Cây sầu riêng ở miền nam thuộc giống nào năm 2024

Sầu riêng được biết đến như một loại trái cây đặc sản được nhiều người ưa chuộng, vì không chỉ đơn thuần là hương vị thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng của sầu riêng mà còn là giá trị kinh tế cao mà sầu riêng mang đến cho bà con nông dân. Trong bài viết này, chúng ta cùng các thông tin cần biết như đặc tính sinh học, cũng như kỹ thuật và cách chăm sóc sầu riêng để đạt năng suất hiệu quả nhất.

Cây sầu riêng ở miền nam thuộc giống nào năm 2024
Tất tần tật về cây sầu riêng mà người nông dân cần biết

1. Giới thiệu chung về cây sầu riêng

Sầu riêng có tên khoa học là Durian – một loại cây ăn quả nhiệt đới nổi tiếng có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được nhiều quốc gia biết đến. Ở Việt Nam, lần đầu tiên cây sầu riêng được trồng là ở Biên Hòa và sau đó được nhân giống rộng rãi ra vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên. Sầu riêng không những là loại trái cây có nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ mà con đem đến giá trị kinh tế cao cho bà con trồng kinh doanh.

Cây sầu riêng ở miền nam thuộc giống nào năm 2024
Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây sầu riêng

  • Giá trị dinh dưỡng

Sầu riêng là một loại quả giàu chất dinh dưỡng. Các giá trị về calo, đường, đạm, chất béo, chất khoáng đều cao so với các loại quả khác. Hạt sầu riêng chứa 3,1% protit, 0,4% lipit, các chất P, Na, K, Ca, Mg, Fe, vitamin B1, B2, C… do đó cũng được sử dụng làm thức ăn và làm thuốc bổ dưỡng. Bột hạt sầu riêng được dùng làm chất phụ gia trong chế biến kẹo, mứt…

  • Giá trị sử dụng

Sầu riêng thường được ăn tươi sau khi bóc vỏ. Ngoài ra, sầu riêng còn có thể có nhiều công dụng khác như chế biến thành kẹo, bánh, tăng thêm hương vị cho nước giải khát, kem… Hạt sầu riêng có thể chế biến bằng cách luộc, nướng, rang ăn bùi bùi như hạt mít. Thân sầu riêng có thể dùng trong xây dựng như làm bàn, ghế, đồ gia dụng. Rễ và lá dùng làm thuốc hạ sốt, vàng da do gan. Theo kinh nghiệm dân gian, dùng rễ và lá sầu (10-20 gram), thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200 ml nước còn 50 ml uống hàng ngày. Lá có thể lấy nấu tắm cho người bị vàng da do gan. Vỏ cây sầu riêng dùng làm nước tắm chữa các bệnh ngoài da như diệt rận, rệp. Vỏ quả sầu riêng còn dùng làm thuốc bổ, chữa đầy hơi, ăn không tiêu, ho do hàn, cảm sốt.

  • Giá trị kinh tế

Ở nước ta, sầu riêng là một trong những loại quả có giá trị cao hơn hẳn so với nhiều loại quả khác. Với năng suất bình quân của giống sầu riêng hạt lép từ 7 năm tuổi trở lên có khoảng 15 tấn quả/ha, với giá bán 30.000-35.000 đồng/kg, sẽ cho thu nhập từ 280.000.000 đến 350.000.000 đồng/ha. Nếu điều khiển được sầu riêng nghịch vụ thì giá trị này còn cao hơn nữa.

Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu về đặc tính thực vật của cây sầu riêng ngay dưới đây

2. Đặc điểm của cây sầu riêng

Ở bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn đặc điểm nhận dạng từng bộ phận của cây sầu riêng để có cái nhìn tổng thể hơn về loại cây ăn quả nhiệt đới được nhiều người ưa chuộng và ưu tiên canh tác hiện nay.

Cây sầu riêng ở miền nam thuộc giống nào năm 2024
Cây sầu riêng – cây ăn tría được ưa chuộng nhất ở các nước Đông Nam Á

2.1. Rễ cây sầu riêng

Cây sầu riêng ở miền nam thuộc giống nào năm 2024
Rễ cây sầu riêng – Một trong những nổi lo hàng dầu của các nhà vườn trồng sầu riêng trên cả nước

Bộ rễ của cây sầu riêng bao gồm rễ cọc, rễ phụ, rễ cám. Rễ cọc có thể mọc dài và đâm sâu xuống lòng đất trong khoảng từ 5 đến 6m. Rễ phụ được phân bố rộng hay hẹp của rễ sầu riêng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tính chất đất trồng, mực nước ngầm, chiết cành, ghép, hình thức nhân giống, gieo hạt hay kỹ thuật chăm sóc của người trồng sầu riêng.

