Cây thủy sinh xử lý nước thải

Cây thủy trúc có hình dáng lạ mắt như chiếc ô dù nhỏ, cách sắp xếp lá độc đáo như một bông hoa xinh đẹp, thân thẳng như cây dừa tí hon, tròn, cứng cáp, nhẵn bóng, màu xanh lục đậm, là loại cây thủy sinh khỏe mạnh, rất dễ trồng và chăm sóc, trang trí nhiều không gian.

Trong phong thủy, Cây Thủy trúc trồng trước và sau nhà có có ý nghĩa xua đuổi tà ma, đem lại sự tốt lành, thịnh vượng cho gia đình

Cây thủy trúc thuộc loại cây thân thảo,sống lâu năm, chiều cao khoảng 40-70cm,phát triển tốt trong môi trường nước nên được trồng làm cây thủy sinh.Thân thủy trúc màu xanh đậm và bóng, tròn. Lá màu xanh ở gốc biến đổi thành các bẹ, các lá bắc trên đỉnh lớn, xếp vòng cong xòe, cong xuống phía dưới. trông toàn cây thủy trúc giống như một cây cau tí hon.Hoa mọc thành cụm, khi non màu trắng, về già chuyển nâu.

Từ xa xưa người ta đã coi cây thủy trúc là một loại cây may mắn. Nên thường trồng nó tại trước hay sau nhà. Mong những tinh khí của trời đất được cây hấp thụ và đem cho gia chủ sự giàu sang thịnh vượng.

Với đặc trưng sống thành bụi, thân và lá đan xen vào nhau. Tạo cho không gian sự đoàn tụ, khăng khít đầm ấm. Không những thế, toàn bộ cây đều là một màu xanh bao phủ. Khiến cho không gian trở nên mát mẻ hơn hẳn.

Công dụng của cây Thủy Trúc trong xử lý nước thải

Đây là loại cây có khả năng phát triển mạnh trong môi trường nước và có khả năng lọc, làm sạch môi trường nước, làm giảm các chất hữu cơ có trong chất thải. Ngoài việc xử lý tốt nước thải thì nó còn được làm cảnh, trang trí nhà cửa, sân vườn, hồ nước,.. Vì vẻ ngoài của nó có tính thẩm mỹ cao. Cây thủy trúc được trồng trong chậu, lọ thủy tinh hoặc các bể cát, hồ cá nhân tạo,…

Các chất thải tồn tại hàng ngàn hàng vạn các chất hữu cơ, dầu mỡ, chất dinh dưỡng và các vi sinh vật, được thải trực tiếp ra đất, ngấm vào lòng đất và xuống đến tầng nước ngầm gây ra hiện tượng ô nhiễm, nhất là các loại chất dinh dưỡng được phân hủy còn có hại cho môi trường xung quanh mà đó chính là nguồn nước sinh hoạt của tất cả chúng ta.

Đa số các hộ gia đình còn xa lạ với việc lọc nước, xử lý nước thải cho nhà mình việc này đang đáng báo động. Những chất thải như trên đều nguy hiểm như phân, nước thải, nước tiểu. Trong khi đó con người chỉ xử lý chủ yếu là phân và nước tiểu mà chưa quan tâm nhiều đến các chất thải, nước thải sinh hoạt.

Nếu như không có biện pháp lọc nước, xử lý nước thì con người sẽ sống, sinh hoạt và ăn uống chung với nguồn nước ô nhiễm này đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người, gây ra các bệnh tật nguy hiểm, hình thành dịch bệnh, làm cho người dân càng hoang mang và lo sợ. Chưa kể đến đó là mùi hôi thối, nồng nặc xông thẳng vào mũi của các loại nước thải có hàm lượng cao các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng nhiều như ni tơ, phốt pho,… chúng là các loại nước thải màu đen, có nguồn gốc từ việc sinh hoạt của con người như: nước thải từ nhà bếp, nhà tắm, vệ sinh, chuồng trại có chứa phân, nước tiểu, thực phẩm thừa, chất thải chăn nuôi.

