Chùa ước bến tre ở đâu

Là một trong những ngôi chùa lớn nhất tại tỉnh Bến Tre, chùa Vạn Phước bề thế và có kiến trúc đẹp mắt thu hút đông đảo du khách tới hành hương và tham quan.

Nổi bật giữa vùng đầm lầy, cây dại, ngôi chùa Vạn Phước giống như “tiên cảnh” vô cùng ấn tượng.

Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về chùa Vạn Phước Bến Tre, hy vọng sẽ hữu ích cho du khách trong chuyến đi sắp tới.

tqv_0109

Chùa Vạn Phước ở đâu?

Chùa Vạn Phước tọa lạc trên một khu đất rộng 12 ha, đây được xem là ngôi chùa có diện tích lớn nhất ở Bến Tre.

Địa chỉ: Ấp Bình Chiến, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Hình ảnh chùa Vạn Phước, Bến Tre. Ảnh: denvadi.vn

Cách di chuyển đến chùa Vạn Phước Bến Tre

Nằm cách thị trấn Bình Đại khoảng 2 km trên đường ra biển, du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng ánh đạo vàng lộng lẫy một góc trời đông duyên hải Bình Đại.

Từ TP. Hồ Chí Minh bạn đi xe khách hoặc xe máy về huyện Bình Đại theo lộ trình: TP Hồ Chí Minh – Bến Tre – Thị Trấn Bình Đại rồi theo đường tỉnh 883 cách trung tâm thị trấn khoảng hơn 6 km là về đến chùa Vạn Phước.

Tham khảo: Chùa Vạn Phước Google maps

Điền Nguyễn

Lịch sử hình thành chùa Vạn Phước

Vạn Phước là ngôi chùa tương đối mới nên lịch sử chùa Vạn Phước còn ngắn. Chùa được khởi công xây dựng vào năm 2000. Khởi điểm của chùa Vạn Phước chỉ là một mảnh đất rộng 8ha chỉ toàn đầm lầy, ngập mặn và cây cỏ dại.

Trụ trì Thích Phước Chỉ nổi tiếng là người thiện tâm, một lòng hướng Phật, một lòng hướng đến cái thiện. Chính trụ trì là người đã cưu mang 40 người bệnh tật, tâm thần, không nơi nương tựa.

jaydenng1120

Kiến trúc độc đáo chùa Vạn Phước Bến Tre

Chùa Vạn Phước Bến Tre bao gồm cổng Tam quan với cặp rồng vàng hai bên tả hữu. Ở giữa là tượng phật Di Lặc cao 12,45m, khối lượng của tượng đạt khoảng 99 tấn làm bằng bê tông, cốt thép với kinh phí ước chừng 2,27 tỷ đồng.

Bên trong chùa gồm có khu chánh điện, khu vực tượng Bồ tát Quán Thế Âm, khu vực tượng Đức Phật Thích Ca ngồi dưới gốc bồ đề. Phần khu nhà chính gồm có phòng làm việc, phòng khách, bảng công đức, bàn thờ Tổ quốc với bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh,…

nguyenhongtruc0908

Phía sau khuôn viên chùa Vạn Phước Bến Tre có một hồ trồng súng khá rộng, với độ sâu khoảng 1,5 m. Trong hồ có trồng nhiều loại sen và súng khác nhau, đến mùa hoa nở hoa rất đẹp, dưới hồ nước có nuôi cá La Hán.

Phía trong hồ có tượng hai vị bồ tát là Quan Thế Âm và Đại Thế Chí, đi sâu vào bên trong còn có tượng Phật A Di Đà.

Phía sau hồ nước còn có một dãy nhà mới xây, là nơi lưu trú cho các tăng ni hay Phật tử từ xa đến ở qua đêm.

Nhìn bao quát các công trình kiến trúc trong chùa đều được thiết kế hài hòa trong sân chùa mang tới không gian vô cùng đối xứng và đẹp mắt.

Những lưu ý khi đến chùa Vạn Phước

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình

Những ngôi chùa nổi tiếng khác tại Bến Tre

Địa chỉ: số 156 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 2, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Địa chỉ: phường 5, TP. Bến Tre

Địa chỉ: 138 Đoàn Hoàng Minh, Phường 6, Bến Tre

Xem thêm:

  • Khám phá chùa Tam Chúc, Hà Nam: Ngôi chùa lớn nhất thế giới
  • Khám phá Chùa Bái Đính, Ninh Bình: Ngôi chùa có nhiều kỷ lục của Đông Nam Á
  • Tổng hợp 100 ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, chùa gần đây

__

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:

Website chính thức của Di sản Tràng An: //disantrangan.vn/

Facebook: //www.facebook.com/disantrangan.vn

Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: //www.facebook.com/groups/checkintrangan

Nghe 'tin đồn" tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát trước chánh điện chùa Kim Long, Bến Tre tự chuyển động, nên mọi người tin tưởng đổ xô đến chùa để xem Phật Bà hiển linh. Vì vậy mà trong dân gian hay gọi là chùa Phật ''nhúc nhích”.

