Mua cua núi ở đâu

Theo quan sát, nhưng con cua này nhìn hình dạng khá giống các loại cua khác nhưng to bằng nắm tay, có màu sắc khá đậm, chân dài, càng ngắn nhưng to và chắc khỏe. Mỗi con cua nặng khoảng 0,2kg.

Chị Phan Thảo [trú tại Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội] cho biết, cua núi là đặc sản chỉ có tại các vùng núi cao. Chúng thường sống trong các hốc đá, khe đá ven suối… được người dân đi bắt về mang bán cho các mối buôn.

Những con cua núi sau khi bắt về phải buộc càng lại vì chúng rất khỏe, có thể cắp nhau gãy càng.

“Cua núi hay còn gọi là cua đá mùa này là ngon nhất, thịt ngọt và chắc nịch. Có thể hấp bia, hấp xả, rang me, thả lẩu, giã lọc thịt nấu canh, làm lẩu riêu cua… Vì là cua tự nhiên nên chất lượng thịt ngon hơn cua biển”, chị Thảo nói.

Với giá bán chỉ 139.000 đồng/kg size 6-8 con/kg tại Hà Nội thì cua núi rẻ hơn cả cua đồng nên mỗi lần có cua núi, chị Thảo chỉ cần rao bán trong thời gian ngắn là hết. Thậm chí nhiều khách đặt trước nhưng không có hàng để bán.

Tùy vào thức ăn chúng ăn được sẽ có màu sắc khác nhau.

Chuyên thu mua cua núi, chị Lèo Thị Nga ở Na Hang [Tuyên Quang] cho biết, khác với loại cua sống ở biển, ở đầm hay ở đồng ruộng, cua núi hay còn gọi là cua đá thường sống trong các hốc đá ở trên núi. Thịt chắc, thơm vì thế cua núi nhập về bao nhiêu hết bấy nhiêu, chưa bao giờ ế hàng.

Cua núi thường ra khỏi hang vào những ngày mưa, bò dọc theo các con suối. Mùa này, ban ngày cua thường chui vào hang đá nên cứ khoảng 5 giờ chiều là người dân quanh đây lại cầm đèn lên núi bắt cua.

Mỗi con cua núi có thể nặng tới 200g.

Theo chị Nga, càng đi lên núi cao thì càng nhiều cua và cua càng to. Vì thế, để leo lên được đỉnh núi thì người dân phải đi bộ mất 2 giờ.

 “Họ đi cả đêm, sáng ra ai cũng vác cả bao cua to tướng mang đến các điểm cân. Thường người dân sẽ phải dùng que sắt để móc cua nhưng sau mỗi trận mưa, cua sẽ chui ra nhiều, dễ bắt hơn. Cách đây nửa tháng, có cặp vợ chồng một đêm bắt được 40kg cua núi, mang về bán được cả triệu đồng”, chị Nga chia sẻ.

Nhập cua núi của người dân khoảng 3 năm nay, sau khi mua về, chị lọc những con to từ 5-6 con/kg bán với giá 110.000 đồng/kg; loại nhỏ từ 7-8 con chị bán với giá 95.000 đồng/kg; loại 10-12 con/kg thì chỉ 50.000 đồng/kg. Cua chủ yếu vận chuyển đi các tỉnh như Hải Dương, Hà Nội, Hòa Bình… để bán online hoặc bán cho nhà hàng.

Cua núi rẻ và ngon nên có bao nhiêu chị Nga cũng bán hết bấy nhiêu.

Chị Nga cho hay, mùa cua núi chỉ có từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm vì mùa lạnh, thời tiết giá rét, sương muối nên người dân không đi bắt nữa. Vào mùa hè cua nhiều, giá rẻ, thịt ngon nên có bao nhiêu cua núi cũng bán hết bấy nhiêu.

 “Những ngày nắng nóng, cua chui vào hang, chỉ đến đêm khi sương xuống cua mới bò ra khỏi hang để kiếm ăn, mỗi người đi rừng chỉ bắt được khoảng 10-15kg/tối nên tôi chỉ gom được khoảng 2 tạ/ ngày. Tuy nhiên, vào những ngày mưa to, nước ngập hang nên cua bò ra lổm ngổm, người dân đi bắt trúng lớn, cả xóm mang cân được hơn 4 tạ mà tôi cũng bán hết veo”, chị Nga cho hay.

Cua núi hấp bia là ngon nhất.

