Cách làm món gà đốt campuchia

Hồ Ô Thum là một thắng cảnh rất nổi tiếng ở An Giang. Đây là địa điểm thu hút khách du lịch nhờ vào cảnh quan sơn thủy hữu tình, mặt hồ phẳng lặng, xanh biếc tựa lưng vào triền núi, cây cối xung quanh tươi tốt, mát mẻ.

Cách làm món gà đốt campuchia

Hồ Ô Thum nổi tiếng ở An Giang. (Ảnh minh họa)

Du khách đặt chân đến đây không chỉ được trải nghiệm cảnh thiên nhiên tuyệt sắc mà còn có cơ hội thưởng thức gà đốt Ô Thum - một trong những món ăn ngon có tiếng của địa phương. Có nguồn gốc từ Campuchia, món ăn này du nhập vào An Giang và qua nhiều năm trở thành đặc sản có hương vị độc đáo khiến ai ăn vào cũng phải vấn vương.

Cách làm món gà đốt campuchia

Gà đốt Ô Thum nổi tiếng gần xa. (Ảnh: Henry Dương)

Để tạo ra hương vị khác lạ ấy, người dân địa phương đã sáng tạo ra cách chế biến rất đặc biệt không đâu có. Ngoài những nguyên liệu thường dùng để ướp gà nướng như muối, sả, ớt, tỏi,... thì lá chúc đóng vai trò là gia vị không thể thiếu, làm nên mùi thơm và vị ngọt đặc trưng không lẫn vào đâu được của món ăn này.

Cách làm món gà đốt campuchia

Lá chúc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hương vị đặc trưng của món ăn này. (Ảnh minh họa)

Cách làm món gà đốt campuchia

Lá và quả chúc. (Ảnh minh họa)

Gà được chọn để mổ thịt phải là loại gà đồi, nặng chừng 1,3kg - 1,8kg, loại gà này tuy nhỏ nhưng thịt rất chắc và ngọt. Ngay cả khi đông khách, các chủ quán ở Ô Thum cũng không chế biến sẵn mà chỉ sơ chế và tẩm ướp gà với gia vị, sau đó nướng trực tiếp và bán cho thực khách nên miếng gà lúc nào cũng tươi ngon, mềm ngọt chứ không khô vì để ngoài không khí quá lâu.

Cách làm món gà đốt campuchia

Gà đốt thường là những con gà đồi nặng chưa đến 2kg, "nhỏ nhưng có võ". (Ảnh: LT)

Gà đồi được đốt nguyên con trên lửa lớn rồi nhỏ dần cho đến khi thịt chín đều còn da thì giòn giòn. Sau khoảng 40 phút - 1 tiếng từ lúc gọi món, thực khách sẽ được nhận một con gà thơm nức, da vàng ruộm, vị ngọt đậm đà và đặc biệt là mùi thơm đặc trưng không lẫn đi đâu được. Thời gian chờ khá lâu nhưng không khách nào bỏ về vì ai cũng tò mò về hương vị của món ăn này.

Cách làm món gà đốt campuchia

Sau khi đốt xong, gà có màu vàng vô cùng hấp dẫn. (Ảnh minh họa)

Chủ quán phục vụ món ăn này kèm theo một chiếc kéo để thực khách tự xẻ thịt, một đĩa rau gỏi và một chén nước chấm đậm vị. Xé gà đến đâu, khói và mùi thơm tỏa ra đến đấy, kích thích toàn bộ vị giác. Thịt gà vốn đã đậm đà, giờ lại được ăn kèm với rau sống thanh mát và nước mắm ngon lại càng hấp dẫn hơn nữa.

Cách làm món gà đốt campuchia

Món này thường ăn kèm với rau trộn gỏi và nước chấm đậm đà. (Ảnh minh họa)

Cách làm món gà đốt campuchia

Du khách tự xé gà bằng kéo. (Ảnh: L.T)

Thưởng thức một món ăn ngon giữa không gian sông nước, núi non đầy nên thơ quả là một trải nghiệm du lịch không gì sánh được. Đó là lý do vì sao Ô Thum ngày càng đông khách, trở thành địa điểm nổi tiếng của tỉnh An Giang.

