Câu nói nhất tiếu nại hà nghĩa là gì

Cầu Nại Hà (phồn thể: 奈何橋, Nại Hà kiều) là cây cầu ở Địa ngục thứ 10 (Thập Điện Chuyển Luân Vương) là ranh giới cuối cùng của Địa ngục, đi qua cầu này, linh hồn sẽ được chuyển đến Phong Đô, là nơi đầu thai chuyển kiếp.

Ý nghĩa Nại Hà Nại: Làm sao? Thế nào? Hà: tiếng dùng để hỏi.

Nại hà?: Làm sao? Làm thế nào?

Nại hà kiều: Cầu Nại hà, là cây cầu bắc ngang sông lớn mà người đi đến đó không biết cách nào để đi qua cầu cho khỏi té xuống sông, nên hỏi nhau: Nại hà? Làm sao?

Truyền thuyết Tương truyền, nơi cõi Âm phủ có một cây cầu rất mỏng manh, bắc ngang một con sông lớn, ván lót gập ghình, trơn trợt, rất khó lên cầu để đi qua sông. Hơn nữa, dưới cầu là sông lớn có đủ các thứ rắn độc, cua kình hung dữ, đợi người nào lọt xuống thì chúng xúm lại xé thây ăn thịt.

Các chơn hồn nơi Âm phủ, khi đến cầu nầy, muốn lên cầu qua sông, nhìn thấy cảnh tượng như thế thì nản lòng thối bước, không biết làm thế nào để đi qua cầu cho được an toàn. Nhiều người cố đi qua, nhưng đến giữa cầu thì bị té xuống sông, rắn rít cua kình giành nhau phanh thây ăn thịt, thật là ghê gớm.

Có tất cả là sáu loại cầu Nại Hà:- cầu làm bằng vàng, bạc, ngọc, đá, gạch, cây. Tương ứng với Lục đạo. Điện thứ mười là nơi nhận những quỷ hồn của các điện khác chuyển đến. Sau khi thẩm định phước phần của mỗi hồn, sẽ cho đi Đầu thai vào các nơi tương xứng, theo các tình trạng:- nam hay nữ, giàu hay nghèo, sang hay hèn, khôn hay ngu, thọ hay yểu v.v…Mỗi tháng, các điện sẽ chuyển giao một lần các quỷ hồn đến đây. Việc thọ sanh (đi đầu thai) nầy rất chi tiết, tỉ mỉ, phức tạp như là:- đường nào trong bốn đường thai, noãn, thấp, hóa; như loài vật thì có loài không chân, hai chân, bốn chân hoặc nhiều chân. Có loài thì tự chết, có loài thì bị giết chết…Việc đúc kết rất cẩn thận vì tầm quan trọng lớn lao của nó. Kết quả sẽ ghi kỹ lưỡng cho mỗi quỷ hồn để đưa đến Phong Đô đầu thai.

Truyền thuyết Trung Quốc nói rằng, điện Diêm Vương thứ 10 (Thập Điện Chuyển Luân Vương) cai quản việc chuyển kiếp đầu thai. Tại điện này có cầu Nại Hà bắc qua sông Vong Xuyên hình cầu vồng, rất trơn. Ven sông Vong Xuyên, có một tảng đá, gọi là Tam Sinh Thạch. Những kẻ giết người, gian ác phải leo qua cầu, dưới sông đầy thuồng luồng, cá sấu; hai đầu cầu lại lại có bầy chó ngao sẵn sàng cắn xé. Những linh hồn được đi đầu thai trở lại làm người đều phải qua Vong Đài (đài quên), uống canh Quên Lãng của Mạnh bà để quên hết chuyện kiếp trước. Canh Mạnh Bà khiến người quên đi hết thảy, Tam Sinh Thạch ghi lại kiếp trước kiếp này của con người. Nhiều người còn nói là “uống nước sông Nại Hà” để quên đi kiếp trước trước khi đầu thai.

Bỉ Ngạn hoa khai khai bỉ ngạn, Vong Xuyên hà bạn diệc vong xuyên. Nại Hà kiều đầu không nại hà, Tam Sinh thạch thượng tả tam sinh.