Bắt đầu từ những tin đồn

Gần đây, mỗi đêm tại chùa Kim Long, ấp Vĩnh Chính, xã Vĩnh Thành, Bến Tre trở nên đông đúc nhộn nhịp hơn bình thường. Mỗi ngày 8,18,28 âm lịch có tới 5.000-6.000 người kéo tới mỗi đêm. Nguyên nhân là người ta khẳng định vào những đêm đó tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát trước chánh điện tự chuyển động, nên mọi người tin tưởng đổ xô đến chùa để xem Phật Bà hiển linh. Vì vậy mà trong dân gian hay gọi là chùa Phật ''nhúc nhích”.

Người dân sinh sống xung quanh khu vực chùa Kim Long cho biết, ngôi chùa là chùa ni, đã có hơn 50 năm tuổi, lúc đầu do 1 người dân phát tâm xây dựng và tu hành theo hình thức tu tại gia vào năm 1968, sau ngày 30.4.1975 mới gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Vào ngày 19.10.2008, nhà chùa tổ chức lễ giỗ cho 2 vị ni cô và dịp này Giáo hội Phật giáo tỉnh Bến Tre, H.Chợ Lách và các cơ quan hữu trách đã kết hợp trao quyết định bổ nhiệm chức danh trụ trì chùa cho 1 ni sư. Trong ngày giỗ, nhà chùa đón nhiều đoàn Phật tử từ khắp nơi về dự lễ, trong đó có 1 đoàn gồm các Phật tử và trẻ em ở TP.HCM vì đường xá xa xôi nên được bố trí ngủ lại 1 đêm trong chùa.

Đêm hôm đó, sau khi ra cúng bái trước bức tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát trước sân, bất ngờ đoàn khách này hô hoán lên là họ tận mắt nhìn thấy tượng Phật Bà tự chuyển động. Các cháu nhỏ còn cho biết khi tượng Phật Bà chuyển động thì các em nhìn thấy ánh hào quang tỏa ra xung quanh. Sáng hôm sau, tin tượng Phật Bà ở chùa Kim Long hiển linh, tự chuyển động lan ra khắp nơi, rất nhiều người dân địa phương kéo đến cúng bái, chờ xem tượng Phật Bà di chuyển.

Các em nhỏ cho rằng mình nhìn thấy tượng Phật bà cử động và tỏa hào quang. Từ đó, mọi người hiếu kỳ kéo tới cầu xin cúng bái rất đông.

Nhiều ngày sau đó tin đồn càng lan xa, nên khách thập phương kéo đến càng đông, trong khi khuôn viên chùa nhỏ hẹp, quốc lộ 57 không có chỗ đậu xe nên gây ra tình trạng lộn xộn, mất an ninh trật tự, kẹt xe kéo dài. Sau khi chính quyền địa phương vào cuộc, người đến bái lạy chờ xem tượng Phật “nhúc nhích” giảm rất nhiều.

Kèm theo chuyện tượng Phật Bà tự chuyển động, nhiều tin đồn… như thật được dựng lên, như: Phật Bà rất linh thiêng, ai cầu gì được nấy, có người ở Tiền Giang cầu… trúng số là trúng số, có người ở Vĩnh Long cầu mua may bán đắt là được như ý nguyện; có người ở TP.HCM bị bệnh nan y, bệnh viện bó tay nhưng đến chùa cầu Phật Bà thì tự nhiên hết bệnh.

“Họ đồn đại nhiều lắm. Bản thân tui tháng nào cũng 3 lần chở khách đi chùa cúng bái, cũng vào thắp nhang chờ xem tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát chuyển động, nhưng đâu có nhìn thấy chuyện gì xảy ra? Còn hỏi ai trúng số, ai hết bệnh thì chẳng có được địa chỉ cụ thể”, ông Nguyễn Văn Hùng, tài xế xe dịch vụ du lịch ở TP.Mỹ Tho [Tiền Giang], cho biết.

Ông Nguyễn Minh Phúc, Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Thành, xác nhận những ngày khách thập phương đến chùa đông đúc thì 2 bên quốc lộ 57 gần khu vực chùa mọc lên chợ tự phát bán đủ thứ hàng hóa.

“Mua bán lộn xộn trong khi số lượng người đi chùa quá đông, xe cộ đậu kín các bãi giữ xe và 2 bên lề đường, nên lực lượng của xã kết hợp CSGT, Cảnh sát Trật tự của H.Chợ Lách và tỉnh Bến Tre giữ trật tự, điều tiết giao thông rất vất vả”, ông Phúc nói.

Lý giải lời đồn tượng Phật Bà cử động

Theo ông Phúc, tin đồn tượng Phật Bà Quan Thế Âm ở chùa Kim Long tự chuyển động chỉ là tin đồn thất thiệt, không có cơ sở khoa học, chính quyền địa phương cùng các cơ quan hữu trách của huyện Chợ Lách và tỉnh Bến Tre đã nhiều lần bác bỏ tin đồn này.

