Cách dạy bé gái 6 tuổi

Tính hiếu động là đặc điểm nổi bật trong tâm lý học trẻ em 6 tuổi, cái gì bé cũng muốn tìm hiểu, muốn khám phá, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết mức năng lượng của đứa trẻ 6 tuổi lớn đến nhường nào

Như đã đề cập ở trên, trẻ lên 6 có tính tò mò rất mạnh, điều này dẫn đến việc trẻ trở nên hiếu động không thôi. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần khéo léo gợi mở cũng như kiềm chế từ từ. Hướng trẻ chuyển từ hiếu kỳ, tò mò mọi thứ sang trạng thái ham hiểu biết, hứng thú khám phá những điều có ích, tính kỷ luật, nề nếp, chấp hành nội quy học đường.

Đặc biệt, ở môi trường được học nhiều mới lạ, đôi khi trẻ bối rối trong việc thích nghi nên có thể trở nên thụ động, rụt rè. Cha mẹ cần lưu ý đến trạng thái tâm lý của con, tâm sự và chia sẻ với trẻ nhiều hơn, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức.

Quan trọng nhất, tìm hiểu ngọn ngành lý do tại sao trẻ lại trở nên thụ động như vậy. Các bậc phụ huynh nên cổ vũ, kiên trì giảng giải, không nên chỉ ừ hữ để cho qua chuyện.

Vâng lời và thách thức

Do phải đối mặt với nhiều điều mới mẻ nên khi lên 6, tâm lý trẻ có sự thay đổi khá thất thường. Đôi lúc chúng vô cùng đáng yêu và nghe lời người lớn răm rắp, đôi lúc chúng lại bướng bỉnh chỉ làm theo ý mình với thái độ gây hấn và thách thức.

Cảm xúc không ổn định ở trẻ lên 6 đôi khi gây khó chịu cho người lớn. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn trưởng thành cần phải có để trẻ nhận biết đúng-sai và điều chỉnh thái độ của mình cho phù hợp dưới sự hỗ trợ và chỉ bảo của người lớn.

Hãy nhớ, trẻ ở độ tuổi này đã sở hữu cái tôi khá lớn và biết dùng sự chống đối để đòi hỏi quyền lợi cho mình. Vì vậy, người lớn cần phải khéo léo, linh hoạt giữa mềm mỏng và nghiêm khắc để “uốn nắn” trẻ làm theo yêu cầu của mình.

Vị tha và ích kỷ

Trẻ 6 tuổi thiếu kỹ năng kiềm chế cảm xúc, trẻ dễ xúc động và xuất hiện tình trạng chống đối người lớn. Tuy nhiên, chỉ cần dùng tình thương và sự kiên nhẫn, người lớn sẽ dễ dàng “hóa giải” trạng thái tiêu cực này

Mỗi một đứa trẻ đều như tờ giấy trắng, rất trong sáng và hồn nhiên. Tuy vậy, trong quá trình phát triển, về mặt tâm lý sẽ dần hình thành nên trạng thái xung đột hai chiều. Điều này được minh chứng ở một số hành vi, ví dụ như có lúc trẻ sẽ có lòng vị tha, trắc ẩn nhưng cũng có lúc trẻ trở nên ích kỷ, chỉ biết đến lợi ích của mình.

583 lượt xem

Viết bởi: nguyenvu

Ngày: 30/04/2020

6 tuổi là cột mốc vàng trong hành trình lớn khôn của trẻ. Vậy nên bố mẹ hãy dành thật nhiều thời gian để quan tâm và dạy dỗ trẻ để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Nếu bạn đang phân vân, không biết nên dạy trẻ 6 tuổi những gì thì bạn nên tham khảo bài viết của chúng tôi dưới đây.

Bố mẹ nên dạy trẻ 6 tuổi những gì?

Nên dạy trẻ 6 tuổi những gì?

Những đứa trẻ 6 tuổi luôn khiến người lớn phải kinh ngạc với khả năng của chúng. Bởi lẽ ở độ tuổi này, trẻ thường rất thích đảm nhận các vai trò mới và sử dụng các kỹ năng lý luận của chúng để giải quyết vấn đề. Vì vậy mà các ông bố, bà mẹ luôn phải đau đầu nghĩ nên dạy trẻ 6 tuổi những gì để giúp chúng phát triển một cách toàn diện nhất.

