Cây xương rồng khổng lồ ở mỹ cao bao nhiêu

Vùng hoang mạc châu Mỹ có loại cây xương rồng khổng lồ, có tên là saguaro, nặng đến 6 tấn. Vỏ ngoài của loài cây khổng lồ này có màu xanh, được phủ kín bằng sáp nhựa cây làm cho cây có khả năng giữ nước. Mưa rất hiếm khi xảy ra trong sa mạc. Đôi khi một nửa lượng mưa của cả năm rơi trên sa mạc chỉ trong một đêm, saguaro biết lợi dụng từng giọt mưa nó nhận được để có thể duy trì cuộc sống trong những ngày khô hạn kéo dài.

Rễ cây xương rồng xòe rộng để hứng nước mưa như một cái lưới khi nước thấm vào mặt đất khô cằn. Những cái rễ liên tục hút nước dưới đất sâu. Một trận mưa kha khá có thể cung cấp cho cây saguaro một lượng nước đủ để tồn tại trong 4 năm hạn hán.

Tuy nhiên, nếu gặp trận mưa lớn, kéo dài thành một trận lụt lớn, vì không hề có hệ thống ngưng thấm nước, cây xương rồng saguaro sẽ tiếp tục hút nước cho đến khi bị vỡ tung ra.

Saguaro mọc ở cao độ từ 200 đến 1.200 m bên những dốc hay nơi bằng phẳng mà không bị ứ đọng nước. Loài cây này trưởng thành rất chậm chạp: Năm đầu độ 1 cm. Mười lăm năm kế chỉ đến 2.5 cm. Từ 40 đến 50 năm sau, cao độ 3.3m. Từ 75 đến 100 năm bắt đầu mọc nhánh, khi đó cây cao khoảng 7m và đồng thời cũng bắt đầu trổ hoa. Thậm chí có cây còn mọc dài tới tận 15 m.

Với những nhánh cây bò ra mọi phía, cây xương rồng saguaro là một loại thực vật nặng nề và dễ dàng bị đổ rạp vì sức nặng của chính mình nếu không có một bộ gọng cứng cáp. Các tế bào cứng tạo thành một cái khung vững chắc ở thân cây, trợ giúp đắc lực cho cây có thể đứng vững. Vì thế loại cây khổng lồ này đã thích ứng tốt với môi trường khắc nghiệt vùng hoang mạc. Tuổi thọ trung bình của loài xương rồng khổng lồ này là 150 năm.

Xương rồng khổng lồ Saguaro có nguồn gốc ở sa mạc Sonoran, Arizona, Mỹ đồng thời là loài thực vật hoang dã biểu tượng của tiểu bang này. Ngoài ra, loài xương rồng độc đáo này còn phân bố ở khu vực liền kề Mexico State of Sonora và một phần nhỏ ở California.

Vỏ ngoài của loài xương rồng khổng lồ Saguaro có màu xanh, thân cây dày dặn, mềm, phủ kín gai để hạn chế sự bốc hơi nước. Đa số những cây xương rồng khổng lồ đều có hình trụ, có nhiều nhánh nhỏ mọc hướng lên trên.

Tuy nhiên, đôi khi chúng sẽ phát triển thành hình dạng quạt ở những nhánh của cây. Hiện tượng này gọi là hiện tượng xương rồng mọc mào hay còn gọi là cresting, rất hiếm xảy ra. Người ta ước tính rằng hiện tượng xương rồng mọc mào xuất hiện với tỷ lệ 1/200.000cây.

Ban đầu, rất ít trường hợp xương rồng mọc mào được phát hiện nhưng đến nay, đã có hơn 2000 cây xương rồng phát triển bất thường được phát hiện và các nhà sinh vật học tin rằng hiện tượng này có thể còn nhiều hơn nữa.