Việc tập trung đông người còn kéo theo hệ quả là các phần tử xấu trà trộn vào dòng người đi chùa để ra tay trộm cắp, giật dọc tài sản, gây mất an ninh trật tự, nên Công an H.Chợ Lách phải tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp, cướp giật; hướng dẫn, điều tiết giao thông trên đoạn quốc lộ 57 ngang qua chùa Kim Long, xử phạt các hàng quán buôn bán lấn chiếm lòng đường, kiến nghị Ban An toàn giao thông tỉnh đặt biển báo cấm dừng, cấm đỗ để ngăn chặn việc xe khách dừng đón trả khách gây ách tắc giao thông.

Trong khi đó, ni sư Thích Nữ Như Phước, Trụ trì chùa Kim Long, cũng xác nhận chuyện tượng Phật Bà chuyển động chỉ là những tin đồn do Phật tử và khách thập phương đến viếng chùa tung ra. Các sư cô trong chùa cũng cho biết, chưa có ai tận mắt nhìn thấy tượng Phật Bà chuyển động như thế nào.

Các sư cô cho biết chưa ai thấy tượng Phật bà cử động bao giờ.

Thời gian qua, nhà chùa đã phải ra thông báo, yêu cầu Phật tử đến kính lễ nơi Tam Bảo vào các ngày 14, 15, 29, 30, mùng 1 âm lịch vào ban ngày, còn ban đêm sau 24 giờ nhà chùa sẽ đóng cửa chính điện. Tuy vậy người dân vẫn được cúng lễ trước tượng Phật Bà Quan Thế Âm ngoài sân vì nhà chùa không thể ngăn cấm Phật tử đến chùa cúng bái.

Bà Nguyễn Ngọc Mai, Phật tử ở TP.Mỹ Tho nhiều lần đến chùa Kim Long, cho biết tượng Phật xây dựng bằng bê tông cốt thép tự nhiên không thể tự chuyển động nếu không có hệ thống máy móc trợ giúp. Nhưng theo quan sát của bà thì tượng Phật Bà ở chùa Kim Long hoàn toàn không có hệ thống máy móc vận hành hỗ trợ, nên chuyện bức tượng tự chuyển động rất khó tin.

“Theo chỗ tui biết, các ngày mùng 8, 18, 28 âm lịch là ngày vía Địa mẫu, không liên quan gì đến Phật giáo, bởi theo Phật giáo thì ngày 19.2 âm lịch là ngày Quan Âm đản sinh, 19.6 âm lịch là ngày Quan Âm thành đạo, 19.9 âm lịch là ngày Quan Âm xuất gia. Tuy nhiên theo tâm thức tín ngưỡng và sự tin tưởng của mỗi người, nếu tự trong tâm họ cho rằng tượng Phật Bà có chuyển động thì họ sẽ hình dung bức tượng có chuyển động, rất khó bác bỏ niềm tin của mỗi người”, bà Mai nói.

Trong khi đó, ông Hùng tài xế có cách lý giải chuyện bức tượng “nhúc nhích” khá thuyết phục: “Theo quan sát của tui, tượng Phật Bà được xây dựng cách quốc lộ 57 không xa lắm. Xưa nay vùng Chợ Lách thuộc cù lao Minh, là 1 trong 3 cù lao hình thành nên tỉnh Bến Tre, nên nền đất rất yếu. Quốc lộ 57 là tuyến lưu thông chính trong vùng, xe tải nặng, xe container di chuyển ban đêm để chở hàng hóa rất nhiều, nên sẽ tạo ra rung chấn, khiến tượng Phật Bà bị ảnh hưởng rung chuyển theo, chứ thực sự không phải bức tượng tự chuyển động được”.

Bình thường chùa rất vắng nhưng từ khi có tin đồn, chùa trở nên đông đúc, nhộn nhịp. Giáo hội tỉnh đã cho biết hoàn toàn không có cơ sở nào để xác nhận tượng Phật bà ở đây cử động và tỏa hào quang.

Theo Hòa thượng Thích Huệ Tấn, thành viên Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chuyện tượng Phật Bà ở chùa Kim Long tự chuyển động là không có thật, bởi rất nhiều người đi đến chùa chờ xem nhưng không hề thấy tượng “nhúc nhích”.

“Tượng Phật Bà ở chùa Kim Long cũng bình thường như bao nhiêu tượng Phật khác. Trong Phật giáo, chuyện Phật pháp màu nhiệm linh thiêng là có thật, nhưng không có chuyện tượng Phật bằng bê tông cốt thép lại tự chuyển động được.

Từ khi tin đồn xuất hiện đến nay, Phật giáo đã hoàn toàn bác bỏ chuyện này”, Hòa thượng Thích Huệ Tấn cho biết.

Video liên quan

Chủ Đề