2.2 Hình dáng cây sầu riêng

Sầu riêng là loại cây thân gỗ, mọc thẳng, vỏ thô. Tán cây to và rộng phía dưới, càng lên trên phần ngọn càng nhỏ dần nhìn như hình nón. Nhánh sầu riêng thường mọc ngang, nhất là khi mang quả nặng thì cành thẳng ra. Trong điều kiện tự nhiên, cây sầu riêng có thể cao từ 27 – 40m. Trong điều kiện trồng canh tác, cây có chiều cao trung bình từ 10 – 12m, đường kính cây khoảng 1,2m.

2.3 Hoa cây sầu riêng

Cây sầu riêng ở miền nam thuộc giống nào năm 2024
Hoa cây sầu riêng

Hoa sầu riêng không ra đơn lẻ mà mọc thành chùm từ 1 đến 15 nụ hoa ở những cành chính ra trái lớn. Trong cùng một chùm, các nụ hoa khác nhau có thể nở hoa ở các ngày khác nhau. Hoa sầu riêng có màu trắng, ở những giống khác sẽ có màu hồng hay đỏ nhạt. Hoa khi nở có mùi hương rất mạnh. Nhị đực dài hơn cánh chứa các bao phấn mọc xung quanh nhụy cái. Bầu hoa hình quả xoan có vòi dài, đó là vòi nhụy, đầu nhụy tròn gồm 5 mảnh, khi chín có nhựa dính. Cần một giai đoạn từ 3-4 tuần thời tiết khô để kích thích ra hoa. Mất khoảng 1 tháng cho hoa phát triển từ mới nhú đến nở hoa. Thông thường phải được thụ phấn chéo để đậu quả. Tuy nhiên có một vài giống có khả năng tự tương hợp cao.

2.4 Lá cây sầu riêng

Cây sầu riêng ở miền nam thuộc giống nào năm 2024
Lá cây sầu riêng

Lá sầu riêng dạng có dạng đơn mọc so le, phiến lá dày có hình dạng trứng thuôn dài, các vảy nhỏ bao xung quanh lá rụng thay phiên, phần phía cuống hơi nhọn đến gần tròn nhưng nhọn phía chót lá. Lá non có màu đồng, khi trưởng thành mặt trên màu xanh đậm và bóng láng, mặt dưới của phiến lá có màu vàng.

2.5 Quả sầu riêng

Cây sầu riêng ở miền nam thuộc giống nào năm 2024
Quả sầu riêng

Quả sầu riêng hình dạng hơi cầu, có đầy gai bên ngoài, gai rất nhọn nhưng ngắn khi chín thì vỏ nứt ra có mùi thơm sực nức. Quả có màu xanh lợt lúc non, khi chính hơi chuyển thành vàng xanh. Mỗi ngăn sầu riêng có chứa từ hai đến ba múi, lớp cơm rất dày khi ăn vào có vị béo, ngọt, thơm, xơ dính vào hạt.

3. Các giống sầu riêng ngon và phổ biến hiện nay

Cây sầu riêng ở miền nam thuộc giống nào năm 2024
Các giống sầu riêng ngon và phổ biến hiện nay

Theo thống kê, trên thị trường hiện nay có khoảng 200 giống sầu riêng, tuy nhiên chỉ có một ít trong số đó được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng, nổi bật trong số đó là các loại sau:

  • Giống sầu riêng Ri 6
  • Giống sầu riêng Monthong (Dona) Thái Lan
  • Giống sầu riêng Musang King
  • Giống sầu riêng 9 Hóa
  • Giống sầu riêng chuồng bò
  • Giống sầu riêng khổ qua
    Khám phá chi tiết các giống sầu riêng và cách phân biệt các loại sầu riêng

4. Điều kiện phát triển của cây sầu riêng

Cây sầu riêng ở miền nam thuộc giống nào năm 2024
Điều kiện phát triển của cây sầu riêng

Sầu riêng là loại cây ăn quả nhiệt đới có chứa nhiều dưỡng chất và có vị thơm ngon được nhiều người ưa chuộng, nhưng để trồng loại cây này cũng không phải là việc dễ dàng, vì vậy trước khi canh tác cần tìm hiểu rõ về điều kiện sinh thái và quá trình phát triển của cây.