Cây thủy sinh xử lý nước thải

thủy trúc xử lý nước thải

Do không được xử lý đúng quy định, đúng cách, mùi hôi của nó sẽ là một nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều hộ dân khi sống gần những nơi mà chất thải đọng lại, hoặc những cái cống, rãnh,… Ngoài ra nước thải còn được bắt nguồn từ các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, công ty, nhà máy chế biến,… chứa nhiều hóa chất độc hại làm hủy hoại môi trường một cách nhanh chóng nhất là ô nhiễm nguồn nước. Vì thế, mà cần phải được xử lý triệt để, giảm lượng vi trùng gây bệnh cho con người, và giải pháp đó là trồng các loại cây thủy sinh có khả năng lọc và xử lý nước tốt.

Nhờ vào tập tính sống theo bụi và sở hữu bộ rễ cực dày. Giúp cho cây có thể dễ dàng hút nước, đặc là các chất thải.

Khi loại cây này sống trong những vùng nước thải bị ô nhiễm. Khả năng hấp thụ các chất độc hại, hút mùi khiến cho dòng nước trở nên sạch hơn.

Dựa vào quá trình tổng hợp và phân hủy hợp chất mạnh khi vào cơ thể. Nguồn nước thải được xử lý hoàn toàn tự nhiên và không cần tác động nhiều vào quá trình này.

Cuối năm 2014, Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội lắp đặt 38 cụm bè thủy sinh trồng cây thủy trúc trên sông Tô Lịch (đoạn từ đường Hoàng Quốc Việt đến Cầu Mới – Ngã Tư Sở) với chiều dài hơn 6km.

Việc thả bè thủy trúc được kỳ vọng sẽ hỗ trợ làm sạch nước tự nhiên nhờ phần thân và rễ có vai trò như bộ lọc, chuyển các chất ô nhiễm thành sinh khối của cây và cung cấp bổ sung ô xy vào nước.

(http://soha.vn/sau-4-nam-tha-be-thuy-truc-nuoc-song-to-lich-gio-ra-sao-20190208191609656.htm)

Cách trồng chăm sóc cây thủy trúc xử lý nước thải

Cây thủy trúc thuộc loại cây thủy sinh khỏe mạnh, phát triển nhanh,chịu úng và hạn khá tốt, không cầu kỳ khi trồng và chăm sóc.

  • Ánh sáng: thủy trúc vừa ưa sáng, lại có thể chịu được bóng râm, sống được ở trong nhà.
  • Nhiệt độ: Cây chịu được biên độ nhiệt lớn, chịu nóng hoặc rét tốt.
  • Thủy trúc thường thay lá, chú ý kịp thời cắt bỏ lá vàng để tránh làm rụng xuống nước gây đục nước và ô nhiễm nguồn nước, sinh bệnh cho cây.
  • Nếu lá vàng hoặc thối rữa không phải sinh lý là vì nước ngập quá cao, làm ngập cả phần thân và chạm vào lá, nên chú ý lượng nước cân đối cho cây.
  • Khi trồng thủy trúc trong bể nước hoặc bể cá thì không cần chăm sóc nhiều, nếu trồng bình thủy sinh chú ý 10-15 ngày vệ sinh bình, thay nước và dinh dưỡng cho cây, đồng thời cắt tỉa lá già, úa.

Cây thủy trúc có thể trồng thành bè ở các ao hồ lớn, hoặc trồng trong hồ cá nhỏ để lọc nước và xử lý nước thải.

Hy vọng sau khi theo dõi xong bài viết này thì bạn đã nắm rõ hơn về loại cây thủy sinh này. Ngoài khả năng lọc nước, xử lý nước tốt, nó còn có thể trồng để làm cảnh, trang trí trong bể cá thủy sinh,… và nhiều công dụng hữu ích khác nữa.