Cách trồng dưa lưới dưới đất

Dưa lưới là một loại trái cây có vị ngọt, mát, chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe. Vì vậy nên có nhiều người muốn trồng dưa lưới tại nhà để có thể được thưởng thức loại quả ngon lành này mà vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm. Để có thể trồng dưa lưới ra quả to và ngọt thì việc chọn đất trồng là rất quan trọng. Để biết thêm về dưa lưới và đất trồng dưa lưới, mời bạn theo dõi bài viết sau.

Mục lục

  • 1. Đặc tính của dưa lưới
    • 1.1. Đặc điểm hình dạng của dưa lưới
    • 1.2. Khí hậu sinh trưởng phù hợp với dưa lưới
    • 1.3. Thời gian sinh trưởng
    • 1.4. Lợi ích khi ăn dưa lưới
  • 2. Cách chuẩn bị đất trồng dưa lưới
    • 2.1. Đất Tribat
    • 2.2. Giá thể hữu cơ TN1
    • 2.3. Đất sạch Lavamix
  • 3. Cách gieo trồng dưa lưới đúng kỹ thuật

1. Đặc tính của dưa lưới

1.1. Đặc điểm hình dạng của dưa lưới

Dưa dưới có hình oval. Vỏ dưa màu xanh sọc dày màu vàng, khá cứng. Dưa lưới có mùi thơm dịu nhẹ, vị ngọt thanh mát và ăn giòn hơn dưa hấu.

1.2. Khí hậu sinh trưởng phù hợp với dưa lưới

Dưa lưới là loại quả ưa nhiệt, thích hợp trồng vào mùa khô, tiết trời âm áp, có nhiều ánh nắng. Nếu trồng dưa lưới vào mùa mưa hay mùa lạnh thì dưa sẽ dễ bị nhiễm bệnh, quả không to, vị cũng không được ngọt như bình thường.

Cây dưa lưới

1.3. Thời gian sinh trưởng

Thời gian từ khi bắt đầu trồng dưa đến khi ra hoa ra quả là từ 45-55 ngày. Sau khi ra quả được tầm 30-35 ngày thì có thể thu hoạch. Nếu có điều kiện phát triển tốt thì thời gián thu hoạch sẽ được rút ngắn.

1.4. Lợi ích khi ăn dưa lưới

  • Giúp sáng mắt: Trong dưa lưới chứa nhiều vitamin nhóm B giúp mắt tránh khỏi các bệnh như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
  • Phòng ngừa các bệnh ung thư: Trong dưa có chứa các chất oxi hóa, giúp đào thải các độc tố trong cơ thể, tăng hệ miễn dịch, giúp cơ thể bạn chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Hỗ trợ giảm cân: Dưa lưới cũng như các loại hoa quả khác có chứa chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu, không thèm ăn. Hỗ trợ tốt trong quá trình giảm cân của bạn.
  • Tốt cho tim mạch: Ăn dưa lưới và các loại hoa quả giúp máu không bị nhiễm mỡ, lưu thông máu tốt hơn

2. Cách chuẩn bị đất trồng dưa lưới

Khi trồng dưa lưới tại nhà thì bạn cần chuẩn giá thể trồng dưa tơi xốp, có đầy đủ các chất dinh dưỡng, chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của dưa lưới. Để tạo được một loại đất trồng dưa lưới có đầy đủ những yêu cầu đó thì bạn nên trộn đất sạch cùng phân trùn quế và xơ dừa. Một số loại đất sạch rất tốt cho dưa lưới, đó là:

Đất trồng dưa lưới

2.1. Đất Tribat

Đất trồng dưa lưới Tribat là hỗn hợp đất có nguồn gốc hữu cơ, giàu giá trị dinh dưỡng, được bổ sung đầy đủ, cân đối các thành phần khoáng chất, vi lượng và giàu vitamin có lợi cho cây trồng.

Thành phần chính của đất trồng dưa lưới Tribat là mụn xơ dừa trộn cùng đất nuôi trùn đỏ giàu dinh dưỡng. Đất trồng Tribat có độ tơi và giữ nước hoàn hảo giúp cây trồng có điều kiện phát triển tốt nhất.

Đất trồng dưa lưới Tribat có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật có hại cho cây trồng, cải tạo đất bạc màu và hoàn toàn thân thiện với môi trường.

Khi dùng đất Tribat làm đất trồng dưa lưới thì bạn nên sử dụng một lượng vừa đủ và trộn thêm với các loại đất trồng thông thường như đất thịt để tránh trường hợp quá nhiều dinh dưỡng khiến cây khó hấp thụ.

2.2. Giá thể hữu cơ TN1

Giá thể hữu cơ TN1 là loại đất trồng dưa lưới có chứa đất phù sa, mùn dừa, trấu, vôi, phân xanh hữu cơ hoai mục, các thành phần tự nhiên cung cấp khoáng chất đa-trung-vi lượng. Những thành phần này trong giá thể hữu cơ TN1 giúp dưa lưới không bị thiếu bất kì loại dinh dưỡng nào.

Hơn nữa đất trồng dưa lưới TN1 có độ tơi xốp cao, thoát nước tốt để cây không bị úng rễ nhưng cũng giữ ẩm đủ tốt giúp cây hấp thụ đủ nước. Cây dưa lưới của bạn sẽ phát triển tốt và đạt năng suất cao.

