Chào hàng cạnh tranh được áp dụng khi nào năm 2024

Chào hàng cạnh tranh là một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được quy định tại Mục 1 Chương 2 Luật Đấu thầu 2013.


1. Chào hàng cạnh tranh áp dụng khi nào?

Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

– Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

– Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản có giá trị không quá 500 triệu đồng; gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng và gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt có giá trị không quá 01 tỷ đồng, gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.

Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án sự nghiệp giao thông đơn vị ông Toàn xác định đây là dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư nên không lập chủ trương đầu tư mà tiến hành lập phê duyệt dự toán, bản vẽ thi công hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật luôn, nhưng đến bước lựa chọn nhà thầu xuất hiện 2 quan điểm như sau:

Quan điểm thứ nhất, căn cứ Điều 1 (đối tượng áp dụng), Điều 2 (phạm vi điều chỉnh) và Điều 19 (quy trình chào hàng cạnh tranh) Thông tư số 58/2016/TT-BCT (được sửa đổi tại Thông tư 68/20022/TT-BTC), 2 gói thầu thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp giao thông có giá trị > 200 triệu đồng phải thực hiện hình thức lựa chọn nhà thầu là chào hàng cạnh tranh.

Quan điểm thứ hai, căn cứ Điều 8a (hồ sơ tạm ứng, thanh toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư) Thông tư số 39/2016/TT-BTC, Điều 54 (hạn mức chỉ định thầu) Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, 2 gói thầu thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp giao thông là dự án nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư nên thực hiện lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấu thầu là chỉ định thầu.

Do 2 quan điểm trên đang trái ngược nhau về hình thức lựa chọn nhà thầu nên đơn vị ông Toàn gặp nhiều khó khăn. Ông đề nghị cho biết, việc lựa chọn nhà thầu theo quan điểm thứ 1 hay thứ 2 là đúng quy định pháp luật?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, hạn mức chỉ định thầu là không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 Nghị định này, chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.

Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 58/2016/TT-BTC (được sửa đổi tại Thông tư số 68/2022/TT-BTC) quy định về nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên, trong đó có nguồn kinh phí từ thu hoạt động sự nghiệp, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật tại đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, trường hợp gói thầu không thuộc dự án đầu tư phát triển và sử dụng nguồn kinh phí quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC thì áp dụng hạn mức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh đối với mua sắm thường xuyên.

Ngoài ra, liên quan đến nội dung Thông tư số 39/2016/TT-BTC, đề nghị ông liên hệ với Bộ Tài chính để được hướng dẫn cụ thể.

Quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường hiện nay được quy định như thế nào? - Quốc Bảo (Tiền Giang)

Chào hàng cạnh tranh được áp dụng khi nào năm 2024

Quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh

Theo Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về phạm vi chào hàng cạnh tranh như sau:

- Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng.

- Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng, gói thầu quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu có giá trị không quá 01 tỷ đồng, gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.

2. Quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường

Quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường theo Điều 58 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:

(1) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:

- Lập hồ sơ yêu cầu:

Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các nội dung thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá thấp nhất.

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;

- Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu:

+ Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 Nghị định 63/2014/NĐ-CP trước khi phê duyệt;

+ Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.

(2) Tổ chức lựa chọn nhà thầu:

- Bên mời thầu đăng tải thông báo mời chào hàng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 7 và điểm b khoản 1 hoặc điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia theo thời gian quy định trong thông báo mời chào hàng nhưng bảo đảm tối thiểu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Báo đấu thầu;

- Việc sửa đổi, làm rõ hồ sơ yêu cầu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 63/2014/NĐ-CP;

- Nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Mỗi nhà thầu chỉ được nộp một hồ sơ đề xuất;

- Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong hồ sơ đề xuất của từng nhà thầu.

Ngay sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu tiến hành mở các hồ sơ đề xuất và lập biên bản mở thầu bao gồm các nội dung: Tên nhà thầu; giá chào; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất; giá trị, thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng và gửi văn bản này đến các nhà thầu đã nộp hồ sơ đề xuất.

(3) Đánh giá các hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng:

- Bên mời thầu đánh giá các hồ sơ đề xuất được nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu. Nhà thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu khi có hồ sơ đề xuất hợp lệ; đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; tất cả yêu cầu về kỹ thuật đều được đánh giá là “đạt”;

- Bên mời thầu so sánh giá chào của các hồ sơ đề xuất đáp ứng về kỹ thuật để xác định hồ sơ đề xuất có giá chào thấp nhất. Nhà thầu có giá chào thấp nhất sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) và không vượt giá gói thầu sẽ được mời vào thương thảo hợp đồng;

- Việc thương thảo hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

(4) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:

Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

(5) Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.

(6) Thời gian trong chào hàng cạnh tranh thông thường:

- Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ yêu cầu;

- Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ yêu cầu, bên mời thầu phải thông báo cho các nhà thầu trước thời điểm đóng thầu tối thiểu 03 ngày làm việc để nhà thầu có đủ thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất;

- Thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất tối đa là 20 ngày, kể từ ngày mở thầu đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất;

- Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;

- Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định;

Khi nào thì được chào hàng cạnh tranh?

Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt; b) Có dự toán được phê duyệt theo quy định; c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu."

Chào hàng cạnh tranh hạn mức báo nhiêu?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 Nghị định này, chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.

Quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường được áp dụng đối với gói thầu dịch vụ xây lắp có giá trị báo nhiêu?

- Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng.

Chào hàng cạnh tranh tối thiểu báo nhiêu ngày?

Thời gian chuẩn bị E-HSDT tối thiểu là 10 ngày đối với gói thầu áp dụng đấu thầu rộng rãi và 05 ngày làm việc đối với gói thầu áp dụng chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường, kể từ ngày đầu tiên đăng tải E-TBMT trên Hệ thống.