Bức thư phạm văn đồng với ở sông đà năm 2024

31 năm đã trôi qua kể từ ngày công bố và tiến hành cất giữ lá thư gửi hậu thế tại công trình thủy điện Hòa Bình trên sông Đà. Cho đến nay, bức thư cũng như một số chi tiết về công trình này vẫn còn nhiều bí ẩn.

Câu chuyện của ông Đỗ Xuân Duy, nguyên Trưởng ban phiên dịch cho chuyên gia cơ giới kiêm thư ký của ông Phan Ngọc Tường [Thứ trưởng Bộ Xây dựng trực tiếp làm Tổng Giám đốc Tổng Công ty xây dựng thủy điện Hòa Bình đứng ra tổ chức kêu gọi các nhân sĩ trí thức, nhà văn, nhà báo, những người tâm huyết với công trình thủy điện Hòa Bình viết những bức thư dự thảo gửi thế hệ mai sau [cả bằng tiếng Việt và tiếng Nga] để biên tập thành "Thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau".

“Bức thư thế kỷ” đang được lưu giữ trang trọng trong quần thể công trình Thủy điện Høa Bình.

![“Bức thư thế kỷ” đang được lưu giữ trang trọng trong quần thể công trình Thủy điện Høa Bình. ][////i0.wp.com/ims.baohoabinh.com.vn/NewsImg/2_2015/90087_DSC_0335.JPG]

[HBĐT] - “Nơi đây lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư này sẽ được mở vào ngày 1/1/2100”. Dòng chữ được khắc trang trọng bằng cả tiếng Việt và tiếng Nga, thu hút sự chú ý đặc biệt của du khách mỗi khi đặt chân đến nơi lưu giữ “bức thư thế kỷ”.

Chị Nguyễn Thị Thanh Tú [tổ 1, phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình] thường đưa bạn bè và người thân đến thăm quan quần thể công trình Thủy điện Hòa Bình. Vốn là công nhân của Tổng Công ty xây dựng Sông Đà, chị rất trân trọng những giá trị tốt đẹp mà các thế hệ công nhân sông Đà đã tạo dựng được thông qua việc xây dựng thành công nhiều công trình trọng điểm quốc gia. Bố và mẹ của chị Tú đều là công nhân sông Đà. Hai bác từng cống hiến những năm tháng sung sức nhất của cuộc đời để tham gia xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình - công trình thế kỷ đã đi vào lịch sử ngành xây dựng Việt Nam như một mốc son sáng chói. Còn chị, qua những câu chuyện bố mẹ kể, chị càng thêm khâm phục nghị lực của thế hệ công nhân sông Đà đã vượt qua biết bao gian khó để làm nên một công trình mang tầm vóc thế kỷ như công trình Thủy điện Hòa Bình.

Khối bê tông thứ nhất lưu giữ Bức thư thế kỷ đã được gửi xuống lòng sông Đà cùng với hàng nghìn khối bê tông khác vào ngày ngăn sông Đà đợt 1, ngày 12/1/1983.

Để xây dựng thành công một nhà máy thủy điện tầm cỡ lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ, trong suốt 15 năm liên tục [1979 - 1994], hàng chục vạn con người đã ngày đêm lao động quên mình, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, cùng hướng tới một mục đích duy nhất là ngăn sông Đà xây nhà máy thủy điện. Đây là nhà máy thủy điện có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp và giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhà máy được xác định là công trình trọng điểm quốc gia, có nhiệm vụ cung cấp điện năng 8, 14 tỉ KW/năm, chống lũ cho đồng bằng hạ lưu sông Hồng với dung tích điều tiết của hồ chứa 5, 6 tỉ m3 nước, nâng cao mực nước mùa cạn cho hạ lưu sông Đà với sông Hồng và mang lại cho đất nước nhiều lợi ích to lớn khác. Từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình vĩ đại này, công trường luôn là một guồng máy khổng lồ với sự tham gia của hàng ngàn kỹ sư trẻ, hàng vạn thợ lành nghề, lái xe, phiên dịch, lao động thủ công, chuyên gia đến từ các nước thuộc Liên bang Xô Viết... Một khối lượng công việc đồ sộ đã được hàng chục vạn người “lính” công trường nơi đây hoàn thành xuất sắc sau hơn 4.400 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, quên ăn, quên ngủ: Xây dựng hàng trăm ngàn m2 nhà xưởng; đào hàng chục triệu m3 đất, đá; đào 16.000 m hầm; đắp đập 20 triệu m3; bê tông 1, 5 triệu m3; kết cấu thép 85.000 tấn Từng hạng mục công trình đã được hoàn thành với tiến độ đáng kinh ngạc, thể hiện một cách thuyết phục tinh thần “dời non, lấp biển” của một thế hệ lao động anh hùng.