4.1 Điều kiện đất đai

Sầu riêng thích hợp trồng ở những vùng đất màu mỡ, đất thịt hoặc đất pha cát, đất phù sa, đất đỏ bazan, có khả năng thoát nước tốt. Độ pH thích hợp là trong khoảng từ 5 – 6 vì sầu riêng có bộ rễ chịu mặn và chịu phèn thấp. Những loại đất chứa nhiều chất hữu cơ sẽ giúp cây cho năng suất cao hơn so với những loại đất khác. Ở nước ta, các vùng đất đỏ như Tây Nguyên, sông Hậu là những nơi có điều kiện lý tưởng để trồng sầu riêng.

4.2 Điều kiện nhiệt độ

Hầu hết các giống sầu riêng tại Việt Nam phát triển mạnh, ưa nhiệt độ không quá cao cũng không quá thấp, có thể đạt được năng suất ở môi trường có nhiệt độ từ 22 đến 35 độ C. Trải qua quá trình nghiên cứu các chuyên gia đã đưa ra kết luận rằng, sầu riêng sẽ không được thuận lợi trong quá trình phát triển, ra hoa và đậu quả khi nhiệt độ dưới 22 độ C và trên 40 độ C.

4.3 Điều kiện về độ ẩm và lượng mưa

Sầu riêng ưa khí hậu nóng và ẩm, độ ẩm cao và ổn định. Những nơi có khí hậu khô hanh không thích hợp với cây sầu riêng, cây sầu riêng có thể sinh trưởng, phát triển ở nhiệt độ từ 24 – 30 độ C, ẩm độ không khí vào khoảng 75 – 80%. Riêng giai đoạn ra hoa, cây cần có nhiệt độ 20 – 22 độ C, độ ẩm 50 – 60%.

Cây sầu riêng có yêu cầu về lượng mưa khá lớn, khoảng 1600 – 4000 mm/năm và lượng mưa phân bố đều trong năm vì cây sầu riêng không chịu được khô hạn trên 3 tháng. Hơn nữa, sầu riêng là một loại cây ưa ẩm tuy nhiên lại là nơi không được động nước, vì vậy mà những khu vực đạt được khí hậu có lượng mưa trên khoảng 2000 mm mỗi năm rất thích hợp để trồng sầu riêng.

Nếu trồng sầu riêng ở những nơi thường có mùa khô kéo dài trong khoảng từ 4 đến 5 tháng, người trồng phải tiến hành tưới nước thường xuyên, vì đặc tính chịu hạn của cây sầu riêng rất thấp.

Xem thêm: sầu riêng trồng ở đâu mang lại năng suất cao và hiệu quả kinh tế tối ưu nhất.

4.4 Điều kiện ánh sáng

Nhu cầu ánh sáng của cây sầu riêng sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn khi còn là cây con cây sầu riêng hầu hết không cần quá nhiều ánh sáng. Nó thường thích bóng râm. Vì nếu hưởng ánh sáng quá nhiều sẽ làm gia tăng quá trình mất nước.

Nhưng khi cây đã trưởng thành thì cần tiếp xúc với nhiều ánh sáng để tiến hành quang hợp trao đổi chất. Đặc biệt là trợ giúp cho quá trình ra hoa kết quả được thuận lợi nhằm gia tăng sản lượng.

Khoảng cách trồng sầu riêng hợp lý giúp cây có đủ điều kiện ánh sáng.

5. Hiệu quả kinh tế cây sầu riêng mang lại

Được biết như “vua” của mọi loại trái cây, ở nước ta, sầu riêng là một trong những loại quả dễ tiêu thụ và có giá trị cao hơn hẳn so với nhiều loại quả khác. Với những ưu điểm về chất lượng như cơm vàng, hạt lép, phẩm chất ngon nên không khó hiểu khi sầu riêng luôn được thị trường ưa chuộng nhất hiện nay.

Cây sầu riêng ở miền nam thuộc giống nào năm 2024
Hiệu quả kinh tế cây sầu riêng mang lại

Yếu tố quan trọng để góp phần mang lại giá trị kinh tế cao cho cây sầu riêng chính là kĩ thuật chăm sóc từ người nông dân. Nếu canh tác đúng quy trình, kỹ thuật, mỗi cây có thể thu lợi nhuận trên 10 triệu đồng/năm.

Hơn nữa, để đạt được lợi nhuận tốt nhất, việc trồng và thu hoạch sầu riêng nghịch vụ (thu hoạch sau tháng Giêng) luôn được ưu tiên vì đây là phương pháp hữu hiệu để trái sầu riêng đạt mức giá trị kinh tế cao nhất. Giá sầu riêng tăng, nhà vườn có lợi nhuận cao là những tín hiệu rất đáng mừng cho ngành hàng sầu riêng. Vì vậy, ở các cơ quan ban ngành thuộc bộ nông nghiệp của một số khu vực ở các khu vực chuyên canh tác sầu riêng luôn tích cực tuyên truyền, vận động người dân mở rộng quy mô trồng sầu riêng nhằm cải thiện đời sống cũng như góp phần thúc đẩy mang trái sầu riêng ra thị trường thế giới nhiều hơn để đạt số lượng xuất khẩu vượt trội.

6. Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng đạt năng suất cao

Cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt hiệu quả là làm sao để mỗi cây sầu riêng đều có lượng tưới nước vừa đủ để tạo độ ẩm cho đất. Đặc biệt, bà con cần tập trung vào mùa khô với tần suất từ 7-10 ngày/lần (nên phủ thêm rơm rạ, vỏ trấu,… để tăng khả năng giữ ẩm cho đất và rễ cây). Với cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt này, những khu vực ở vùng núi cao thì bà con có thể kết hợp đánh bồn xung quanh gốc, nhằm giúp quá trình tưới tiêu và giữ nước thấm vào đất thực hiện dễ dàng hơn.

Giai đoạn kết hoa sầu riêng cần nhiều dinh dưỡng để hình thành hạt phấn chuẩn bị tốt cho quá trình kết quả. Nên giai đoạn này cần phải sử dụng phân bón để cung cấp các nguyên tố vi lượng, nguyên tố trung lượng cho cây. Tuy nhiên để không làm ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng của hoa sầu riêng. Tránh cho cuống hoa bị dài, yếu ớt ảnh hưởng trong quá trình nuôi trái. Bạn không nên sử dụng phân bón gốc.

Sau thời gian cây phát triển hoàn toàn tự nhiên từ 6 – 8 tháng đầu, cần cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành thừa, cành không có khả năng cho trái hoặc chậm phát triển,…

Tỉa bớt hoa là một trong những cách giúp cho cây tập trung nuôi dưỡng những hoa có tỉ lệ đậu quả cao mang lại chất lượng. Vì vậy bạn cần phải loại bỏ bớt những hoa ra có tỷ lệ kết trái kém, nằm ở những vị trí không cần thiết. Thời điểm tỉa bớt hoa trong một chùm thích hợp. Là khi chùm hoa đã dài trong khoảng từ 8 đến 10 cm. Bạn chỉ cần tỉa đi những bông hoa mọc ở đầu. Để lại những bông hoa mọc cùng đợt, cuống khỏe mạnh không bị nhiễm sâu bệnh. Và không nên để quá 10 bông cho một chùm hoa

Đến khi cây cao được khoảng 7 – 8 m thì có thể tiếp tục thực hiện tiếp. Với cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt này, ngọn sẽ được loại bỏ để giới hạn chiều cao của cây. Thông qua việc cắt tỉa, tạo tán, vườn sầu cũng sẽ thông thoáng, hạn chế sự phát triển sâu bệnh hại. Từ đó, cây sẽ chỉ tập trung dinh dưỡng nuôi các cành cây khỏe và cho nhiều trái.

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn kinh doanh đạt năng suất cao

7. Trồng sầu riêng bao lâu có trái

Với công nghệ ghép tiên tiến cho ra những dòng sầu riêng ghép đạt tiêu chuẩn quốc tế, không còn phải đợi thời gian dài như những giống truyền thống. Đầu tư khu vực trồng sầu riêng đã cho thu bói từ những năm thứ 3, và mất khoảng từ 5 đến 6 năm là nhà vườn đã có thể thu chính vụ.

Ngày nay, với việc lai tạo thành công và sử dụng một số giống sầu riêng cao sản thì cần khoảng 5-6 năm để cây sầu riêng bắt đầu ra trái. Đặc biệt, nếu trồng cây con nhân giống vô tính bằng các phương pháp chiết, ghép…thì chỉ sau 30-40 tháng là cây sầu riêng bắt đầu cho trái.

Cây sầu riêng ở miền nam thuộc giống nào năm 2024
Trồng sầu riêng bao lâu có trái

Với những kiến thức tổng quan về cây sầu riêng cũng như kinh nghiệm trồng, chăm sóc, giai đoạn canh tác sầu riêng và các chế phẩm sinh học Thủy Sính được giới thiệu trên đây, chúng tôi hy vọng bài viết này mang lại kiến thức hữu ích cho bà con đang có dự định canh tác loại cây này để có thể chọn giống, gieo trồng và chăm sóc một cách có kỹ thuật để tạo ra một mùa sầu riêng thu hoạch bội thu và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên để đạt năng suất cao và an toàn trong trồng trọt, chúng tôi khuyến cáo bà con cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực cây trồng để được tư vấn và hỗ trợ.