Bỉ Ngạn hoa, nở rộ bờ đối diện Bờ Vong Xuyên, vậy mà cũng quên sông Đứng trước cầu Nại Hà làm sao biết Đá Tam Sinh, ghi chép hết ba đời

Câu nói nhất tiếu nại hà nghĩa là gì
Đây là ảnh hoa Bỉ ngạn ngoài đời

Bỉ Ngạn hoa, vĩnh viễn ở bờ bên kia nở rộ, *Thử Ngạn, chỉ có ở bờ bên này hãy còn bàng hoàng trước giới hạn của sự sống và cái chết, là mãi mãi cách xa, thời gian bất động không hề có ngày mai… Làm Bỉ Ngạn hoa, cũng như làm cây Cát Cánh (ý nghĩa của sự vĩnh cửu)… Phật nói ở bờ bên kia, vô sinh vô tử, vô khổ vô bi, vô dục vô cầu, là một thế giới cực lạc quên hết tất cả đau thương, nơi có loài hoa này vượt qua ngoài Tam giới, không nằm trong Ngũ hành, sinh trưởng ở miền cực lạc ít nước, không thân không lá, đỏ tươi rực rỡ, Phật nói, đó là Bỉ Ngạn hoa.

(*) Thử Ngạn: thử là bên này, trái với bỉ (bên kia). Thử ngạn là bờ bên này của biển khổ, là bờ sanh tử luân hồi. Người đứng nơi bờ bên này thì còn chịu trong vòng sanh tử luân hồi nơi cõi trần (còn sống trên nhân gian). Bỉ ngạn là bờ bên kia của biển khổ, là bờ giải thoát, dành cho những người đắc đạo. Người đứng nơi bờ bên kia thì thoát khỏi luân hồi, đi vào cõi Thiêng Liêng Hằng Sống, nên bờ bên kia còn được gọi là: Giác ngạn, Đạo ngạn.

– Có thể hiểu là:

+ Thử Ngạn: là nơi trần thế

+ Bỉ ngạn: cõi âm dương

– > Bỉ trái với Thử, xa cách bởi sinh tử.

Tương truyền hoa này chỉ nở nơi Hoàng Tuyền, một số người lại cho rằng nó chỉ nở bên bờ sông *Tam Đồ của Âm phủ, là loài hoa tiếp đón của bên kia bờ Vong Xuyên. Hoa cũng như máu, rực rỡ đỏ tươi, thế nhưng có hoa mà không có lá, là loài hoa duy nhất nở dưới cõi âm. Nghe nói hương hoa Bỉ Ngạn rất có ma lực, có thể gợi lại ký ức của người chết khi còn sống. Trên đường đến Hoàng Tuyền có rất nhiều loài hoa này, từ xa nhìn lại trông như một tấm thảm máu được trải dài vô tận, cũng bởi vì màu đỏ của nó còn giống như lửa nên có tên gọi khác là “Con đường rực lửa”, cũng là con đường dài duy nhất trên Hoàng Tuyền có phong cảnh và màu sắc đến nhường này. Một khi linh hồn vượt qua Vong Xuyên, liền quên đi hết mọi chuyện của kiếp trước, tất cả những gì đã qua đều để lại ở miền cực lạc, bước theo chỉ dẫn của con đường hoa này mà đi về phía ngục U Minh.

(*) Sông Tam Đồ (Tam Đồ xuyên): theo truyền thuyết, sông Tam Đồ là đường ranh giới giữa sự sống và cái chết. Bởi vì dòng nước sẽ dựa vào hành vi của người chết lúc còn sống mà chia là ba cấp bậc: chậm rãi, bình thường và chảy siết, cho nên mới được gọi là Tam Đồ (đồ = đường đi). Theo tư liệu được tra, cũng giống như sống hay chết, chỉ có luân hồi mới có thể vượt qua được, phương pháp vượt qua sông Tam Đồ cũng chỉ có một, đó chính là đi đò trên sông Tam Đồ, ngoài cách đó ra không còn cách nào khác. Nhưng mà đi đò cũng cần có phí, linh hồn không có lộ phí thì không thể leo lên đò, cho dù có leo lên cũng sẽ bị người chèo thuyền ném xuống sông. Những linh hồn không được qua sông bởi vì dục vọng muốn được luân hồi của bản thân mà sẽ tự mình lội nước, thế nhưng nước sông Tam Đồ không chỉ không có sức nổi, lại còn có kịch độc có thể ăn mòn linh hồn.