Từ nguyên liệu quen thuộc là thịt gà, người dân An Giang đem chế biến cùng loại gia vị đặc biệt chỉ có ở vùng đất nơi đây, tạo nên món đặc sản ngon nức tiếng hút khách thưởng thức.

Nhắc đến An Giang, du khách thường nhớ đến loạt đặc sản như cháo bò Tri Tôn, tung lò mò, bò cạp Bảy Núi,... Tuy nhiên, ở vùng đất thuộc miền Tây Nam Bộ này còn có một món ăn dân dã nhưng ngon nức tiếng, đó chính là gà đốt lá chúc Ô Thum. 

Cách làm món gà đốt campuchia

Gà đốt lá chúc Ô Thum nổi tiếng ở An Giang (Ảnh: Dulichvietnam)

Món gà đốt Ô Thum có nguồn gốc từ Campuchia nhưng đã du nhập vào An Giang từ lâu và dần trở thành đặc sản “thương hiệu” của người dân nơi đây. Dù món ăn này xuất hiện ở nhiều nơi trong tỉnh nhưng ngon và nổi tiếng nhất vẫn là tại Hồ Ô Thum, huyện Tri Tôn.

 

Cách làm món gà đốt campuchia

Gà đốt lá chúc là đặc sản nổi tiếng của tỉnh An Giang, được chế biến từ thịt gà đồi vùng Bảy Núi, kết hợp loại lá gia vị đặc biệt chỉ có ở nơi đây - lá chúc (Ảnh: @candykun107)

Cách làm món gà đốt campuchia

 So với các món ăn làm từ thịt gà khác, món gà đốt lá chúc lại có hương vị và cách chế biến đặc biệt không nơi nào có (Ảnh: Jimmy Trần).

Người dân địa phương thường dùng gà đồi, trọng lượng vừa phải từ 1,3kg đến 1.8kg để chế biến món gà đốt lá chúc. Loại gà này được nuôi thả tự do trong vườn hoặc trên đồi, chạy nhảy thường xuyên nên kích thước tuy nhỏ nhưng thịt rất chắc và ngọt.

Đặc biệt, gà không được làm sẵn, khi có khách đặt món thì đầu bếp mới bắt đầu chế biến, tẩm ướp gia vị vừa ăn. Bởi vậy mà thịt gà luôn tươi ngon, ngọt nước, có mùi thơm hấp dẫn.

 

Cách làm món gà đốt campuchia

Nguyên liệu chế biến gà đốt lá chúc Ô Thum khá đơn giản nhưng đòi hỏi quá trình chọn lựa kỹ càng để đảm bảo món ăn có hương vị thơm ngon, đặc trưng nhất (Ảnh: Nguyễn Linh)

Với món gà đốt lá chúc, ngoài các gia vị thông thường như muối, sả, ớt, tỏi thì còn có một loại gia vị đặc biệt không thể thiếu chính là lá chúc. Đây là yếu tố quan trọng quyết định mùi vị thơm ngon của món ăn.

Được biết, cây chúc là một giống cây của vùng đất Bảy Núi, tỉnh An Giang. Quả chúc khá giống quả chanh nhưng có vỏ sần sùi, vị chua hơn và rất thơm. Không chỉ quả mà lá chúc cũng được người bản địa sử dụng như một thứ gia vị đặc biệt để chế biến nên các món ngon trứ danh chỉ có ở nơi đây.

Cách làm món gà đốt campuchia

Vị ngon của món gà đốt lá chúc Ô Thum không chỉ phụ thuộc ở nguyên liệu mà còn nằm ở bí quyết chế biến riêng của người dân nơi đây (Ảnh: @tramanh2406)

Cách làm món gà đốt campuchia

Thịt gà đồi săn chắc, được ướp với lá chúc và những gia vị đặc biệt của vùng Bảy Núi tạo nên hương vị đặc biệt, không thể hòa lẫn với bất kỳ món gà nào (Ảnh: @carmennguyen.ngoc).

