện ở bảng sau:

Khác nhau

Hình a

Hình b

Kiểu dáng

Quần dài, áo sơ mi

Quần sooc ngắn, áo phông

Mài sắc

Trang nhã

Tươi sáng, rực rỡ

Đường nét, họa tiết

Họa tiết đơn giản, có đường cong và trang trí thêm nơ.

Đường kẻ thẳng.

IV. Một số loại vải thông dụng để may trang phục

Đọc những nhãn quần áo trong Hình 7.6 cho biết trang phục đó được làm từ loại vải nào. Trong ba loại vải này, em thích chọn áo được làm từ loại vải nào hơn? Tại sao?

hãn quần áo: Cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin về sản phẩm như thương hiệu, kích cỡ, chất liệu, cách bảo quản, cách giặt.

– Các trang phục ở Hình 7.6 được làm từ các loại vải trong bảng sau:

Hình

Loại vải

a

làm hoàn toàn từ loại vải sợi tổng hợp

b

trang phục được làm từ 80% vải sợi thiên nhiên, 20% vải sợi tổng hợp

c

làm hoàn toàn từ vải sợi thiên nhiên

– Trong ba loại này, em thích chọn áo được làm từ loại vải sợi thiên nhiên.

– Lí do: vải sợi thiên nhiên có độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát và ít nhàu.

Vận dụng

Câu 1

Kể tên một số loại trang phục thường mặc của em và tìm hiểu loại vải để may các trang phục đó. Với thời tiết mùa hè, em sẽ chọn quần áo làm từ loại vải nào?

Dựa theo nguồn gốc sợi dệt, vải được chia thành ba loại chính: vải sợi thiên nhiên; vải sợi hóa học; vải sợi pha.

Một số loại trang phục thường mặc của em: đồng phục đi học, đồng phục thể thao, áo rét mùa đông, trang phục thường ngày như áo phông, quần soóc, quần áo ngủ.

Với thời tiết mùa hè, em sẽ chọn quần áo làm từ loại vải sợi thiên nhiên có chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi tốt.

Câu 2

Tìm hiểu loại vải thường dùng để may trang phục truyền thống đặc trưng cho dân tộc của em hoặc nơi em đang sinh sống.

Tìm hiểu về trang phục dân tộc Nùng là những bộ quần áo mang màu chàm. màu áo chàm được nhuộm bằng nguyên liệu lấy từ thiên nhiên là cây chàm, một loại cây trồng khá phổ biến đối với đồng bào các dân tộc thiểu số và đây cũng chính là loại nguyên liệu quan trọng nhất để tạo nên những bộ quần áo theo truyền thống của người Nùng. Cây chàm sau khi lấy về sẽ được bà con ngâm nát nhừ với nước và tinh lọc giữ lại phần bột chàm. Phần bột chàm sẽ được hòa với nước theo tỷ lệ riêng của mỗi người nhuộm. Thông thường một mảnh vải tầm 9-10m sẽ được ngâm mỗi lần trong khoảng 1 tiếng sau đó sẽ được mang ra phơi trong khoảng hơn 1 tiếng để tấm vải khô hoàn toàn. Công đoạn nhuộm vải này sẽ được làm đi làm lại trong khoảng 1 tháng để tấm vải chàm đến đến màu đen hoặc màu xanh đúng theo yêu cầu.

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải sách giáo khoa Công nghệ 6 Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình - Chân trời sáng tạo được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Trả lời câu hỏi giữa bài SGK Bài 5 Công nghệ 6 [Chân trời sáng tạo]

Câu hỏi 1 trang 33 Công nghệ lớp 6:

Quan sát Hình 5.1, em nhận thấy thực phẩm có thể bị hư hỏng do những nguyên nhân nào? Làm thế nào để hạn chế các tác nhân gây hư hỏng thực phẩm?

Lời giải:

Quan sát Hình 5.1, em nhận thấy thực phẩm có thể bị hư hỏng do những nguyên nhân như:

+ Để thực phẩm lâu ngày

+ Không bảo quản thực phẩm kĩ.

+ Thực phẩm hết hạn sử dụng

 - Để hạn chế các tác nhân gây hư hỏng thực phẩm cần sử dụng các phương pháp bảo quản khác nhau.

Câu hỏi 2 trang 34 Công nghệ lớp 6:

Theo em, vì sao những phương pháp bảo quản trong Hình 5.2 lại giúp thực phẩm lâu hư hỏng?

Lời giải:

Vì thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng và có độ ẩm cao là môi trường thích hợp cho nấm, vi khẩn và các loại vi sinh vật gây hại khác phát triển. Do đó, si sinh vật sẽ bị hạn chế hoặc không thể hoạt động trong môi trường có nhiệt độ thấp, nhiều muối, đường, …

Câu hỏi 3 trang 34 Công nghệ lớp 6:

Nêu cảm nhận của em về các thực phẩm trước và sau khi được chế biến ở Hình 5.3. Từ đó, cho biết vì sao nên chế biến thực phẩm trước khi sử dụng.

