Bị zona ở môi bao lâu thì khỏi

Bệnh zona ở môi là một bệnh lý thường xảy ra ở những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh thủy đậu. Nguyên nhân gây bệnh là do vi rút Varicella Zoster trú ẩn trong tế bào thần kinh tái hoạt động sau một khoảng thời gian dài. Bệnh ngoài xuất hiện ở môi còn còn có thể lây sang nhiều bộ phận khác và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần thăm khám và chữa trị sớm.

Bệnh zona ở môi là hiện tượng vi rút gây bệnh tấn công ở vùng môi

Bệnh zona ở môi cũng giống như bệnh zona thần kinh đều là do vi rút gây bệnh thủy đậu tấn công vào vùng môi gây xuất hiện những nốt mụn nước khó chịu. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt và đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh zona ở môi như:

  • Tâm lý: Stress, căng thẳng kéo dài
  • Thay đổi khí hậu hoặc thường xuyên tiếp xúc với nắng
  • Thường xuyên mắc các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm hoặc nóng sốt
  • Chức năng hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm

Bệnh zona ở môi là một trong những dạng bùng phát của vi rút xung quanh miệng hoặc trên môi gây đau nhức. Bệnh rất dễ tái phát và lan rộng nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Và khi mắc bệnh, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Cơ thể cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi, cảm sốt và nhức đầu: Đây là triệu chứng nhận biết ban đầu của bệnh zona ở môi. Các biểu hiện này thường rất giống với cảm mạo thông thường. Vì vậy, người bệnh cần phân biệt đúng, tránh gây nhầm lẫn dẫn đến điều trị sai.
  • Ngứa, sưng và đỏ da ở môi, quanh miệng: Triệu chứng này thường xuất hiện sau 2 – 3 ngày kể từ khi bệnh bùng phát và có dấu hiệu gia tăng về sau. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết thông qua biểu hiện tê ngứa, sưng đau ở quanh miệng và môi.
  • Xuất hiện mụn nước nhỏ li ti ở môi và quanh miệng: Sau cảm giác tê ngứa, quanh miệng và viền môi xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti. Đôi khi chúng còn mọc ở cằm, má và mũi. Những nốt mụn nước này theo thời gian sẽ sưng to và chứa dịch nước bên trong. Và sau khoảng 3 – 4 ngày chúng khô lại, ngả vàng và đóng vảy. Nếu người bệnh gãi ngứa hay dùng vật châm chích có thể khiến mụn nước vỡ ra, dịch nước sẽ chảy và lan sang vùng da khác hoặc lây sang người khác, gây viêm nhiễm.
Bệnh zona ở môi gây tê ngứa ở viền môi

Theo các chuyên gia, bệnh zona ở môi thường tự khỏi sau thời gian khởi phát 7 – 10 ngày. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng trong một số trường hợp nghiêm trọng, bênh có thể gây các biến chứng nguy hại như để lại sẹo trên môi làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Ngoài ra, bệnh có thể làm giảm thị lực và gây ảnh hưởng đến vùng thần kinh dưới da. Vì vậy, khi thấy triệu chứng bệnh zona ở môi, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra.

Sau khi mắc bệnh zona ở môi, người bệnh cần thăm khám và làm theo hướng dẫn của chuyên viên chăm sóc. Tuy nhiên, cách điều trị bệnh zona ở môi an toàn và hiệu quả hiện nay là sử dụng thuốc bôi.

Hầu hết các loại thuốc bôi ngoài môi đều có tác dụng hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát, đồng thời tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Dựa vào cơ địa và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sử dụng phù hợp với từng đối tượng bệnh. Dưới đây là các loại thuốc bôi điều trị bệnh zona ở môi được bác sĩ kê toa như:

Mật ong và vaseline có tính kháng khuẩn và chống viêm, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa zona ở môi phát triển, lan rộng. Bên cạnh đó, sự kết hợp của hai hoạt chất này còn giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết, cung cấp độ ẩm làm mềm môi và giúp da tái tạo nhanh chóng. Chưa kể đến, thường xuyên sử dụng mật ong và vaseline giúp làm lành và xóa sẹo thâm.

