Có nên mua cổ phiếu hvn

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP - Vietnam Airlines (mã HVN-HOSE) giải trình biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát

Văn bản giải trình của Vietnam Airlines cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines bị ảnh hưởng nghiêm trọng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Hoạt động vận tải hàng không quốc tế thường lệ đã hoàn toàn ngưng trệ sau khi dịch bùng phát từ tháng 3/2020 và chỉ mới được tái khởi động trở lại từ 15/3/2022.

Do đó, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hợp nhất của Vietnam Airlines năm 2020, năm 2021 và quý 1/2022 đã bị lỗ và vốn chủ sở hữu hợp nhất đã bị âm tài thời điểm 31/3/2022, dẫn đến cổ phiếu HVN bị thuộc diện kiểm soát theo quy định của HOSE.

Trước các ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh, Vietnam Airlines đã chủ động xây dựng các giải pháp ngắn hạn và dài hạn để giảm thiểu thiệt hại, cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh và bổ sung nguồn vốn, dòng tiền cho doanh nghiệp tại Đề án cơ cấu lại Tổng công ty hàng không giai đoạn 2021-2025. Đối với năm 2022, các giải pháp tại Đề án hướng đến mục tiêu không tiếp tục bị lỗ hợp nhất và âm vốn chủ sở hữu hợp nhất cuối năm 2022.

Tiếp đó giai đoạn 2023-2025, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh và bổ sung vốn chủ sở hữu để từng bước vượt qua khủng hoảng, phục hồi và phát triển.

Vietnam Airlines đã hoàn thành Đề án cơ cấu lại Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2025 bao gồm các nội dung này và đã gửi báo cáo lấy ý kiến cổ đông Nhà nước và các cấp có thẩm quyền trước khi hoàn thiện để báo cáo Đại hội cổ đông thông qua. Các giải pháp bổ sung lợi nhuận và nguồn vốn chủ sở hữu Vietnam Airlines đã xây dựng trong Đề án bao gồm 3 nhóm giải pháp lớn:

Thứ nhất, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nhanh chóng phục hồi và cải thiện hoạt động kinh doanh, giảm tối đa mức lỗ trong hoạt động kinh doanh vận tải trong giai đoạn thị trường chưa phục hồi hoàn toàn (2022-2023) và tiến tới có lãi trong các năm sau.

Thứ hai, tái cơ cấu tài sản và danh mục đầu tư tài chính để gia tăng thu nhập, dòng tiền. Theo đó Vietnam Airlines sẽ triển khai bán hoặc bán và thuê lại các tàu bay cũ; thoái vốn, chuyển nhượng vốn đối với một số danh mục đầu tư tài chính. Giải pháp này sẽ được thực hiện chủ yếu từ 2022-2024.

Thứ ba, phát hành cổ phiếu tăng vốn chủ sở hữu: dự kiến thực hiện năm 2023-2024.

Cũng theo Vietnam Airlines, đối với các giải pháp tiếp tục phát hành cổ phiếu tăng vốn chủ sở hữu, thoái vốn và tái cơ cấu danh mục đầu tư tại các doanh nghiệp có vốn góp khác: các giải pháp này sẽ được Vietnam Airlines triển khai sau khi Đề án cơ cấu lại Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2025 và các chủ trương giải pháp thoái vốn, phát hành cổ phiếu tăng vốn được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, được cổ đông Nhà nước và ĐHĐCĐ của Vietnam Airlines thông qua.

Vietnam Airlines sẽ tiếp tục có văn bản báo cáo UBCKNN, SGDCK TP.HCM và thực hiện công bố thông tin, giải trình, báo cáo tình hình hàng quí sau khi các nội dung này được sự chấp thuận của các cấp có thẩm quyền và được ĐHĐCĐ của Vietnam Airlines thông qua, HĐQT quyết định phê duyệt đưa vào triển khai thực hiện.

Trước đó, HOSE đã thông báo nhắc nhở công bố thông tin thoái vốn công ty liên kết, thù lao HĐQT, BGĐ, BKS đối với Vietnam Airlines. Cụ thể: ngày 26/05/2022, HOSE đã nhận được BCTC kiểm toán năm 2021 của HVN và thực hiện công bố thông tin.  Theo đó, Thuyết minh nghiệp vụ và số dư các bên liên quan về tiền lương, thù lao của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và Ban kiểm soát trên Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 chưa đầy đủ các nội dung theo quy định tại Khoản 3 Điều 163 và Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2020.

Thông tin 2,2 tỉ cổ phiếu HVN của Tổng công ty cổ phần Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HVN) có khả năng hủy niêm yết bắt buộc đang làm các cổ đông doanh nghiệp này lo lắng.