Đặt mua 2kg cua núi trên chợ mạng về ăn thử, chị Trịnh Thu Huyền ở Nguyễn Phúc Lai [Đống Đa, Hà Nội] cho rằng nói như người bán là ngon hơn cua biển, rẻ hơn cua đồng thì không đúng.

“Cua biển vỏ mỏng hơn, con to hơn, ăn ngon hơn, nhưng với số tiền 139.000 đồng/kg cua núi thì thật sự đáng tiền bởi ăn cũng rất ngon, thịt chắc, thơm. Trong khi cua đồng ngoài chợ mua về nấu canh cũng phải 200.000 đồng/kg rồi”, chị Huyền chia sẻ.

Sau lớp vỏ cứng là lớp thịt thơm và ngọt.

Theo chị Huyền, nếu hấp cua còn sống, gặp nước nóng sẽ rụng chân nên trước khi hấp nên dội qua nước đá hoặc dùng tăm nhọn cắm vào tim cua rồi mới xếp vào nồi. Cua đá rửa sạch, để nguyên con hấp bia là cách chế biến nhanh nhất mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon. Ngoài hấp bia, còn có thể chế biến các món khác như cua đá rang muối, hấp sả, bún riêu cua đá.

Nguồn: //danviet.vn/dac-san-nui-ngon-hon-cua-bien-re-hon-cua-dong-dan-buon-ban-vai-ta-hot-bac-moi-...Nguồn: //danviet.vn/dac-san-nui-ngon-hon-cua-bien-re-hon-cua-dong-dan-buon-ban-vai-ta-hot-bac-moi-ngay-5020202074583163.htm

Cua đá biển khi ăn thường dễ bị nhiễm độc và ấu trùng sán, có thể xâm nhập vào bên trong, gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe.

Ăn cua đá biển, cẩn thận hại thân

Cua đá biển vốn là đặc sản ở một số vùng biển nổi tiếng của nước ta như: Cù Lao Chàm, đảo Cồn Cỏ… Đây là loại cua thường sống trên những rặng đá núi, chủ yếu ăn lá cây rừng ven suối để tồn tại.

Tới mùa sinh sản, cua đá biển mới xuống biển để đẻ trứng. Mai và các chi của cua đá là màu nâu có tím, phần bụng dưới màu vàng ươm.

Cua đá biển vốn hiếm và rất khó bắt, thịt có vị ngọt thanh nên trở thành đặc sản được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên trong quá trình chế biến và sử dụng, món ăn này đã vô tình gây nên những tiêu cực về mặt sức khỏe cho một số người.

Những nguy hại sức khỏe khi ăn cua biển

Rất dễ bị ngộ độc

Thức ăn của cua đá vốn là những loại lá, cỏ cây rừng mọc dại quanh những rặng đá núi. Tất yếu sẽ dẫn đến trường hợp cua đá ăn phải lá độc, thậm chí có thể bị nhiễm nọc độc của rắn ở trong rừng.

Điều này dẫn đến việc những thớ thịt cua tưởng chừng như thơm ngon, hấp dẫn nhưng lại bị nhiễm độc tố. Khi ăn phải sẽ gây nên những triệu chứng ngộ độc thực phẩm nguy hiểm như: Đau bụng, nôn mửa, đau đầu hay tim đập nhanh. Nếu không phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Nhiễm sán lá phổi

Cua đá vốn sinh sống trong môi trường rừng núi nên điều kiện sinh tồn thường không được đảm bảo về mặt an toàn vệ sinh.

Nếu chúng ta sơ chế không cẩn thận cũng như chế biến không được chín kỹ sẽ dễ dàng mắc các bệnh sán lá phổi. Bởi vì theo một số nghiên cứu đã nhận thấy rằng phần lớn cua đá biển đều chứa ấu trùng sán lá phổi.

Những ấu trùng sán khi thâm nhập vào một số cơ quan nội tạng của cua đá chúng sẽ làm tổ ở đó. Khoảng thời gian từ khi con người ăn cua đá biển chứa phải ấu trùng đến khi sán trưởng thành là 5 đến 6 tuần.

Khi bị nhiễm bệnh, ngoài lá phổi ra, sán có thể kí sinh ở một số cơ quan khác nhau như não và màng não, tim, tuỷ sống hay cơ ngực.

Ăn cua đá biển làm sao cho đúng?