Giá thể TN1 cũng được loại bỏ sạch mầm bệnh để không gây hại đến dưa lưới. Giá thể hữu cơ TN1 cũng hoàn toàn an toàn đối với môi trường.

2.3. Đất sạch Lavamix

Đất trồng dưa lưới Lavamix là hỗn hợp đất gồm các chất hữu cơ tự nhiên, các chất trung và vi lượng và rất giàu dinh dưỡng. Đất sạch Lavamix giúp cây dưa lưới của bạn có sức đề kháng cao với các tác nhân gây bệnh và với thời tiết khắc nghiệt.

Bạn có thể dùng đất sạch Lavamix làm đất trồng dưa lưới mà không cần bón thêm bất cứ loại phân nào. Lavamix cũng có thể dùng làm phân hữu cơ hoặc dùng để cải tạo đất bạc màu.

Đất trồng dưa lưới Lavamix còn kích thích rễ của dưa lưới hấp thụ các chất dinh dưỡng để cây phát triển nhanh hơn.

Đất trồng dưa lưới tốt

3. Cách gieo trồng dưa lưới đúng kỹ thuật

Có thể để trồng dưa lưới thì ai cũng trồng được. Nhưng không phải ai cũng biết cách trồng dưa lưới cho quả to và ngọt. Sau đây chúng tôi xin được giới thiệu cho bạn cách trồng dưa lưới mang lại hiệu quả cao nhất.

Trồng dưa lưới quả to

Bước 1: Chuẩn bị hạt giống và ươm hạt giống dưa lưới.

Để đảm bảo phần trăm hạt giống nảy nầm hớn thì bạn phải chọn lựa hạt giống tốt và sạch, có khả năng lên mầm cao, chống chịu được các mầm bệnh.

Để tìm được những loại hạt giống tốt như thế thì bạn nên đến những địa chỉ uy tín hàng đầu như MY GARDEN.

Khi chọn xong hạt giống thì bạn nên sử dụng viên nén xơ dừa có tại MY GARDEN để ươm hạt giống. Bước đầu bạn hãy ngâm viên nén vào nước để viên nén ngậm no nước, sẽ mất tầm 1 phút rưỡi.

Sau đó bạn kéo nhẹ phần vỏ ở trên bên trên và có thể cắt bớt phần bao quanh lỗ tròn nếu vướng rồi đặt hạt giống đã chọn vào lỗ tròn ở giữa viên nén.

Tiếp đến bạn xếp các viên nén đã ươm hạt lại gần nhau và đặt ở nơi có nhiệt độ mát mẻ và khô ráo. bạn để như vậy trong vòng 10-14 ngày để hạt giống nảy nầm đến lá thứ hai.

Trong suốt quá trình đó, bạn không cần tưới thêm bất kì loại phân bón nào vì viên nén xơ dừa của MY GARDEN đã có đầy dủ các chất dinh dưỡng.

Xem thêm : Cách làm đất trồng cây trong chậu đúng chuẩn

Bước 2: Chuẩn bị đất trồng dưa lưới

Đất trồng chính là môt trường sống của các loài cây. Để dưa lưới của bạn có một môi trường sống tốt nhất giúp nó phát triển tốt nhất có thể thì bạn nên làm theo hưỡng dẫn chuẩn bị đất trồng dưa lưới của chúng tôi ở mục trên.

Bước 3: Gieo cây con trồng dưa lưới

Khi hạt nảy mầm ra hai lá thì bắt đầu đem trồng vào đất trồng dưa lưới. Bạn nên trồng cây cách cây 0.5m x 0.5m, hàng cách hàng 1.8m x 2m để dưa lưới có đủ không gian để phát triển tốt.

Bước 4: Chăm sóc dưa lưới

Khi bạn sử dụng đất trồng sạch trộn cùng phân trùn quế hay xơ dừa thì bạn không cần phải bón thêm nhiều phân cho dưa lưới nữa. Vì trong hỗn hợp đất trồng dưa lưới đã có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Khi cây ra hoa , ra quả thì bạn có thể bón thêm các loại phân hữu cơ để quả to và ngọt hơn. Mỗi cây bạn chỉ nên giữ lại một quả để cây nuôi quả tốt nhất.

Bạn cũng phải thường xuyên tưới nước cho dưa lưới. Nếu bạn là một người bận rộn thì bạn có thể thi công hệ thống tưới thông minh để dưa lưới của bạn không bị thiếu nước.

Bước 5: Thu hoạch

Khi dưa hưới chín và có thể thu hoạch thì nó sẽ có màu trắng ngà hoặc màu vàng. Bạn chỉ thu hoạch và đem bảo quản dưa lưới là xong.

Sau khi thu hoạch một mùa dưa lưới, đất trồng dưa lưới đã sử dụng bạn không cần phải thay mới mà chỉ cần xử lý rồi bổ sung thêm đất mới là có thể trồng lại ngay. Nó vẫn đảm bảo có đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho cây.

Trên cây là cách chuẩn bị đất trồng dưa lưới và cách gieo trồng dưa lưới đúng kỹ thuật. Để có thể chuẩn bị đất trồng dưa lưới chất lượng tốt nhất thì bạn nên mua đất sạch tại MY GARDEN. Hãy liên hệ cho chúng tôi ngay:

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:

  • CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

  • CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.




Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bình luận

Tên

Email

Trang web

Video liên quan

Chủ Đề