Những linh hồn một khi đã xuống nước sẽ vĩnh viễn không có cơ hội lên bờ nữa, chỉ có thể biến thành quỷ nước dưới sông Tam Đồ mà thôi. Những con quỷ nước vĩnh viễn không thể đầu thai này sẽ chịu sự thống khổ và băng lãnh của nước sông thấm vào xương, thậm chí còn sinh ra lòng đố kỵ đối với những linh hồn khác có hy vọng được luân hồi. Chỉ cần có linh hồn rơi xuống nước thôi, bọn họ sẽ ùa nhau nhào tới, kéo những người nọ xuống đáy sông để biến thành quỷ nước như bọn họ. “Bỉ Ngạn hoa, nở ở miền cực lạc, chỉ thấy hoa, không thấy lá.”

Bỉ Ngạn hoa, hoa nở một ngàn năm, hoa tàn một ngàn năm, khi hoa nở thì lá đã tan mất, mà khi lá mọc dài thì hoa lại bắt đầu héo tàn, hoa và lá của Bỉ Ngạn hoa mặc dù là cùng chung một rễ, thế nhưng đời đời kiếp kiếp vĩnh viễn không gặp gỡ. Hay cho một cái đời đời kiếp kiếp vĩnh viễn không gặp gỡ, thật sự một loài hoa kỳ lạ.

Mạn Đà La – Mạn Châu Sa: Những chuyện chưa kể

Về Bỉ Ngạn hoa, có một vài truyền thuyết như thế này. Tương truyền trước đây có hai người tên khác nhau, gọi là Bỉ và Ngạn*, ông trời đã quy định hai người bọn họ vĩnh viễn không thể gặp lại, thế nhưng hai người họ lại cảm mến nhau, trong lòng lúc nào cũng luôn nhớ tới đối phương… Rốt cuộc có một ngày, bọn họ không thèm để ý tới quy định của ông trời nữa mà len lén gặp mặt nhau. Sau khi bọn họ gặp mặt, Bỉ phát hiện Ngạn là một người con gái xinh đẹp như hoa, mà Ngạn cũng đồng thời phát hiện Bỉ là một chàng thanh niên anh tuấn tiêu soái, bọn họ mới gặp đã thân, lòng yêu say đắm, liền hẹn ước cùng nhau gắn bó suốt đời, quyết định đời đời kiếp kiếp, mãi mãi ở cùng một chỗ.

(*) Truyền thuyết này khác với truyền thuyết của Mạn Châu và Sa Hoa:

Kết quả đã được định trước, bởi vì trái với giới luật của trời, đoạn cảm tình cuối cùng cũng bị vô tình bóp chết. Thiên đình hạ xuống nghiêm phạt, cho hai người họ một lời nguyền độc ác không gì sánh bằng, nếu bọn họ đã không để ý tới luật trời mà lén gặp mặt nhau, vậy để cho bọn họ biến thành hoa và lá của một gốc cây hoa, chỉ là loài hoa này cực kỳ kỳ lạ, có hoa thì không có lá, mà có lá thì không có hoa, đời đời kiếp kiếp, hoa và lá không cùng xuất hiện. Đời này đã định trước là không thể gặp nhau.

Sau khi truyền thuyết này được luân hồi vô số lần, có một ngày Phật đi ngang qua đây, thấy một gốc cây hoa trên mặt đất có khí độ phi phàm, đỏ rực như lửa, Phật liền đi tới trước mặt nó xem xét tỉ mỉ, chỉ vừa mới xem đã có thể nhìn thấu được huyền bí trong đó. Phật cũng không bi thương, không phẫn nộ, ông đột nhiên ngửa mặt lên trời cười dài ba tiếng, đưa tay rút hoa này ra khỏi mặt đất. Phật cầm hoa ở trong tay, cảm khái nói: “Kiếp trước các ngươi đã thề không thể gặp lại nhau, sau bao nhiêu lần luân hồi, yêu nhau lại không thể nào tay trong tay, cái gọi là phân phân hợp hợp bất quá chỉ là duyên sinh duyên tẫn mà thôi, trên người của ngươi đã có lời nguyền của thiên đình, khiến các ngươi dù duyên tẫn cũng không tán, duyên diệt cũng không phân, ta không thể giúp ngươi cởi bỏ lời nguyền này được, chỉ có thể mang ngươi đi tới miền cực lạc, cho ngươi tha hồ nở rộ ở đó.”