Lời giải:

- Cảm nhận của em về các thực phẩm trước và sau khi được chế biến ở Hình 5.3 là:

Thực phẩm sau khi chế biến thơm ngon và hấp dẫn hơn. 

- Nên chế biến thực phẩm trước khi sử dụng. Vì:

Việc chế biến có vai trỏ giúp thực phẩm trở nên chín mềm, dễ tiêu hoá, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho người sử dụng. Thực phẩm có thể được chế biến thành nhiều món ăn có hương vị thơm ngon, đặc trưng cho các dân tộc, vùng miền khác nhau. Các phương pháp chế biển thực phẩm giúp gia tăng tính đa dạng của món ăn, làm phong phú bữa ăn cho con người.

Câu hỏi 4 trang 35 Công nghệ lớp 6:

Quan sát quy trình trộn hỗn hợp thực phẩm trong Hình 5.4, em hãy cho biết thực phẩm được chế biến như thế nào.

Lời giải:

Thực phẩm trộn được chế biến theo quy trình như sau

1. Sơ chế nguyên liệu: làm sạch các loại nguyên liệu và cắt, thái phù hợp. Đối

với nguyên liệu động vật phải làm chín trước khi cắt, thái.

2. Chế biến món ăn: pha hỗn hợp nước trộn. Sau đó trộn đều các nguyên liệu với

hỗn hợp nước trộn.

3. Trình bảy món ăn: sắp xếp món ăn lên đĩa, trang trí đẹp mắt.

Câu hỏi 5 trang 35 Công nghệ lớp 6: Em hãy quan sát và cho biết quy trình ngâm chua thực phẩm trong Hình 5.5 được thực hiện như thế nào.

Lời giải:

Thực phẩm ngâm chua được chế biến theo quy trình như sau

1. Sơ chế nguyên liệu: làm sạch các loại nguyên liệu và cắt, thái phù hợp. Đối

với nguyên liệu động vật phải làm chín trước khi cắt, thái.

2. Chế biến món ăn: pha hỗn hợp nước ngâm. Sau đó ngâm các nguyên liệu trong

hỗn hợp nước ngâm.

3. Trình bảy món ăn: sắp xếp món ăn lên đĩa, trang trí đẹp mắt.

Câu hỏi 6 trang 36 Công nghệ lớp 6:

Quan sát Hình 5.6, em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa phương pháp nấu với mỗi phương pháp còn lại.

Lời giải:

So sánh sự giống và khác nhau giữa phương pháp nấu với luộc và kho

So sánh

Nấu

Luộc

Kho

Giống

Đều là phương pháp làm chín thực phẩm trong nước

Khác

Cần nhiều nước, có nêm gia vị vửa ăn, chín mềm

Cần nhiều nước, thời gian thích hợp.

Lượng nước vừa phải, có vị mặn đậm đà

Câu hỏi 7 trang 37 Công nghệ lớp 6:

Quan sát Hình 5.7, em hãy cho biết phương pháp rán khác với các phương pháp còn lại như thế nào.

Lời giải:

So sánh sự giống và khác nhau giữa phương pháp rán với xào và rang:

So sánh

Rán

Xào

Rang

Giống

Đều là phương pháp làm chín thực phẩm trong nước

Khác

- Sử dụng nhiều chất béo

- Đun với lửa vừa

- Tẩm gia vị trước khi rán

- Sử dụng lượng chất béo vừa phải.

- Đun với lửa to

- Cho gia vị trong quá trình xào

- Sử dụng lượng chất béo ít

- Đun với lửa vừa

- Cho gia vị trong quá trình rang

Câu hỏi 8 trang 37 Công nghệ lớp 6: Em hãy mô tả các phương pháp làm chín thực phẩm trong Hình 5.8.

Lời giải:

Mô tả các phương pháp làm chín thực phẩm ở Hình 5.8 như sau:

Phương pháp

Mô tả

Hấp

Làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. Nước được đun sôi với lửa to để hơi nước bố lên nhiều, làm chín thực phẩm

Chưng

Làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. Nước được đun sôi với lửa to để hơi nước bố lên nhiều, làm chín thực phẩm

Nướng

Làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của nhiệt. Thực phẩm sau khi tẩm, ướp gia vị được nướng chín đều các mặt.

Giải luyện tập Bài 5 Công nghệ lớp 6 [Chân trời sáng tạo]

Luyện tập 1 trang 39 Công nghệ lớp 6: Em hãy cho biết những sản phẩm dưới đây được bảo quản bằng phương pháp nào. [Lưu ý: Một sản phẩm có thể được xử lí kết hợp nhiều phương pháp bảo quản]

Lời giải:

Sản phẩm

Phương pháp bảo quản

Lạp xưởng

Hút chân không, cấp đông

Cá khô

Ướp muối, phơi khô hoặc sấy khô

Các loại mứt tết

Ngâm đường, sấy khô, húy chân không

Tôm đông lạnh

Ướp đông lạnh, hút chân không, …

Luyện tập 2 trang 40 Công nghệ lớp 6: Em hãy trình bày các bước trộn dầu giấm rau xà lách dựa theo các hình ảnh dưới đây:

Lời giải:

Các bước trộn dầu giấm rau xà lách dựa theo hình ảnh trên:

Bước 1. Sơ chế nguyên liệu: làm sạch rau xà lách và cắt, thái phù hợp. 