Vì vậy, để cải thiện triệu chứng của bệnh zona ở môi, bệnh nhân nên bôi mật ong và vaselin 2 – 3 lần mỗi ngày. Tốt nhất nên bôi vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để các tinh chất trong mật ong có thể thẩm thấu sâu vào bên trong da giúp phát huy tác dụng điều trị.

Thường xuyên bôi mật ong lên vùng da bị nhiễm vi rút gây bệnh sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh zona ở môi

Là một trong những loại kem điều trị bệnh zona ở môi thuộc nhóm giảm đau. Được chiết xuất từ ớt và các loại thảo dược tự nhiên khác với nồng độ phù hợp từ 0,025 – 0,075%, loại kem này có tác dụng giảm nhanh triệu chứng đau rát trên môi do bệnh gây ra.

Đồng thời giúp tiêu diệt vi rút gây bệnh phát triển trên diện rộng và hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng kem capsaicin điều trị bệnh zona ở môi, người bệnh nên hết sức lưu ý, không nên bôi kem lên vùng da bị lở loét, tránh gây viêm nhiễm.

Ngoài các cách điều trị này, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp sau đây để làm giảm triệu chứng sưng đau, nóng rát ở môi. 

  • Chườm đá: Người bệnh sử dụng 1 viên đá nhỏ ấn lên vùng da bị bệnh để làm dịu vết thương tổn trên môi. Bệnh nhân chỉ cần thực hiện biện pháp này 1 tiếng 1 lần và làm trong 3 tiếng, nước đá lạnh sẽ giúp giảm đau nhức. Tuy nhiên, trong trường hợp mụn nước bị vỡ, người bệnh tuyệt đối không nên áp dụng cách làm này, tránh tình trạng lây nhiễm vi rút gây bệnh zona ở môi sang vùng da khác hoặc sang người khác.
  • Dùng sữa tươi hoặc sữa chua: Trong sữa có chứa các glubolin miễn dịch, đây đều là các kháng thể có tác dụng chống lại vi rút gây bệnh zona ở môi. Đồng thời, các lợi khuẩn có mặt trong sữa chua cũng góp phần tăng sức đề kháng và làm giảm khả năng nhiễm bệnh. Vì vậy, bệnh nhân chỉ cần sử dụng một miếng bông gòn thấm vào sữa chua hoặc sữa tươi thoa đều lên vùng môi bị bệnh zona. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả chữa trị tốt nhất. Lưu ý nên sử dụng sữa tươi hoặc sữa chua lạnh mới có tác dụng điều trị bệnh.
  • Dùng tinh dầu: Một số loại tinh dầu như tinh dầu tỏi, tinh dầu bạc hà hay trà xanh,… đều có tính kháng viêm và kháng khuẩn, rất hữu ích trong việc điều trị bệnh zona ở môi. Người bệnh dùng tăm bông chấm 1 giọt tinh dầu và thoa lên da môi bị bệnh. Sau đó để quan đêm và rửa lại bằng nước sạch. Mỗi ngày nên bôi 2 lần để tinh dầu phát huy tác dụng điều trị tốt.

Bệnh zona thần kinh nói chung hay zona ở môi nói riêng là căn bệnh lây nhiễm nên rất dễ lây lan từ vùng này sang vùng khác, từ người này sang người khác. Vì vậy, để phòng tránh bệnh, ngoài tiêm phòng vắc – xin, bệnh nhân nên thực hiện các gợi ý sau đây:

  • Tránh tiếp xúc với người bị bệnh, không nên ôm hôn hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, bàn chải đáng răng, bát ăn cơm,…
  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc mầm bệnh
  • Khi đang bị bệnh zona môi không nên dùng tay chạm vào các bộ phận khác trên cơ thể, nhất là mắt và bộ phận sinh dục
  • Có chế độ tập luyện và ăn uống khoa học giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Bệnh zona ở môi tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ. Vì vậy, khi thấy triệu chứng bệnh xuất hiện, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra và bác sĩ sẽ giúp kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua sử dụng, tránh trường hợp dùng sai cách hoặc quá liều gây tác dụng phụ đối với sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Zona thần kinh là bệnh lý về da liễu với những nốt mụn nước gây cảm giác khó chịu và tự ti cho người bệnh. Bệnh có tự hết không hay bị zona bao lâu thì khỏi là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh. Tìm câu trả lời cho thắc mắc thường gặp này trong bài viết dưới đây.

