Các chứng từ kế toán tính giá thành sản phẩm năm 2024

Hướng dẫn các bước hạch toán chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và tổng khối lượng thành phẩm, sản phẩm dở dang trong kỳ. Tự động tạo phiếu kết chuyển và tính giá thành sản phẩm theo lệnh sản xuất.

Các chứng từ kế toán tính giá thành sản phẩm năm 2024

QUY TRÌNH TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Bước 1: Bắt đầu

  • Theo dõi, kiểm tra các nghiệp vụ hạch toán liên quan đến tính giá thành cho các lệnh sản xuất (LSX)
  • Trị giá tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân cuối tháng.

Bước 2: Kết chuyển chi phí nguyên liệu trực tiếp 621

  • Kiểm tra nguyên vật liệu trực tiếp (NVL) xuất kho, tái nhập và đơn giá xuất cho từng LSX.
  • Hạch toán bán thành phẩm (BTP) thừa.

Bước 3: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 622

  • Theo dõi và đảm bảo chấm công ngày làm để phân bổ chi phí quản lý chung, chấm công sản phẩm đúng cho các LSX.
  • Phân loại đúng chi phí lương khi hạch toán tiền lương.

Bước 4: Kết chuyển chi phí sản xuất chung 627

  • Kiểm tra các nghiệp vụ ghi nhận chi phí sản xuất chung.
  • Thực hiện nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ và số tháng khấu hao.
  • Hạch toán các khoản chi phí trả trước theo số tháng phân bổ.

Bước 5: Xác định tổng khối lượng hàng thành phẩm, sản phẩm dở dang

  • Theo dõi số lượng thành phẩm nhập kho, BTP chưa sử dụng của từng LSX.
  • Kiểm kê hàng tồn kho khớp với sổ sách.

Bước 6: Tính giá thành

  • Tạo và kết chuyển các chi phí đã nêu tại các bước vào từng phiếu kết chuyển và được hiển thị trong màn hình định khoản chung
  • Phân bổ chi phí NLTT 621, NCTT 622, CPSXC 627 theo tỷ lệ tùy chọn, tính giá thành và cập nhật lại trị giá tồn kho, giá vốn hàng bán.

Bước 7: Kết thúc

  • Lưu trữ các chứng từ phân bổ chi phí, bảng tính giá thành lệnh sản xuất.

Quy trình nghiệp vụ chỉ giúp thực hiện công việc khoa học và hiệu quả trên cơ sở đúc kết thực tiễn. Người sử dụng cần nắm rõ yêu cầu công việc, phương pháp triển khai và kết quả thực hiện dựa trên các hướng dẫn trong quy trình này. Lưu ý tránh máy móc, rập khuôn. Hiệu quả cuối cùng là thước đo cho công việc này.

Căn cứ theo thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về 4 phương pháp tính giá thành sản phẩm bao gồm:

  • Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ.
  • Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn.
  • Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số.
  • Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức.

Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức

Phương pháp định mức là phương pháp dùng để tính toán giá thành sản phẩm đối với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định, đã xây dựng và quản lý được định mức; trình độ tổ chức và tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của kế toán viên tương đối vững.

1. Đối tượng áp dụng

Các doanh nghiệp có đầy đủ các điều kiện sau:

– Thứ nhất, doanh nghiệp đã đi vào sản xuất theo quy trình công nghệ và sản phẩm ổn định.

– Thứ hai, quy định mứ kinh tế kỹ thuật hợp lý, chế độ quản lý rõ ràng.

– Thứ ba, Quy trình hạch toán các danh mục tài khoản, các nghiệp vụ kế toán theo đúng quy cách và quy định, các kế toán doanh nghiệp cần có đủ năng lực và trình độ nhằm hạch toán các chi phí kế toán trong quá trình sản xuất và tính các giá thành sản phẩm hợp lý và chính xác.

– Thứ tư, đảm bảo thường xuyên kiểm tra các định mức kỹ thuật kinh tế nhằm hạn chế các chi phí vượt định mức tránh xảy ra những sai sót không đáng có trong công tác tính giá thành sản phẩm.

2. Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức

Để được áp dụng một cách chính xác và hiểu quả, các kế toán cần căn cứ theo định mức kinh tế kỹ thuật theo quy định pháp luật hiện nay và dự tính mức chi phí sản xuất chung để xác định giá thành định mức. Khi đã xác định giá thành, cần tổ chức tập hợp nhằm hạch toán chi phí sản xuất thực tế trong phạm vi định mức được cấp phép và số chi phí sản xuất chênh lệch ngoài định mức và tìm ra các biện pháp xử lý nếu vi phạm.

Nếu thay đổi mức định mức hiện doanh nghiệp đang sử dụng các kế toán cần tính toán lại các giá thành định mức và chênh lệch chi phí sản xuất của các sản phẩm dở dang sao cho phù hợp. Thông thường có 3 lý do làm thay đổi định mức:

  • Doanh nghiệp trang bị các thiết bị sản xuất hiện đại;
  • Nâng cao trình độ tay nghề của công nhân;
  • Cải thiện tổ chức quản lý sản xuất.

Công thức tính:

Các chứng từ kế toán tính giá thành sản phẩm năm 2024

Lưu ý về mức chênh lệch định mức:

  • Phát sinh so với chi phí sản xuất định mức.
  • Trường hợp chênh lệch định mức do thay đổi định mức dẫn đến tăng giá thành sản phẩm.
  • Việc tập hợp chi phí chênh lệch định mức của từng khoản mục được sử dụng bằng các phương pháp khác nhau.

Riêng trường hợp chi phí NVL trực tiếp nên áp dụng phương pháp kiểm kê, chứng từ báo động, cắt vật liệu. Việc chênh lệch tiết kiệm NVL trực tiếp có thể căn cứ vào phiếu báo vật liệu còn lại, phiếu nhập vật liệu thừa trong sản xuất để tạp hợp.

3. Ví dụ cụ thể

Ví dụ 1:

Để sản xuất ra sản phẩm là thùng đựng rác, cần có 3 nguyên vật liệu bao gồm A, B, C. Căn cứ để xác định giá thành định mức là mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất ra sản phẩm để tính chi phí định mức.