Sự phát triển là gì

[Last Updated On: 27/08/2021]

Đối lập với phép biện chứng, quan điểm siêu hình nói chung phủ nhận sự phát triển. Bởi vì, họ tuyệt đối hóa sự ổn định tương đối của sự vật và hiện tượng, chứ không thấy được vận động, sự thay đổi chuyển hóa cũng như sự phát triển của sự vật và hiện tượng. Nếu có thừa nhận sự phát triển thì theo họ chẳng qua chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi đơn thuần về mặt số lượng, chứ không phải về mặt chất lượng hoặc không có sự ra đời của cái mới v.v… Ngược lại, phép biện chứng duy vật với nguyên lý về sự phát triển cho rằng phát triển là khuynh hướng chung trong sự vận động của các sự vật và hiện tượng; nhưng cần phân biệt giữa khái niệm vận động và khái niệm phát triển.

Khái niệm vận động hiểu theo nghĩa chung nhất là sự biến đổi nói chung và là phương thức tồn tại của vật chất. Cho nên, có quá trình xuất hiện cái mới, cái tiến bộ, nhưng đồng thời có những biến đổi dẫn đến sự tan rã và tiêu vong của các sự vật v.v… Còn ngược lại, khái niệm phát triển thì không khái quát mọi sự vận động nói chung, nó chỉ khái quát những vận động đi lên, sự xuất hiện cái mới theo một chiều hướng chung là từ đơn giản đến phức tạp, từ cái chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.

Khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là mâu thuẫn trong bản thân sự vật. Quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn đó quy định sự vận động, phát triển của sự vật.

Như vậy, sự phát triển bao hàm sự vận động, sự xuất hiện cái mới theo chiều hướng đi lên. Nhưng không phải bất kỳ sự vận động nào cũng bao hàm sự phát triển. Nhưng không nên hiểu phát triển không phải bao giờ cũng diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp. Xét từng trường hợp cá biệt thì có những vận động đi lên tuần tự và đồng thời có những vận động đi xuống, hoặc thụt lùi, v.v… Nhưng về quá trình và trong phạm vi rộng lớn thì vận động đi lên là khuynh hướng tất yếu. Chính vì vậy, phát triển là khuynh hướng chung của sự vận động của các sự vật và hiện tượng.

Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển, giúp cho chúng ta nhận thức được rằng, muốn nắm được bản chất của sự vật và hiện tượng, nắm được khuynh hướng vận động của chúng, phải có quan điểm phát triển.

Quan điểm phát triển với yêu cầu khi phân tích một sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, phải phát hiện được xu hướng biến đổi, chuyển hóa của chúng. Quan điểm phát triển còn đòi hỏi chúng ta phải có quan điểm đúng về cái mới, cái mới phù hợp với quy luật, cái mới là tiêu chuẩn của sự phát triển.

Tính chất của sự phát triển

Phát triển mang tính khách quan – nghĩa là phát triển của sự vật là tự thân, nguồn gốc của phát triển nằm ngay trong sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, chỉ phụ thuộc vào mâu thuẫn bên trong sự vật.

Phát triển mang tính phổ biến – phát triển diễn ra cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi.

Phát triển mang tính đa dạng, phong phú – tức là tuỳ thuộc vào hình thức tồn tại cụ thể của các dạng vật chất mà phát triển diễn ra cụ thể khác nhan. Chẳng hạn, ở thế giới hữu cơ, phát triển thể hiện ở sự tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể trước môi trường; ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng hoàn thiện hơn

Trong xã hội, phát triển thể hiện ở khả năng chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội phục vụ con người. Trong tư duy, phát triển thể hiện ở việc nhận thức vấn đề gì đó ngày càn đầy đủ, đúng đắn hơn.

Ý nghĩa phương pháp luận

Từ nguyên lý về sự phát triển rút ra những ý nghĩa phương pháp luận: Xây dựng quan điểm phát triển:

– Khi nhận thức sự vật phải nhận thức nó trong sự vận động, phát triển không nhìn nhận sự vật đứng im, chết cứng, không vận động, không phát triển.