  • Tuyệt đối không được ăn cua đá biển còn sống hoặc nấu chưa chín kỹ, ăn tái hay ăn gỏi cua.
  • Không ăn cua đá biển đã được nấu chín để bên ngoài không gian quá lâu. Thịt cua để lâu sẽ dễ bị hỏng, ôi thiu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Tuyệt đối không được ăn cua đá biển còn sống hoặc nấu chưa chín kỹ, ăn tái hay ăn gỏi cua.
  • Không ăn cua đá biển đã bị chết vì có thể vào lúc này, các loại vi khuẩn đang phát triển mạnh trong cơ thể cua, khi sử dụng dễ bị ngộ độc.

Xem thêm: //canghaisan.com/tat-tan-tat-cac-cach-lam-ghe-sua-chien-thoa-man-da-day-cua-ban/

Các món ăn ngon với cua đá biển

Cua đá biển làm món gì ngon? Thịt cua đá thường rất ngọt và thơm vì vậy nó trở thành món ăn được nhiều người ưa chuộng. Hơn nữa, chúng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Cua đá rang muối

Nguyên liệu:

  • Cua đá biển
  • Muối hạt
  • Tiêu, chanh
  • Rau răm

Cách làm:

  • Cua sau khi mua về rửa sạch, lột bỏ yếm. Vớt ra để ráo.
  • Bạn nên chọn mua cua tươi sống để đảm bảo chất dinh dưỡng và tránh các tác nhân gây độc có thể có nếu cua đã chết.
  • Nếu con cua bự thì bạn nên cắt nó làm 2 phần để cho vừa ăn. Sau đó, ướp cua với một chút bột ngọt, muối.
  • Dùng chảo đất cho lên bếp lửa, thêm muối hạt và cua vào rồi đảo đều tay. Sau đó, đậy nắp chảo tiếp tục đun.
  • Giảm nhỏ lửa, để cháy riu riu, cho tới khi không còn nghe thấy tiếng muối nổ nữa thì mở nắp ra, đảo lại lần nữa rồi tắt bếp.
  • Món ăn hoàn thành khi miếng cua có màu đỏ, thơm và các hạt muối bám đều trên bề mặt con cua.
  • Món này ăn kèm với rau răm và muối tiêu chanh.

Từng miếng thịt cua trắng au được bóc ra, chấm thêm một chút muối chanh tạo nên cái vị ngọt ngọt, bùi bùi, thơm dai tự nhiên. Cái hương vị đậm đà khó quên.

Cua đá rang me

Nguyên liệu:

  • Cua đá tươi
  • Me chín hoặc nước cốt me
  • Tỏi băm nhuyễn
  • Hành tây
  • Bột năng
  • Đường
  • Muối, ớt, hạt nêm

Các bước thực hiện:

  • Cua sau khi mua về, rửa sạch và tách bỏ phần mai.
  • Dùng thìa hoặc đũa lấy phần gạch ở mai ra để vào bát riêng.
  • Nếu cua to, thì có thể cắt thành từng miếng vừa ăn để nó ngấm gia vị khi ướp.
  • Càng cua đá thường khá cứng, bạn có thể dùng kìm đập dập nó để gia vị có thể ngấm vào thịt cua.
  • Cho tiêu, hạt nêm vào phần cua đã sơ chế, trộn đều, ướp trong khoảng 20 – 30 phút.
  • Sau đó, đợi chảo dầu nóng thì cho cua vào chiên vàng hai mặt, vớt ra để ráo dầu.
  • Nếu không có nước cốt me, bạn sử dụng quả me chín ngâm với nước sôi, rồi đánh nhuyễn.
  • Dùng rây lọc phần cặn, lấy nước me.
  • Tiếp đó, phi cho thơm hành tỏi thì cho hành tây, nước me, đường, hạt nêm vào đun nhỏ hỗn hợp.
  • Sau khi sôi thì thêm chút ớt [tùy khẩu vị của gia đình].
  • Hòa thêm một chút bột năng với nước rồi cho vào hỗn hợp trên để tạo độ sệt, sệt của nước sốt me.
  • Nêm nếm lại gia vị cho phù hợp rồi cho cua đã chiên vàng trên vào, trộn đều.
  • Bạn có thể cho gạch cua vào cùng sau giai đoạn này. Cho lửa nhỏ từ 5 – 7 phút là hoàn thành.

Trên đây là một số thông tin về cua đá. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về giống cua này.

Xem thêm: //canghaisan.com/an-bach-tuoc-co-tot-cho-suc-khoe-khong/

Video liên quan

Chủ Đề