“Đó là những con người có nghị lực thép” - chị Nguyễn Thị Thanh Tú xúc động bày tỏ - “Càng khâm phục họ, tôi càng mong muốn được biết nội dung của bức thư này. Đây là “bức thư thế kỷ” của một thế hệ anh hùng, là kỷ vật thiêng liêng gửi lại cho hậu thế. Chính vì vậy mà nó được đón nhận và giữ gìn một cách đầy tự hào và trân trọng”.

Bức thư được xem là kỷ vật thiêng liêng của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư được chép thành hai bản, mỗi bản để trong một ống đồng được hút chân không, mỗi ống để trong một hộp mika, mỗi hộp lại được để trong một khối bê tông nặng 12 tấn. Khối thứ nhất đã gửi xuống lòng sông Đà cùng với hàng nghìn khối bê tông khác vào ngày ngăn sông Đà đợt 1 [12/1/1983] như để khẳng định hùng hồn cho một quyết tâm thép: Bàn tay và khối óc kỳ diệu của con người nhất định sẽ biến sông đen trở thành “dòng sông ánh sáng”. Cùng ngày hôm đó, khối bê tông thứ hai có hình dáng như khối kim tự tháp được đặt trên cao trình 86 m, bên bờ trái sông Đà. Người được ủy quyền đặt bức thư vào khối bê tông là đồng chí Vũ Mão - Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và nữ anh hùng vũ trụ Liên Xô Valentina Grếch -cô-va.

Được biết, vào ngày 1/1/2100, tức là vào thời khắc quan trọng cả thế giới cùng bước sang thế kỷ XXII, “bức thư thế kỷ” sẽ được trịnh trọng công bố. Đó sẽ là thời khắc vô cùng thiêng liêng để chúng ta tưởng nhớ công lao to lớn của một thế hệ anh hùng đã gắn tên tuổi của mình với sự trường tồn của một công trình thế kỷ: Công trình Thủy điện Hòa Bình.

Thu Trang

Huyện Lạc Thủy: Ước vọng đầu Xuân mới

Mùa Xuân đến mang theo hơi ấm của đất trời, đem đến sức sống mới cho vạn vật. Đó cũng là thời điểm cảm xúc của mỗi người lại trào dâng với niềm tự hào, tin tưởng, đoàn kết một lòng đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Xuân mới, niềm tin khát vọng mới, bao dự định được gửi gắm, thôi thúc mỗi chúng ta cố gắng phấn đấu vươn lên, xây dựng quê hương Lạc Thủy giàu đẹp.

Người góp phần nâng tầm sản phẩm mang giá trị văn hoá Hoà Bình

Quá trình công tác nhiều năm trong cơ quan nhà nước của tỉnh, chị Hoàng Việt Hà [TP Hoà Bình] có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu về lĩnh vực văn hoá, từ đó nuôi dưỡng tình yêu ngày càng lớn đối với văn hoá bản địa. Đây được xem là cơ duyên để năm 2022, sau dự định ấp ủ, chị đứng ra mở cửa hàng quà tặng với tên gọi Hoa Đất Mường.

Sông Đà mùa ngọc bích

Người ta gọi sông Đà là dòng sông mẹ của các dân tộc vùng Tây Bắc. Có một điều đặc biệt mà không nhiều người biết đó là mỗi khi tiết trời độ cuối Thu, không còn con nước lũ tiểu mãn từ thượng nguồn đổ về, con sông Đà hùng vĩ dần chuyển từ cái "lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa” sang màu xanh của ngọc bích. Khi ấy, sông Đà mới bước vào mùa đẹp nhất: mùa ngọc bích.

Tết cổ truyền trong lòng du học sinh

Đối với những du học sinh dù học tập tại đất nước nào thì mỗi khi đến Tết cổ truyền của dân tộc đều hướng về quê hương, mong trở về nhà đoàn tụ cùng gia đình.

-NG.jpg]

Tết đến , Xuân về trên nhà giàn DK1

Sau 9 ngày vượt sóng to, gió lớn với hàng trăm hải lý ngoài trùng khơi, sự cố gắng, mong chờ của đoàn công tác đã được thỏa nguyện: Lên nhà giàn DK1/10 [Vùng 2 Hải quân] ở bãi cạn Cà Mau. Quên hết những mệt mỏi, say sóng cùng một số tiếc nuối của các cuộc "đổ bộ” bất thành nhiều lần trước, chúng tôi đã có được hạnh phúc với những cuộc gặp gỡ bất ngờ: gặp gỡ mùa Xuân trên nhà giàn DK1…

Lặng thầm những dấu chân trên đá

Vốn là người có thâm niên công tác trên vùng đất Mai Châu. Anh đã cùng đồng đội đến những nơi mà không mấy người đến. Ở đâu cũng vậy, anh được coi như người thân ruột thịt. Kể cả khi được điều động về làm Trưởng Công an xã ở nơi "vùng đất khó" Hang Kia [Mai Châu], Trung tá Triệu Văn Thắng vẫn là một "người con của bản Mông”...

Chủ Đề