Trên đường đi tới miền cực lạc, lúc đi ngang qua sông Vong Xuyên trong địa phủ, Phật không cẩn thận để nước sông làm ướt quần áo của mình, mà nơi bị ướt kia lại chính là chỗ Phật cất gốc cây hoa đỏ nọ, chờ tới khi Phật tới được bờ bên kia Vong Xuyên rồi, cởi gói đồ của mình ra nhìn lại, liền phát hiện đóa hoa đỏ rực ấy đã biến thành màu thuần trắng, Phật trầm tư chỉ trong chốc lát, liền cười to nói: “Đại hỉ không bằng đại bi, khắc ghi không bằng quên lãng, đúng đúng sai sai, sao có thể phân rõ được chứ, hoa tốt, hoa tốt nha.” Phật đem đóa hoa này trồng ở miền cực lạc, gọi nó là Mạn Đà La hoa, bởi vì nở ở miền cực lạc (bỉ ngạn), nên còn được gọi là Bỉ Ngạn hoa.

Thế nhưng Phật không biết rằng, khi ông ở trên sông Vong Xuyên, hoa bị nước sông làm phai màu đã đem tất cả màu đỏ của nó để lại dưới nước, suốt ngày khóc thét không ngừng nghỉ, khiến kẻ khác nghe thấy mà bi thương. Bồ Tát Địa Tạng* thần thông phi thường, biết được hoa Mạn Đà La đã sinh trưởng, liền tới bên bờ Vong Xuyên, ném một hạt giống vào giữa lòng sông, chỉ trong chốc lát, một đóa hoa càng đỏ tươi hơn trước đã bay ra khỏi nước, Địa Tạng bắt lấy nó giữ trong tay, thở dài nói: “Ngươi thoát thân đi, còn được tự do tự tại, vì sao phải đem hận ý vô tận này để lại trong chốn địa ngục vốn đã khổ hải vô biên chứ? Để ta cho ngươi làm sứ giả tiếp đón, chỉ dẫn linh hồn đi về phía luân hồi, nhớ kỹ màu này của ngươi, cực lạc đã có Mạn Đà La hoa rồi, vậy ta gọi ngươi là Mạn Châu Sa hoa vậy.”

(*) Bồ Tát Địa Tạng: Một vị Bồ Tát chuyên cứu độ sinh linh trong Địa ngục và trẻ con yểu tử. Có khi Địa Tạng cũng là người được xem là chuyên cứu giúp lữ hành phương xa. Đó là vị Bồ Tát duy nhất được diễn tả với bạch hào (lông trắng xoáy nằm giữa hai mắt, sa. ūrṇā) trên trán, một trong ba mươi hai tướng tốt của một vị Phật. Địa Tạng hay cầm Như ý châu (sa. cintāmaṇi) và Tích trượng có sáu vòng, biểu hiện của sự cứu độ chúng sinh của Bồ Tát trong Lục đạo (sáu đường tái sinh).

Từ nay về sau, trong thiên hạ chỉ có hai loại Bỉ Ngạn hoa hoàn toàn bất đồng, một loại sinh trưởng ở miền cực lạc, một loại sinh trưởng ở ven bờ Vong Xuyên. (lưu ý: cả bờ Vong Xuyên và miền cực lạc đều nằm ở bờ bên kia = bỉ ngạn, nên đều là hoa Bỉ Ngạn)

Bỉ Ngạn hoa từ đó về sau nở ở bên bờ Vong Xuyên. Người chết thường bước theo con đường hoa này mà đi đến cầu Nại Hà, ngửi mùi hương hoa sẽ nhớ tới mình kiếp trước. Một mảnh đỏ thẫm này, như máu, mỹ lệ, yêu diễm. Ba ngày trước và sau xuân phân (khoảng 20, 21 tháng 3), và ba ngày trước và sau thu phân (22, 23, 24 tháng 9), chính là thời khắc hoa nở chuẩn nhất. Hoa nở, tại bờ bên kia của sự sống và cái chết. Mọi người tuy nhìn nó đến mê muội nhưng lại càng sợ hãi, vì vậy mới xem nó là loài hoa của tai họa, của cái chết và chia lìa.