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân của hiện tượng xương rồng khổng lồ mọc mào. Có một số suy đoán rằng do đột biến di truyền, một số khác lại nghiêng về giả thiết hiện tượng này được gây ra bởi một loài vi sinh vật nào đó... tuy nhiên chưa có giả thiết nào lý giải thỏa đáng và được nhiều người chấp nhận.

Theo Scottsdale Convention & Visitors Bureau: "Giả thiết được chấp nhận nhiều nhất là phần đỉnh cây đã bị con người tác động tới bằng máy móc hoặc do thiên nhiên, bởi các loài vi sinh vật nên bị biến dạng, mọc mào.

Tuy nhiên, biến dạng này không gây hại cho quá trình phát triển và sinh sản của những gã khổng lồ sa mạc.

Xương rồng Saguaro có một tuổi thọ tương đối dài. Chúng mất đến 75 năm để phát triển một nhánh phụ. Một số cây có thể sống tới 150 năm.

Tốc độ tăng trưởng của loài xương rồng này phụ thuộc rất nhiều vào lượng mưa. Bất cứ khi nào có mưa, loài xương rồng này sẽ hút nước mưa một cách triệt để và dự trữ, từ từ tiêu thụ.

Nhiệt độ cao kỷ lục ở Arizona, kết hợp với thiếu gió mùa, khiến xương rồng saguaro ở Vườn bách thảo sa mạc chịu áp lực lớn.

Cây xương rồng khổng lồ ở mỹ cao bao nhiêu

Một gốc xương rồng sụp đổ trong vườn bách thảo. Ảnh: KVOA

Giám đốc khoa học Kimberlie McCue ở vườn bách thảo cho biết cây xương rồng saguaro có thể “khá bình thường” hoặc hơi mềm trước khi đổ sập đột ngột, hé lộ nó bị thối từ bên trong do áp lực liên quan tới nắng nóng, CNN hôm 28/7 đưa tin.

Mỗi tháng 2 hàng năm, Vườn bách thảo sa mạc kiểm kê cây xương rồng saguaro và đánh giá tình trạng mỗi cây. Theo McCue, từ năm 2020, khi nhiệt độ kỷ lục gây áp lực cho nhiều cây xương rồng saguaro, bà và cộng sự ghi nhận ngày càng nhiều cây xương rồng trong vườn bách thảo chết. Kỷ lục nhiệt độ hiện nay đẩy một số cây bị ảnh hưởng trước đó tới bờ vực, khiến chúng rụng cành hoặc thậm chí sụp đổ. Buổi tối ngày 26/7 kết thúc chuỗi kỷ lục 16 ngày nhiệt độ trên 32,2 độ C ở Phoenix. Thành phố trải qua nhiệt độ trên 43,3 độ C lần nữa hôm 27/7.

Xương rồng thực hiện nhiều chức năng thiết yếu vào ban đêm. Đó là thời điểm chúng trao đổi khí, hấp thụ carbon dioxide dùng để quang hợp vào ban ngày. Nhưng do ban đêm Phoenix trải qua nắng nóng kỷ lục, điều kiện này làm xương rồng saguaro ngột ngạt và căng thẳng, dẫn tới mất nước và dễ tổn thương hơn trước dịch bệnh và côn trùng. Theo McCue, xương rồng saguaro thích nghi tốt với môi trường nắng nóng và khô cằn nhưng chúng cũng có giới hạn.

Phoenix là một trong 9 thành phố ở Mỹ có ít nhất một triệu người sống trong các khu phố với nhiệt độ cao hơn vài độ C so với môi trường xung quanh. Ở Tucson, nhiệt độ vẫn trên mức 37,8 độ nhưng xương đồng tại địa phương không chịu áp lực tương tự do ít bị tác động bởi hiệu ứng “đảo nhiệt” đô thị. Theo Erik Rakestraw, quản lý thực vật ở Bảo tàng sa mạc Arizona-Sonora, mối đe dọa lớn nhất đối với xương rồng saguaro là khi nhiệt độ tăng lên theo thời gian, những thế hệ xương rồng mới sẽ phát triển khó khăn hơn.