Có nên mua cổ phiếu hvn
Một chuyến bay của Vietnam Airlines. Ảnh: VNA

Khả năng hoạt động liên tục bị nghi ngờ

Hồi cuối tuần qua, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) thông báo lưu ý đến khả năng hủy niêm yết bắt buộc đối với hơn 2,2 tỉ cổ phiếu HVN của Tổng Công ty cổ phần Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HVN) nếu báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 tiếp tục lỗ ròng hoặc vốn chủ sở hữu là số âm. Hiện nay cổ phiếu HVN đang ở trong diện kiểm soát theo Quyết định số 359/QĐ-SGDHCM ngày 1.6.2022.

Để khắc phục điều kiện, đưa cổ phiếu thoát khỏi diện kiểm soát đối với HVN trong bối cảnh hiện nay được cho là khó bởi trong báo cáo hợp nhất soát xét bán niên 2022, Vietnam Airlines lỗ ròng hơn 5.000 tỉ đồng. Trong khi lỗ lũy kế đến ngày 30.6.2022 là gần 29.000 tỉ đồng; đồng thời vốn chủ sở hữu âm gần 4.900 tỉ đồng như Báo Lao Động đã đưa tin cách đây không lâu.

Không những vậy, trong báo cáo kiểm toán bán niên 2022, các kiểm toán viên của Deloitte Việt Nam cũng lưu ý: “Khả năng hoạt động liên tục của tổng công ty sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ Việt Nam và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả cho các nhà cung cấp và cho thuê. Những điều kiện này, cùng các vấn đề khác cho thấy sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của tổng công ty”.

Cần có thêm ngoại lệ?

Nguy cơ huỷ niêm yết của HVN đang rất được quan tâm bởi đây là doanh nghiệp đầu đàn của ngành hàng không, lượng cổ phiếu niêm yết lớn, số lượng cổ đông đông đảo, trong đó cổ đông nhà nước đang giao quyền đại diện cho Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Thêm nữa, thị trường đang trong giai đoạn nhạy cảm, nhất là việc tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin.

Có một số ý kiến cho rằng, không nên có cơ chế riêng ưu ái dù với doanh nghiệp nhà nước còn sở hữu tỉ lệ vốn lớn bởi tính bình đẳng khi tham gia thị trường. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng, cần thiết phải tạo một cơ chế riêng nữa để “giải cứu” tình trạng này của HVN.

Bởi với đặc thù hoạt động như hiện nay, song hành với hoạt động kinh doanh cốt yếu, Vietnam Airlines còn thường xuyên thực hiện nhiệm vụ chính trị do Chính phủ giao phó và trách nhiệm của Hãng hàng không Quốc gia, như thực hiện hàng loạt những chuyến bay đặc biệt đón đồng bào từ vùng có dịch và nguy cơcó dịch trở về quêhương trên tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau” thời gian qua...

Dẫu vậy nếu trong trường hợp HOSE thực hiện đúng quy định, khả năng cổ phiếu HVN bị huỷ niêm yết bắt buộc là rất cao bởi khả năng khắc phục trong năm 2022 là khó. Tại Đại hội cổ đông thường niên 2022 của HVN hồi cuối tháng 6 vừa qua, cổ đông nhà nước là SCIC cho biết, về kế hoạch sản xuất năm 2022 của HVN, theo kế hoạch 5 năm 2021-2025 được xây dựng hồi tháng 12.2020 để báo cáo cấp có thẩm quyền về gói hỗ trợ 12.000 tỉ đồng đã được phê duyệt, kế hoạch lợi nhuận của Vietnam Airlines năm 2022 là 382 tỉ đồng.

Tuy nhiên, theo kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022 trình Đại hội cổ đông thường niên 2022, do tình hình dịch bệnh còn tiềm ẩn rủi ro khó lường, giá nhiên liệu bay có xu hướng tăng cao và yếu tố địa chính trị thế giới, đặc biệt là tình hình cuộc xung đột Nga - Ukraine… nên lợi nhuận sau thuế hợp nhất được chuyển thành âm khoảng 11.000 tỉ đồng.

Cũng theo cổ đông này, để Vietnam Airlines không bị gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên trong bối cảnh giá xăng dầu năm 2022 cao và bất ổn chính trị kéo dài ảnh hưởng phức tạp đến các nguồn cung trên thế giới, trước mắt, cổ đông SCIC nhất trí về dự kiến lợi nhuận sau thuế hợp nhất với mức lỗ thấp nhất 11.465 tỉ đồng; đồng thời đề nghị HVN tập trung ngay việc cắt giảm chi phí, khắc phục các nguyên nhân chủ quan nếu có và thực hiện các biện pháp nâng cao hơn, đột phá hiệu quả sản xuất kinh doanh, không để tình trạng lỗ nặng kéo dài. Đại hội cổ đông 2022 của HVN cũng đã biểu quyết năm 2022 lợi nhuận trước thuế công ty mẹ lỗ 9.335 tỉ đồng.