Một truyền thuyết khác

Lại qua rất nhiều năm, trong thiên hạ có hai người yêu nhau say đắm, thế nhưng có một năm nọ, người con trai trong lúc đi làm việc ở nơi xa đã bất hạnh gặp nạn, hắn đi tới bên bờ Vong Xuyên, thấy trước mắt là một mảnh đỏ tươi như máu, trong lòng đau đớn không gì sánh được, hắn khóc rống lên nói: “Ta không muốn luân hồi, ta phải đi về tìm thê tử của ta, nàng còn ở nhà chờ ta.” Hắn lảo đảo đi tới trước mặt Mạnh Bà ở đây, trước khi uống canh Vong Tình, hắn hỏi Mạnh Bà, vì sao trong khắp thiên hạ muôn màu muôn vẻ, lại có duy độc loại nước này khiến người phải quên hết chuyện cảm tình (vong tình). Mạnh Bà cười mà không nói, chỉ muốn hắn mau uống cho nhanh, hắn ngơ ngác nhìn chén canh, nói: “Người người đều phải vong tình, ta vẫn cứ không quên, sau khi luân hồi, ta nhất định sẽ đi tìm thê tử của ta.”

Vợ của người nam nhân nọ sau khi biết được cái chết của hắn, bi thống tột cùng, vài lần tìm đến cái chết đều bị người nhà của hắn cứu được, cuối cùng nữ tử đã đáp ứng sẽ không phí hoài bản thân mình nữa, thế nhưng sẽ thủ tiết cả đời. Người nhà nam tử nọ thấy tính cách nàng cương liệt, sợ nhắc lại chuyện xưa sẽ khiến nàng thương tâm, cũng cảm thấy nàng có lòng thủy chung, liền tạm thời đáp ứng nàng, chờ sau khi tình tự của nàng ổn định lại, khuyên nàng tái giá cũng không muộn. Cứ như vậy, cô gái đó liền tiếp tục ở lại nhà chồng, dựa vào việc vá khâu làm kế sinh nhai.

Lại nói nam tử kia sau khi luân hồi, quả thật đã sinh ra trong trấn nhỏ mà hắn và vợ đã cùng nhau sống chung lúc trước, năm tháng như thoi đưa, bất tri bất giác hai mươi năm đã qua rồi, một ngày kia hắn đi ngang qua cửa nhà của nữ tử góa phụ nọ, trong lòng cảm thấy là lạ, liền dừng lại nhìn thoáng qua trong chốc lát, một cái nhìn này, vừa vặn bị nữ tử trước mặt thấy được. Sau khi luân hồi, tướng mạo và khí chất của người nam tử này đều đã hoàn toàn thay đổi, thế nhưng nữ tử vừa nhìn thấy hắn, nước mắt đã ào ào chảy xuống, nàng đi tới trước mặt hắn, nói một câu: “Chàng đã đến tìm ta rồi.” Liền té xỉu trên đất. Nam tử vừa thấy một lão bà không quen không biết té xỉu trước mặt mình, vội vàng kinh hãi bỏ chạy.