Dạy trẻ 6 tuổi cách tập trung khi học tập

Một đứa trẻ 6 tuổi thường sẽ nói được những câu đơn giản, có thể làm theo hiệu lệnh của người lớn và có thể hiểu rõ ý nghĩa của các câu nói thông thường. Nhận thức của trẻ ở độ tuổi này đã có sự thay đổi rõ rệt, do đó bố mẹ nên dạy con đọc những cuốn sách phù hợp và dạy con cách tập trung học tập.

Vì trẻ 6 tuổi rất hay nghịch, ngồi vào bàn một lúc là có thể mất tập trung ngay, thế nên bố mẹ hãy học cùng con và đặt mục tiêu giúp con có thêm hứng thú khi học tập. Chẳng hạn như cùng con học đếm số, học xem giờ,… trong vòng 15 phút một.

Kể cả khi trẻ không hoàn thành được mục tiêu thì bạn cũng không nên tức giận với trẻ vì như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy căng thẳng và áp lực. Thay vì cáu gắt với trẻ, bạn nên kiên nhẫn và dạy trẻ từ từ, cho trẻ vừa học, vừa chơi để hình thành thói quen mới.

Bố mẹ nên dạy trẻ cách tập trung khi học bài

Dạy trẻ 6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản để tránh xa nguy hiểm

Khi trẻ 6 tuổi vẫn đang học về âm thanh, khoảng cách và tốc độ. Vì vậy, bạn phải dạy trẻ những kỹ năng sống cơ bản để trẻ biết đường xá, xe cộ nguy hiểm như thế nào. Bạn cũng nên dạy trẻ cách tránh xa người lạ và cách đối phó những tình huống nguy hiểm khác mà trẻ có thể gặp trong đời sống hàng ngày.

Bởi nhận thức của trẻ về các vấn đề xã hội vẫn còn non nớt, nên bố mẹ phải dạy trẻ những kỹ năng sống cơ bản. Nó sẽ giúp trẻ bảo vệ được bản thân mình khi không có bố mẹ hay người thân ở bên cạnh.

Dạy trẻ 6 tuổi cách hợp tác, chia sẻ với mọi người xung quanh

Đến 6 tuổi, trẻ sẽ trở nên độc lập hơn và trẻ sẽ muốn thể hiện rằng mình đã lớn khôn. Vậy bố mẹ nên dạy trẻ 6 tuổi những gì? Ở thời điểm này, bố mẹ nên dạy con cách hợp tác và sẻ chia. Hãy dạy trẻ cách làm bạn với mọi người xung quanh, dạy trẻ cách chia sẻ đồ chơi với bạn bè và dạy trẻ một môn thể thao nào đó. Bởi khi trẻ chơi thể thao, trẻ sẽ phát triển được thêm nhiều kỹ năng mới và hiểu hơn về tinh thần đồng đội.

Bố mẹ hãy dạy trẻ cách chia sẻ đồ chơi với mọi người xung quanh

Dạy trẻ phải trung thực

Với kỹ năng ngôn ngữ đang ngày càng phát triển, trẻ sẽ ngày càng giỏi hơn trong việc mô tả những gì đã xảy ra, những gì trẻ cảm nhận được và những gì trẻ đang nghĩ. Do đó, ở độ tuổi này, một vài trẻ sẽ bắt đầu có hành vi nói dối, gian lận và ăn cắp. Vì vậy, bố mẹ phải sửa thói quen xấu này của trẻ ngay. Hãy dạy con phải trung thực và chấp nhận những gì đã xảy ra.

Ngoài ra, bố mẹ còn có thể dạy trẻ rất nhiều điều thú vị khác, như khuyến khích trẻ vui chơi và phát triển năng khiếu cá nhân. Tốt nhất, bố mẹ nên dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ để hiểu rõ tâm tư, tình cảm của trẻ. Hơn nữa, bố mẹ cũng nên dạy trẻ học bơi và học võ để tự bảo vệ bản thân.

← Bài Trước Nên mua đồng hồ Casio chính hãng loại nào tốt nhất 2020 Bài Sau → Cần dạy trẻ 8 tuổi những gì để trẻ phát triển hoàn hảo?

YÊU CẦU TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI

BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN HÌNH NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI

Đánh Giá Và Nhận Xét Sản Phẩm

Video liên quan

Chủ Đề