Thịt gà sau khi sơ chế sạch đem tẩm ướp với lá chúc và các nguyên liệu khác. Trong lúc chờ gà ngấm đều gia vị, người dân sẽ chuẩn bị bếp đốt và nồi đất. Nồi được lót một lớp lá sả, lá chúc và muối ở dưới đáy, sau đó đặt gà đã quét chút dầu ở mặt da lên trên.

Món ăn có ngon và chuẩn vị hay không phụ thuộc cả vào quá trình nướng. Đầu bếp phải khéo léo canh lửa, giữ lửa thật to lúc đầu rồi giảm từ từ cho lửa nhỏ dần để đảm bảo thịt gà chín đều. Nướng gà khoảng 40 phút, thấy dậy mùi thơm nức mũi là có thể thưởng thức.

Gà đốt lá chúc được bày lên mâm với lớp da vàng giòn, vị đậm đà và dậy mùi thơm đặc trưng của lá chúc. Món ăn này có thời gian chế biến khá lâu, tuy nhiên hương vị thơm ngon đủ bù đắp lại công chờ đợi của thực khách một cách xứng đáng. Gà đốt có màu vàng ruộm đẹp mắt, ăn kèm rau sống, dưa leo và chấm với muối tiêu chanh hoặc lá chúc.

Thịt gà nướng vừa lửa nên có độ mềm, thịt săn và không khô. Thực khách ăn đến đâu xé gà đến đấy hoặc dùng kéo chứ không chặt, tránh làm giảm chất lượng của món ăn. Gà đốt lá chúc có thể ăn kèm với cơm trắng, cơm rang hoặc xôi đều ngon.

 

Cách làm món gà đốt campuchia

Mỗi suất gà dành cho hai người có giá khoảng 300.000 đồng, không bao gồm đồ ăn kèm (Ảnh: Lang Thang An Giang)

 

Cách làm món gà đốt campuchia

Gà đốt lá chúc Ô Thum dù chỉ có ở vùng xa xôi nhất của tỉnh An Giang nhưng vẫn “hút” khách bởi hương vị thơm ngon hấp dẫn (Ảnh: @tonybb3012)


Anh T.Đ - chủ một nhà hàng chuyên phục vụ đặc sản An Giang ở huyện Tri Tôn cho biết, gà đốt lá chúc muốn ngon thì nên chọn gà thả vườn có trọng lượng khoảng 1.5kg. Gà trước khi đốt phải quét một lớp dầu hoặc mật lên phần da để món ăn có màu đẹp mắt và mùi thơm hấp dẫn.

“Trước mùa dịch, du khách về đây thưởng thức đặc sản gà đốt lá chúc Ô Thum rất đông. Có ngày cao điểm, nhà hàng phục vụ hơn 200 con, cả ăn tại chỗ lẫn mang về. Món ăn này chế biến kỳ công nhưng giá thành bình dân, tùy trọng lượng gà, khoảng từ 280.000 - 330.000 đồng/con, đủ cho 2-3 người thưởng thức. Từ khi dịch bùng phát phức tạp, nhà hàng không bán tại chỗ mà chỉ nhận giao tận nơi hoặc phục vụ khách mua mang về”, anh Đ. nói.

Nhiều lần về Hồ Ô Thum để thưởng thức gà đốt lá chúc, chị Thanh Hương (ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) rất yêu thích hương vị món ăn nổi tiếng của quê hương. “Gà đốt lá chúc giờ được bán nhiều nơi nhưng chỉ ăn ở Ô Thum mới cảm nhận được hương vị thơm ngon trọn vẹn nhất. Món ăn dân dã, thưởng thức giữa khung cảnh núi non xanh bạt ngàn và không khí trong lành thì không gì tuyệt vời bằng”, chị Hương bày tỏ.

Gà đốt lá chúc Ô Thum hiện được bán ở nhiều tỉnh, thành phố lân cận An Giang và cả TP. HCM. Tuy nhiên, chỉ gà đốt ở vùng Ô Thum mới ngon và chuẩn vị. Một số nhà hàng tại đây còn chế biến sẵn gà đốt lá chúc và đóng gói, hút chân không để vận chuyển tới nhiều nơi, phục vụ nhu cầu thưởng thức đa dạng của thực khách thập phương.

Phan Đậu