Về sau người nữ tử này bị bệnh nặng không dậy nổi, trước khi chết còn lầm bầm nói cái gì đó, thế nhưng thanh âm quá nhỏ, không ai nghe rõ được, cho nên cũng không có để ý tới, nàng cuối cùng cũng chảy ra hai dòng nước mắt bằng máu, về chầu Diêm vương. Nữ tử khi đi tới Địa phủ, gặp Mạnh Bà, đột nhiên khẽ hỏi: “Lão bà bà, trước đây có một người nam tử đã từng ở chỗ này nói cho bà biết, hắn sẽ không quên ta, nhất định sẽ quay về tìm ta đúng không?” Mạnh bà gật đầu. Nữ tử cực kỳ đau lòng, nức nở nói: “Vậy vì sao hắn trở về cũng không nhận ra ta, chỉ cần hắn nói với ta vài câu, trước khi ta chết đến gặp ta một lần cũng được mà.” Mạnh Bà vỗ vỗ vai nàng, nói: “Các ngươi yêu thương nhau như vậy, ta rất tán thưởng dũng khí của hai người, như vậy đi, hai mươi năm sau sẽ có đáp án, ta đồng ý cho cô nhìn một lần, chỉ là trước đó cô không thể chuyển thế đầu thai, phải ở chỗ này chịu khổ hai mươi năm, cô có nguyện ý không?” Nữ tử nói: “Ta nguyện ý, không nhìn thấy được đáp án, ta không bỏ được tình cảm ta dành cho chàng, cho dù đầu thai chuyển thế, cũng sẽ đau lòng cả một đời.” Thế là cô gái này được Mạnh Bà giao cho việc nhổ cỏ bên bờ hoa Bỉ Ngạn, kỳ thật vốn chẳng có cây cỏ nào ở đây để mà nhổ cả, thế nhưng trong mắt cô gái này lại nhìn thấy được có rất nhiều cỏ dại, vì vậy cứ nhổ rồi lại nhổ, vĩnh viễn cũng nhổ không hết được, cứ như thế ngày qua ngày, năm qua năm.

Hai mươi năm sau, Mạnh Bà đưa nàng tới trước cửa luân hồi, nói: “Cô đứng ở đây nhìn, nhưng không được nói chuyện, người cô chờ hai mươi năm sắp tới rồi.” Cô gái kích động đứng ngồi không yên, thật vất vả mới bình phục tâm tình của mình, khẩn trương mà đứng đó chờ người cô yêu xuất hiện. Rốt cuộc hắn cũng đi tới, nguyên lai hắn bị bệnh, vì không được chữa tốt nên chỉ mới 40 tuổi đã chết. Hắn đi tới trước mặt cô và Mạnh Bà, Mạnh Bà đưa một chén canh Vong Tình cho hắn, hắn cầm lấy định uống, cô gái liền nóng nảy nói: “Chàng đã quên lời chàng nói rồi sao?” Nam tử nhìn nàng một cái, cầm chén canh trong tay uống cạn một hơi, đi vào cửa luân hồi.

Mạnh Bà nhìn cô gái thất hồn lạc phách, nói, ái tình là cái gì? Bất quá là một chén canh mà thôi, cô cũng uống ngay đi, có thể quên hay không không phải do cô định đoạt, có kiếp này, nhưng không có kiếp sau, cho dù cô có nhớ kỹ đi nữa, hắn nếu như đã quên, vậy thì có khác gì thật sự quên chứ? Kinh Phật ghi chép “Bỉ Ngạn hoa nở một ngàn năm, tàn một ngàn năm, hoa và lá mãi không gặp mặt. Tình không vì nhân quả, duyên đã định sống chết.”

Tổng kết, ý nghĩa

Cái đẹp của Mạn Châu Sa Hoa, là vẻ đẹp chẳng lành của yêu dị, tai nạn, tử vong và chia lìa. Có lẽ bởi vì màu đỏ thẫm tươi đẹp của nó làm cho người ta liên tưởng đến máu, cũng có lẽ bởi vì thân của nó có chứa kịch độc, trong các tác phẩm văn học, hình tượng của nó thường liên hệ với các khái niệm như “điên cuồng, máu tanh” v…v… Trong bộ truyện Mirage of Blaze của tác giả Mizuna Kuwabara, cảnh máu tươi phun ra khi Kagetora tự sát được tác giả miêu tả tựa như một dàn hoa Bỉ Ngạn là vì vậy. Bỉ Ngạn hoa nở, nở ở bờ bên kia thế giới, chỉ là một khối đỏ rực như lửa; hoa nở không lá, lá mọc không hoa; cùng nhớ cùng thương nhưng không được gặp lại, chỉ có thể một thân một mình ở trên đường cực lạc. Cũng vì thế mà có người dùng nó để làm ví dụ cho những chuyện tình không có kết quả. Thế nhưng Phật gia lại nói “Mặc dù ái tình không có kết quả, thế nhưng Bỉ Ngạn vẫn nở hoa rất rực rỡ đấy thôi.” Đã từng nghe được một đoạn radio trên internet nói thế này: “Một người được sống ý nghĩa ở chỗ, họ sống vì hy vọng, bất khuất và dũng khí của họ; nếu như bởi vì gặp phải trắc trở, thất bại cùng bất hạnh làm mất đi hy vọng được sống, cũng như tinh thần bất khuất và dũng khí của bản thân, cái đang chờ đợi họ ở phía trước cũng chỉ có thể là thống khổ, tuyệt vọng và chán chường mà thôi.” Kết quả không phải là kết thúc, chỉ cần có hy vọng và dũng khí như Bỉ Ngạn thì vẫn sẽ nở hoa một cách rực rỡ. Trong tình cảm cũng vậy, sự nghiệp cũng vậy, mà cuộc sống cũng vậy!