– Quan điểm phát triển đòi hỏi phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ định kiến, đối lập với sự phát triển.

– Nhận thức sự vật phải thấy được khuynh hướng phát triển của nó, để có những phương án dự phòng chủ động trong hoạt động tránh bớt được vấp váp, rủi ro; nghĩa là con người sẽ chủ động, tự giác hơn trong hoạt động thực tiễn.

– Phát triển là khó khăn, phức tạp. Vì vậy, trong nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn khi gặp khó khăn, thất bại tạm thời phải bình tĩnh tin tưởng vào tương lai

Sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với mối liên hệ phổ biến giữa chúng. Do vậy, nguyên lý về sự phát triển cũng gắn liền, quan hệ hữu cơ với nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

Hiểu một cách chung nhất, “nguyên lý” là những tư tưởng ban đầu, xuất phát, có vai trò định hướng, chỉ đạo việc triển khai những lý thuyết tiếp theo.

I. Khái niệm về sự phát triển

– Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

Bài liên quan: Phạm trù triết học là gì?

– Ta cần phân biệt khái niệm “vận động” và khái niệm “phát triển“:

+ Vận động là mọi biến đổi nói chung. Khái niệm này có ngoại diên lớn hơn khái niệm phát triển.

+ Phát triển là sự vận động có khuynh hướng tạo ra cái mới hợp quy luật. Phát triển gắn liền với sự ra đời của cái mới này.

Nhờ có sự phát triển, cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự vật cũng như chức năng vốn có của nó ngày càng hoàn thiện hơn. Như thế, phát triển là một trường hợp đặc biệt của sự vận động.

– Quan điểm biện chứng thừa nhận tính phức tạp, tính không trực tuyến của quá trình phát triển. Sự phát triển có thể diễn ra theo con đường quanh co, phức tạp, trong đó không loại trừ bước thụt lùi tương đối.

II. Tính chất của sự phát triển

1. Tính khách quan của sự phát triển

– Tất cả các sự vật, hiện tượng trong hiện thực luôn vận động, phát triển một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người. Đây là sự thật hiển nhiên, dù ý thức của con người có nhận thức được hay không, có mong muốn hay không.

Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngày trong chính bản thân của sự vật, hiện tượng. Đó là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập thuộc mỗi sự vật, hiện tượng.

Phát triển là quá trình tự thân [tự nó, tự mình] của mọi sự vật, hiện tượng.

– Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính khách quan của sự phát triển đã phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và quan điểm siêu hình về sự phát triển.

Quan điểm duy tâm cho rằng nguồn gốc của sự phát triển ở các lực lượng siêu nhiên, phi vật chất [thần linh, thượng đế], hay ở ý thức con người. Tức là đều nằm ở bên ngoài sự vật, hiện tượng.

Quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng về cơ bản là “đứng im”, không phát triển. Hoặc phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về mặt lượng [số lượng, kích thước…] mà không có sự biến đổi về chất.

2. Tính phổ biến của sự phát triển

Sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực, từ tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ hiện thực khách quan đến những khái niệm, những phạm trù phản ánh hiện thực ấy.

Trong hiện thực, không có sự vật, hiện tượng nào là đứng im, luôn luôn duy trì một trạng thái cố định trong suốt quãng đời tồn tại của nó.

3. Tính kế thừa của sự phát triển

Sự phát triển tạo ra cái mới phải trên cơ sở chọn lọc, kế thừa, giữ lại, cải tạo ít nhiều những bộ phận, đặc điểm, thuộc tính… còn hợp lý của cái cũ; đồng thời cũng đào thải, loại bỏ những gì tiêu cực, lạc hậu, không tích hợp của cái cũ. Đến lượt nó, cái mới này lại phát triển thành cái mới khác trên cơ sở kế thừa như vậy.

Đó là quá trình phủ định biện chứng. Là sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Quá trình này diễn ra vô cùng, vô tận theo hình xoáy trôn ốc.