Zona thần kinh là bệnh xảy ra khi virus varicella zoster [virus gây bệnh thủy đậu] tái hoạt động trở lại. Nghĩa là những người từng bị thủy đậu có nguy cơ mắc bệnh zona cao.

Bởi lẽ, dù bệnh thủy đậu được chữa khỏi, nhưng virus varicella zoster vẫn không bị triệt tiêu hoàn toàn. Virus này sẽ trú ngụ trong các hạch và dây thần kinh cảm giác. Đến khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ tái xuất và gây bệnh zona thần kinh.

Triệu chứng thường thấy của bệnh zona

Bị zona thần kinh bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào thể trạng và chế độ chăm sóc của người bệnh. Đối với một người có sức đề kháng và chế độ chăm sóc vệ sinh tốt, bệnh có thể khỏi trong khoảng từ 3 – 5 tuần.

Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài tới vài tháng nếu như người bệnh có sức đề kháng kém [ví dụ như người cao tuổi]. Hoặc với những người có chế độ chăm sóc và vệ sinh kém dẫn tới hiện tượng bội nhiễm.

Tình trạng bội nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng gây đau đớn. Đặc biệt là đối với zona ở vùng mắt.

Bị zona ở mắt bao lâu thì khỏi?

Mắt là một khu vực nhạy cảm. Nếu không điều trị đúng cách sẽ gây ra các biến chứng làm giảm khả năng thị lực.

Nếu điều trị kịp thời, thời gian khỏi bệnh sẽ rơi vào khoảng 3 – 5 tuần giống các khu vực khác trên da.

Khi virus gặp điều kiện thuận lợi, nó sẽ tái hoạt động và ủ bệnh trong 2 – 3 ngày. Sau đó, người bệnh sẽ mắc các triệu chứng như sốt, đau đầu. Trong 1 – 2 ngày tiếp theo, trên da sẽ xuất hiện một hoặc một vài đám mụn nước li ti.

Ban đầu sẽ gây đỏ ửng bề mặt da, những nốt mụn dày, khó bị vỡ. Sau 2 – 4 tuần tồn tại, chúng bắt đầu mỏng hơn và bắt đầu vỡ ra, gây chảy dịch trên da. Sau khi vỡ hết dịch thì bắt đầu khô lại và xuất hiện vảy.

Khoảng thời gian mụn nước vỡ ra, nếu người bệnh vệ sinh cẩn thận, sạch sẽ thì lớp vảy sẽ bong ra từ từ và khỏi bệnh.

Nếu chăm sóc không tốt, vệ sinh không kỹ, vùng da bị bệnh sẽ bị bội nhiễm, lây lan ra vùng da xung quanh. Bệnh sẽ lâu khỏi hơn và có nguy cơ bị biến chứng.

Zona thần kinh là bệnh có thể tự khỏi nếu như người bệnh có sức khỏe tốt và biết cách chăm sóc khi mắc bệnh. Để bệnh nhanh khỏi, người bệnh nên thực hiện các cách sau:

  • Khi xuất hiện các triệu chứng của zona thần kinh, nên tới đi khám để được tư vấn và có phương pháp điều trị thích hợp.
  • Sử dụng thuốc bôi như thuốc bôi mỡ Acyclovir, thuốc bôi dạng kem kem capsaicin, kem Emla…
Thuốc bôi sẽ giúp hỗ trợ cho việc điều trị nhanh khỏi bệnh zona thần kinh
  • Dùng thuốc kháng sinh như Valacyclovir, Famciclovir, Acyclovir… hay thuốc kháng viêm như Corticosteroid, thuốc an thần… Bạn cần phải sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt cẩn thận với vùng da bị zona thần kinh.
  • Áp dụng chế độ ăn khoa học, tăng cường vitamin C để chống viêm nhiễm. Hãy tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng cho hệ miễn dịch.

Hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bị zona bao lâu thì khỏi, bệnh có tự hết không. Đừng quá lo lắng về bệnh zona, nhưng cũng đừng chủ quan. Hãy chủ động tới bác sĩ khi mắc bệnh, đồng thời thay đổi thói quen vệ sinh và vệ sinh môi trường sống để hạn chế các phiền toái do bệnh gây ra.

Có thể bạn cần biết:

Video liên quan

Chủ Đề