Bước 2. Chế biến món ăn: pha hỗn hợp nước trộn. Sau đó trộn đều xà lách với hỗn hợp nước trộn.

Bước 3. Trình bảy món ăn: sắp xếp rau đã trộn lên đĩa, trang trí đẹp mắt.

Luyện tập 3 trang 40 Công nghệ lớp 6: Hãy kể tên một số món trộn hỗn hợp mà em từng ăn?

Lời giải:

Một số món trộn mà em đã ăn là: xà lách trộn, rau muống trộn, ngọn rau khoai trộn.

Luyện tập 4 trang 40 Công nghệ lớp 6: Em hãy sắp xếp các hình ảnh dưới đây theo thứ tự của quy trình chế biến món hành ngâm giấm cho phù hợp.

Lời giải:

Sắp xếp các hình ảnh trên theo thứ tự của quy trình chế biến món hành ngâm:

Tiến trình

Hình

Bước 1

d

Bước 2

c

Bước 3

a

Bước 4

b

Luyện tập 5 trang 40 Công nghệ lớp 6: Cho các món ăn sau: canh chua, cá kho tộ, nem rán [chả giò], xôi đậu, súp cua, bánh chưng, cà tím nướng mỡ hành, bánh bao.

Em hãy sắp xếp chúng vào từng nhóm phương pháp chế biến phù hợp.

Lời giải:

Cho các món ăn sau: canh chua, cá kho tộ, nem rán [chả giò], xôi đậu, súp cua, bánh chưng, cà tím nướng mỡ hành, bánh bao được sắp xếp như sau:

Phương pháp chế biến

Món

Nấu

Canh chua, súp cua

Kho

Cá kho tộ

Rán

Nem rán [chả giò]

Luộc

Bánh trưng

Nướng

Cà tím nướng mỡ hành

Hấp

Bánh bao, xôi

Luyện tập 6 trang 40 Công nghệ lớp 6: Em hãy sắp xếp các hình ảnh thực hiện món cơm rang trứng vào từng bước của quy trình chế biến cho phù hợp: sơ chế nguyên liệu, chế biến món ăn, trình bày món ăn.

Lời giải:

Sắp xếp các hình ảnh thực hiện món cơm rang trứng vào từng bước của quy trình chế biến cho phù hợp: sơ chế nguyên liệu, chế biến món ăn, trình bày món ăn.

Quy trình

Hình ảnh

Sơ chế nguyên liệu

Nấu cơm để nguội, tráng trứng, cắt trứng thành sợi nhỏ

Chế biến món ăn

Phi hành tỏi vàng, thơm; cho cơm và trứng vào rang chung, nêm gia vị

Trình bày món ăn

Xới cơm ra đĩa, bày thêm trứng, hành lá, rau mùi lên mặt cơm

Luyện tập 7 trang 41 Công nghệ lớp 6: Dựa vào các hình ảnh dưới đây, em hãy trình bày quy trình thực hiện món rau muống luộc

Lời giải:

Quy trình thực hiện món rau muống luộc

Quy trình

Hình ảnh

Sơ chế nguyên liệu

a.

Chế biến món ăn

b và c

Trình bày món ăn

d

Giải vận dụng Bài 5 Công nghệ 6 [Chân trời sáng tạo]

Vận dụng 1 trang 41 Công nghệ lớp 6: Kể tên các món ăn mà gia đình em thường dùng và sắp xếp chúng vào từng nhóm phương pháp chế biến phù hợp.

Lời giải:

- Các món ăn mà gia đình em thường ăn là: Thịt luộc, rau muống xào tỏi, nem rán, canh cua rau đay,

- Sắp xếp các món ăn của gia đình em theo phương pháp chế biến phù hợp:

Món

Phương pháp

Thịt luộc

Luộc

Rau muống xào tỏi

Xào

Canh cua rau đay

Nấu

Nem rán

Rán

Vận dụng 2 trang 41 Công nghệ lớp 6: Hãy quan sát và trình bày cách chế biến một món ăn trong gia đình mà em thích nhất. Nội dung trình bày gồm: nguyên liệu cần dùng, quy trình chế biến, hương vị của món ăn.

Lời giải:

Trình bày cách chế biến một món ăn trong gia đình mà em thích nhất là món thịt luộc

- Nguyên liệu cần dùng: Thịt lợn 400g, hành khô 2 củ, dầu ăn, nước mắm, bột ngọt.

- Quy trình chế biến: Thịt lợn rửa sạch, thái miếng nhỏ. Hành khô bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng. Đổ lượng dầu nhỏ vào nồi, cho thịt vào đun. Khoảng 15 phút thì cho nước mắm, mì chính đảo đều tay, cho hành khô đun to lửa. Sau đó cho ra đĩa,

- Hương vị của món ăn: có vị ngậy của thịt, vị đặm của nước mắm.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về giải bài tập SGK Công nghệ lớp 6 Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình -  sách Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí!

Video liên quan

Chủ Đề