4. Tính phong phú, đa dạng của sự phát triển

Sự phát triển có muôn hình, muôn vẻ, biểu hiện ra bên ngoài theo vô vàn loại hình khác nhau.

Sự phong phú của các dạng vật chất và phương thức tồn tại của chúng quy định sự phong phú của phát triển. Môi trường, không gian, thời gian và những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau tác động vào các sự vật, hiện tượng cũng làm cho sự phát triển của chúng khác nhau.

Trong giới hữu cơ, sự phát triển biểu hiện ở khả năng thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường, ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng cao hơn…

Sự phát triển trong xã hội biểu hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội ngày càng lớn của con người.

Đối với tư duy, sự phát triển là năng lực nhận thức ngày càng sâu sắc, toàn diện, đúng đắn hơn.

Thế giới khách quan luôn vận động, phát triển. Ảnh: Internet.

III. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về sự phát triển

Từ việc nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển của các sự vật, hiện tượng, chúng ta rút ra quan điểm phát triển trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Quan điển này đòi hỏi:

1. Khi xem xét các sự vật, hiện tượng, ta phải đặt nó trong sự vận động và phát triển.

– Ta cần phải nắm được sự vật không chỉ như là cái nó đang có, đang hiện hữu trước mắt, mà còn phải nắm được khuynh hướng phát triển tương lai, khả năng chuyển hóa của nó. Bằng tư duy khoa học, ta phải làm sáng tỏ được xu hướng chủ đạo của tất cả những biến đổi khác nhau đó.

Quan điểm phát triển hoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định  kiến. Tuyệt đối hóa một nhận thức nào đó về sự vật có được trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, xem đó là nhận thức duy nhất đúng về toàn bộ sự vật trong quá trình phát triển tiếp theo của nó sẽ đưa chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng.

2. Không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát triển trong thực tiễn.

Ta cần phải xác quyết rằng các sự vật, hiện tượng phát triển theo một quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn. Do đó ta phải công nhận tính quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như một hiện tượng phổ biến, đương nhiên.

Quan điểm phát triển đòi hỏi phải có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan đối với mỗi bước thụt lùi tương đối của sự vật, hiện tượng. Bi quan về sự thụt lùi tương đối sẽ khiến chúng ta gặp phải những sai lầm tai hại.

3. Phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiện tượng.

Ta phải tích cực, chủ động nghiên cứu, tìm ra những mâu thuẫn trong mỗi sự vật, hiện tượng. Từ đó, xác định biện pháp phù hợp giải quyết mâu thuẫn để thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.

Việc xác định những biện pháp cũng cần căn cứ vào từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể của sự vật, hiện tượng. Vì sự phát triển diễn ra theo nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

– Vì trong sự phát triển có sự kế thừa, ta phải chủ động phát hiện, cổ vũ cái mới phù hợp, tìm cách thúc đẩy để cái mới đó chiếm vai trò chủ đạo.

Ta cũng phải tìm cách kế thừa những bộ phận, thuộc tính… còn hợp lý của cái cũ, đồng thời kiên quyết loại bỏ những gì thuộc cái cũ mà lạc hậu, cản trở sự phát triển.

Phải tích cực học hỏi, tích lũy kiến thức khoa học và kiến thức thực tiễn.

Tuyệt đối tránh bảo thủ, trì trệ trong tư duy và hành động.

Sự phát triển được thực hiện bằng con đường tích lũy về lượng để tạo ra sự thay đổi về chất. Do đó, chúng ta phải luôn nỗ lực, chăm chỉ lao động để làm cho sự vật, hiện tượng tích lũy đủ về lượng rồi dẫn đến sự thay đổi về chất.

8910X.com

Xin mời các bạn đưa ra một vài bình luận để bài viết “Nguyên lý phát triển” có thể hoàn thiện hơn.

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!

Bài cùng chủ đề:

Video liên quan

Chủ Đề