Mạn Châu Sa Hoa — Phật giáo gọi là vậy, cũng được xưng là Bỉ Ngạn hoa, hoa nở ở bờ bên kia sông Tam Đồ, giữa ranh giới của người, yêu và ma, một nơi mà mãi mãi không có cách nào đến đó được. Tương truyền hương hoa có thể gợi lại ký ức của người chết khi còn sống, có người nói Mạn Châu Sa Hoa vốn mang màu trắng. Khi hấp thụ linh hồn người chết sẽ biến thành màu đỏ rực.

Thơ ca (Bài thơ này không có nguồn gốc, cũng chẳng biết có phải là thơ không nữa. Nhưng sau khi dò dò thì hình như nó là tổng hợp từ lời bài hát, từ truyện, thơ và Kinh Phật).

Bỉ Ngạn hoa, nở rộ bờ đối diện Đứng trước cầu Nại Hà biết thế nào Nhìn xuống dưới, chính là Vong Xuyên thủy Tam Sinh thạch, có Mạnh Bà kế bên Cõi niết bàn thần bí cùng tương luyến Kiếp phù sinh mộng mị phí thời gian Duy chỉ có ngày tàn cùng năm tháng Thời gian qua nhanh như gió reo ca Bỉ Ngạn hoa, nở rộ bờ đối diện Bờ Vong Xuyên, vậy mà cũng quên sông Đứng trước cầu Nại Hà làm sao biết Trên Tam Sinh, ghi chép hết ba đời Kiếp này đã biết hết chuyện kiếp trước Đá Tam Sinh, đầy đủ cả họ tên Bỉ Ngạn hoa, nở rộ bờ đối diện Chỉ thấy hoa lại chẳng thấy lá đâu Nở nghìn năm, nghìn năm hoa cũng lụi Hoa và lá, vĩnh viễn chẳng gặp nhau Chuyện tình cảm không phải vì nhân quả Duyên phận này, đã định tử sinh rồi. Mạn Châu Sa Hoa Bỉ Ngạn hoa nở Nở bờ đối diện Đỏ rực một vùng Cùng nhớ cùng thương Lại chẳng được gặp Một mình một cõi Bên kia cực lạc. Vào đêm hôm đó Trong mộng gặp nhau Ngươi màu trắng thuần Như sen không rễ Còn ta màu đỏ Như hoa Bỉ Ngạn. Ngươi, tái nhợt như tuyết Ta, đỏ máu như ma. Ngươi, thoải mái giữa hồ Thiên Sơn mênh mông rộng lớn Ta, tịch mịch ở chốn Hoàng Tuyền âm u mờ mịt Một khắc ấy Yêu phải ngươi Chính là số kiếp của sinh mệnh. Không còn đường để trốn Không còn chỗ để đi Ta sẽ vẫn mãi chờ mãi đợi Ba nghìn năm vật đổi sao dời Ngươi cuối cùng rồi cũng già đi mất Ta thì vẫn luân hãm mãi như xưa Ngươi đi tới bến đò ở phía trước Sông mịt mù, dòng nước lững lờ trôi Ném cho ta một nụ cười nhợt nhạt Canh Mạnh Bà, cạn chén tự bao giờ. Cứ như vậy, cầu Nại Hà ngươi bước Tâm này đã tĩnh lặng tựa nước sông Và trái tim, nặng trĩu hệt như đá Đành khép lại nhành hoa rối loạn này. Tâm đau như vỡ nát Tâm chết trong vô vọng Ta đưa tình mùi hương hoa triền miên Thay cho chén canh đắng lãng quên mất Ta còn sống Không có linh hồn, chỉ có thân thể Thế nhưng mà, vẫn kiên trì yêu ngươi Mạn Châu Sa Hoa Bỉ Ngạn Hoa đó Mãi ở bên kia Thản nhiên nở rộ. Thử Ngạn tâm đây Chỉ ở bên này Hãy còn lưỡng lự Bao chuyện yên hoa, gửi hết cho mưa gió Bao trần gian mộng, tùy theo nước Đông xoay Xem hết những dập tắt Tan biến những khắc ghi. Tình yêu này vốn dĩ là của ta Trên người ngươi mặc sức mà nở rộ Ngươi lôi ra giẫm đạp lên trên nó Đánh rơi ta ở miền cực lạc này. Kiếp trước, chúng ta cùng nhau bay lượn dưới một mảnh trời Kiếp này, ngươi ở bờ bên đó (Bỉ Ngan), ta ở bờ bên đây (Thử Ngạn) Ta ngóng nhìn gương mặt ngươi ngân ngấn nước Cảm nhận được cả tiếng ngươi tan nát cõi lòng Nhưng lại chẳng thể nào giúp người lau khô dòng lệ đắng. Nở đến hoàn mỹ, trổ bông rồi… Yêu đến cuối cùng cũng tựa như hoa nở đến cuối cùng… Những ký ức lưu lại bất quá là mỗi một cánh hoa mà thôi Gió thổi đi rồi, sẽ không còn nữa Tim đã từng yêu, khắc sâu trong ký ức Người đã từng yêu, chớp mắt chẳng thấy đâu Thứ không quên được, chính là cảm giác. Xem hết những dập tắt Tan biến những khắc ghi. Ta đứng ở chân trời góc biển Nghe tiếng đất đai mới nảy mầm Đợi hoa quỳnh nở rộ một lần nữa Đem hương thơm giữ lại giữa tháng năm. Bờ bên kia chẳng có lấy một ánh đuốc Ta vẫn thế ngắm nhìn xung quanh Mặc cho bầu trời đen lướt qua làn tóc trắng. … Ngươi là một đóa Bỉ Ngạn rực rỡ Mãi vẫn là thứ cám dỗ trí mạng nhất của ta Ta dùng văn tự bơi qua sóng mắt sâu thẳm nọ Mà trong đó là biết bao tháng năm cùng nước mắt người. Cuối cùng rồi cũng nhấn chìm ta thật sâu thật sâu ở trong ấy. Đóa hoa đỏ rực như lửa Thiêu đốt cả đám mây xa vời của hoàng hôn. Dưới ánh tà dương, dựa vào nước mà ca hát. Dập dờn trầm bổng, là sóng gợn ưu thương Vươn dài tay ra Vẫn là cả đời không thể chạm đến Quay đầu nhìn lại Vẫn là cự ly xa xôi không thể đuổi kịp Theo gió bay đi Là tiếng ngươi thở dài Còn có những cánh hoa điêu linh buồn bã Bờ bên kia, chưa từng đến Luôn là chỗ dựa hạnh phúc nhất của kiếp này Hay là cứ như vậy mà trông ngóng phía xa Gửi gắm những tư tự mơ hồ này theo đó.

Kinh Phật nói, tình bất vi nhân quả (vì tình duyên không có kết quả), duyên chú định sinh tử (duyên đã định sống chết). Duyên đã tận thì tình cũng hết, có kiếp này nhưng không có kiếp sau, vì vậy các bạn chỉ nói yêu thôi, đừng nói yêu mãi mãi nhé…

Nguồn: Nhật ký của Trọng Duy Lỵ và Wikipedia

(Bài biết chỉ được mình tổng hợp lại và chỉnh sửa chút ít. Nhằm lưu giữ thông tin Nếu mang bài viết đi xin hãy ghi credit hoặc dẫn link)