Cách nấu chuối sáp không bị nứt

Cách luộc chuối sáp ngon cũng cực kỳ công phu từ khâu chọn lựa chuối chất lượng đến khâu thực hiện các bước luộc chuối. Chuối sáp ngon là trái có kích thước trái nhỏ, khoảng dưới 1kg/1 nải sẽ ngon hơn. Bởi trái chuối sáp nhỏ có thịt săn chắc, dẻo ngọt hơn.

Nội dung chính Show

  • 1. Chuối sáp là gì và chuối sáp ăn sống được không?
  • 1.1. Chuối sáp có mấy loại?
  • 1.2. Thời gian luộc chuối sáp xanh chín đúng cách, không nên ăn sống
  • 2. Cách luộc chuối sáp ngon dẻo, không bị thâm đen hay nứt vỏ để giảm cân
  • 2.1. Cách chọn chuối sáp trước khi luộc
  • 2.2. Hướng dẫn cách luộc chuối sáp dẻo ngon bằng nồi đơn giản tại nhà
  • 2.3. Cách luộc chuối sáp xanh chín bằng nồi áp suất
  • 3. Ăn chuối sáp luộc đúng cách có tác dụng gì đối với sức khỏe?
  • 4. Ăn chuối sáp luộc nhiều có tốt không?

Chuối sáp là loại chuối có quả nhỏ và mập, nhìn qua khá giống chuối sứ, chuối tây…. Cây chuối khi trưởng thành cao khoảng 5m và phải 8 tháng sinh trưởng thì chuối sáp mới trổ buồng ra trái. Chuối sáp khi chín có màu vàng, quả mập và nhỏ hơn những loại chuối khác.  Vì chuối có mật ngọt nên hay bị côn trùng bám dày đặc bên ngoài. Bởi thế, vỏ chuối có những đám đen nhưng không hề ảnh hưởng đến chất lượng bên trong của nó.

Cách nấu chuối sáp không bị nứt

Chuối sáp được chia làm 2 loại chính. Ảnh: internet.

1.2. Thời gian luộc chuối sáp xanh chín đúng cách, không nên ăn sống

Chuối sáp khi ăn có vị ngọt thanh và cảm giác giòn sần sật rất kích thích. Bởi vậy, đây là loại quả được nhiều người yêu thích và tìm kiếm. Trái chuối sáp khá đặc biệt so với các loại chuối khác là được dùng để luộc thì ăn mới ngon, vì khi đó mật chuối sẽ được dồn ở giữa ăn vào vị ngọt thanh tự nhiên cảm thấy vô cùng thích thú.

Thời gian luộc chuối cũng phụ thuộc khá nhiều vào độ chín của chuối trước khi đem luộc. Nếu chuối đã chín kỹ thì chỉ cần luộc khoảng 30 phút là đã được. Còn nếu chuối chỉ mới vừa chín ngả vàng thì cần luộc lâu hơn. Món chuối sáp luộc sau khi thành phẩm phải đạt được các yêu cầu sau:

  • Vỏ chuối mềm mỏng, nứt ra để phần thịt vàng óng lộ ra ngoài.
  • Phần mật ngọt tụ lại đều lại theo dọc giữa của quả chuối.
  • Chuối có mùi thơm đặc trưng, hơi giống mùi của mật ong và rượu pha lẫn.
  • Thịt chuối có độ săn chắc và dẻo nhất định, vị ngọt tự nhiên thanh thanh.
  • Mỗi mẻ chuối sáp luộc có thể ăn trong 2 đến 3 ngày.

Cách luộc chuối sáp không nứt

Sau khi luộc một nồi chuối sáp, chị em có thể bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Ảnh: internet.

2. Cách luộc chuối sáp ngon dẻo, không bị thâm đen hay nứt vỏ để giảm cân

2.1. Cách chọn chuối sáp trước khi luộc

Để luộc chuối sáp ngon trước hết cần chọn chuối đã chín già, ngả sang màu vàng, nếu chọn được chuối sáp nghệ sẽ càng ngon, ngọt. Chuối xanh khi luộc sẽ không có được độ ngọt, độ sáp và cũng chưa có được màu vàng hấp dẫn như chuối đã chín vàng, bóp hơi mềm.

2.2. Hướng dẫn cách luộc chuối sáp dẻo ngon bằng nồi đơn giản tại nhà

  • Đem nải chuối cắt ra từng quả. Dùng nước rửa sạch sẽ, kỳ cọ cả các vết bẩn của bùn đất, lá cây, côn trùng cắn.
  • Xếp chuối sáp vào nồi luộc, đổ nước ngập chuối rồi cho lên bếp đun với lửa lớn.
  • Đun trong khoảng 30 – 50 phút, kiểm tra xem chuối đã chín hẳn chưa bằng cách dựa vào mùi thơm của nồi chuối và độ nứt của vỏ chuối.
  • Sau đó dùng đũa lấy một quả ra thử. Nên thử trái chuối nằm ở vị trí trên cùng.

Cách luộc chuối sáp không nứt

Rửa sạch chuối sáp và luộc. Ảnh: internet.
  • Khi ăn thử quả này, thấy mật đã tụ lại ở vị trí giữa quả, chuối có độ dẻo và ngọt thì là chuối đã chín.
  • Tắt bếp rồi vớt chuối đã luộc chín ra rổ cho ráo nước.
  • Sau khi chuối đã được vớt ra rổ, chuẩn bị một chậu nước đá. Cho tất cả chuối đã luộc vào trong chậu rồi đảo qua đảo lại khoảng vài phút.
  • Tiếp đến, vớt chuối đã rổ và có thể thưởng thức ngay.

Cách luộc chuối sáp không nứt

Chuối sáp luộc ngâm qua nước đá sẽ giúp chuối vừa nhanh nguội lại thêm phần săn dẻo. Ảnh: internet.

2.3. Cách luộc chuối sáp xanh chín bằng nồi áp suất

Với nồi áp suất, bạn cũng thực hiện các bước tương tự luộc chuối bằng nồi thường ở trên. Sau khi sơ chế sạch vỏ chuối thì cho vào nồi áp suất, chế nước ngập chuối. Nhưng, với dụng cụ này, thời gian luộc chuối sáp chín nhanh hơn. Theo đó, bạn chỉ mất khoảng 20 phút để nấu chuối sáp bằng nồi áp suất.

3. Ăn chuối sáp luộc đúng cách có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Chuối sáp là loại quả có vị ngọt tự nhiên, lại không sử dụng nhiều hóa chất. Do đó, ăn chuối sáp vừa tốt cho sức khỏe, vừa ngăn ngừa bệnh hiệu quả, như:

  • Làm giảm nguy cơ thiếu máu
  • Tốt cho hệ thần kinh
  • Ngăn ngừa ung thư
  • Điều chỉnh huyết áp
  • Tốt cho hệ tiêu hóa

Theo nghiên cứu khoa học , các thành phần cơ bản của chuối sáp bao gồm:

  • Chất đạm
  • Chất béo
  • Chất xơ
  • Carbonhydrate
  • Các loại vitamin: Vitamin A, Vitamin B6, vitamin C
  • Các loại khoáng chất: kali, magie

Cách luộc chuối sáp không nứt

Ăn chuối sáp luộc rất tốt cho sức khoẻ. Ảnh: internet.

4. Ăn chuối sáp luộc nhiều có tốt không?

Ăn chuối sáp có khá nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nên nhiều người rất ưa chuộng sử dụng loại thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, ăn chuối sáp luộc nhiều có tốt không? Câu trả lời là với bất cứ loại thực phẩm nào nếu dung nạp quá nhiều sẽ dẫn đến dư thừa năng lượng và các dưỡng chất. Ngay cả với chuối sáp cũng vậy. Bên cạnh việc đem lại các lợi ích thì “ăn quá nhiều chuối sáp” có thể gây ra một số những tác dụng phụ như:

  • Gây đau đầu
  • Dư thừa năng lượng
  • Khiến tay chân tê liệt do dư thừa vitamin B6.
  • Ăn nhiều chuối sáp có thể khiến bị táo bón do dư thừa Magie, pectin và chất xơ
  • Mạch đập loạn, buồn ngủ và ảnh hưởng đến hệ thần kinh do dư thừa kali trong máu

Cách luộc chuối sáp không nứt

Ăn chuối sáp có tác dụng giảm cân nhưng không nên ăn nhiều quá mức. Ảnh: internet.

Trong thành phần của chuối sáp có ít béo, ít đường nên bạn có thể học cách luộc chuối sáp tại nhà bổ sung thực đơn giảm cân , ăn thoải mái mà không phải lo lắng đến vấn đề cân nặng. Tuy nhiên, khi ăn chuối sáp các bạn cần chú ý chỉ ăn tối đa 2 quả/ ngày để mang đến hiệu quả hỗ trợ sức khỏe tốt nhất. Nếu ăn quá nhiều sẽ làm cho cơ thể dư thừa dinh dưỡng, dẫn đến những tác hại cho cơ thể và sức khỏe của mình.