Trong cuộc tranh luận Vì sao quân Minh xâm lược nước ta có hai ý kiến trái ngược nhau

Người đã gắn kết sự nghiệp cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, kết hợp một cách tài tình sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Bởi vậy, Người đã tranh thủ được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế dưới nhiều hình thức phong phú và hiệu quả.

1. Nắm rõ tình hình quốc tế, tìm đến sự đồng cảm của nhân dân thế giới

Năm 1911, khi rời đất nước ra đi, chàng trai Nguyễn Tất Thành chỉ mới biết được nỗi khổ của người dân Việt Nam, biết được sự bất công trong một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nhưng chưa biết thế giới bên ngoài đang tồn tại như thế nào. Anh phải đến thẳng nước Pháp, nước Anh, vào trong sào huyệt của chủ nghĩa thực dân để tìm hiểu và so sánh với thực tiễn xã hội Việt Nam. Anh đã nhận thức đối tượng của cách mạng thế giới là chủ nghĩa thực dân đế quốc nói chung, không phân biệt màu da. Vì ở bất cứ đâu, chủ nghĩa đế quốc cũng tàn bạo, bất công và độc ác. Nhân dân lao động ở các nước thuộc địa hay phụ thuộc và ngay cả ở các chính quốc đều bị chủ nghĩa đế quốc áp bức, bóc lột. Họ là lực lượng cơ bản của cách mạng thế giới. Từ nhận thức trên, Người rút ra kết luận: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: Giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật thôi: Tình hữu ái vô sản”[1]. Chính “tình hữu ái vô sản” mà Người phát hiện ra đó đã được Người và nhiều nhà cách mạng vô sản khác trên thế giới làm sống dậy, mang đến sức mạnh cho phong trào cách mạng các nước, trong đó có Việt Nam sau này.

Nhiều bài báo, nhiều buổi diễn thuyết của Người tại các cuộc biểu tình hay các diễn đàn quốc tế đã chuyển đến những người cùng cảnh ngộ trên thế giới về nỗi thống khổ và tình cảm của những người Việt Nam đang bị áp bức, và ngược lại, giành được sự đồng cảm của đông đảo nhân dân tiến bộ trên thế giới. Trong kháng chiến, dù coi Pháp, Mỹ là kẻ thù, là đối tượng của cuộc kháng chiến, Người vẫn luôn nhắc nhở nhân dân ta phân biệt rõ ràng đế quốc thực dân xâm lược với nhân dân lao động, coi nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ như là đồng minh tự nhiên, không chút hận thù và còn đặt lòng tin vào sự thức tỉnh lương tri của họ.

Giữa năm 1964, Người đã tuyên bố rõ quan điểm của Việt Nam về nước Mỹ: “Chúng tôi phân biệt nhân dân Mỹ với đế quốc Mỹ”; “Chúng tôi muốn có những quan hệ hữu nghị và anh em với nhân dân Mỹ mà chúng tôi rất kính trọng”[2]. Người tin rằng mỗi khi “lương tâm người Mỹ nổi giận” sẽ góp phần thay đổi cục diện cuộc chiến tranh: “Nhân dân Mỹ đánh từ trong đánh ra, nhân dân ta đánh từ ngoài vào. Hai bên giáp công mạnh mẽ, thì đế quốc Mỹ nhất định sẽ thua, nhân dân Việt-Mỹ nhất định sẽ thắng”[3].

Đối với các quốc gia đồng minh, bè bạn gần gũi, không những Người đã thúc đẩy sự ủng hộ và hợp tác của chính quyền mà còn tranh thủ được tình cảm trong lòng dân. Là một người từng công tác tại Trung Quốc gần chục năm, một trong những điều tôi cảm nhận sâu sắc nhất là người dân Trung Quốc có thể có những quan điểm khác nhau về đất nước, con người Việt Nam, nhưng hình ảnh Bác Hồ trong lòng họ gần như không khác nhau. Trên đất nước Trung Quốc rộng lớn hiện có khoảng hơn 70 di tích liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh và rất nhiều trong số đó không chỉ được Trung Quốc bảo tồn, giữ gìn nguyên vẹn mà từng ngày, từng giờ được giới thiệu với đông đảo công chúng, khách tham quan trong nước và quốc tế về những giá trị lịch sử-văn hóa mang dấu ấn Hồ Chí Minh.

Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp, ủng hộ Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Ảnh: hochiminh.vn.


2. Tranh thủ sự ủng hộ của các chính khách, các quốc gia có thực lực và các tổ chức quốc tế

Trước tiên phải nói đến bản “Yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam” mà Người đã thay mặt những người Việt Nam yêu nước, ký tên Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Versailles tháng 6-1919. Người biết rằng đây là cuộc gặp giữa nguyên thủ các đế quốc thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, là những nhân vật có thế lực, có tiếng nói quyết định đối với trật tự thế giới. Đặc biệt trong đó cóTổng thống Mỹ, bấy giờ là Woodrow Wilson, người trước đó vừa công bố chương trình 14 điểm, trong đó đáng quan tâm là điểm thứ 5: “Điều chỉnh một cách tự do, công bằng quyền yêu sách của các thuộc địa, đặt mối quan tâm tới quyền lợi của những người dân bị tác động ngang hàng với lợi ích của các chính phủ liên quan tới yêu sách”. Người trực tiếp gặpTổng thống Wilson để đưa đơnthỉnh nguyện và hy vọng đây là cơ hội cho nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân các quốc gia thuộc địa. Tuy bản yêu sách không được chấp nhận nhưng đã được lan truyền rộng rãi, gây tiếng vang lớn trong dư luậnnước Pháp, thức tỉnh tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa.

Sau khi giành chính quyền, Người vẫn luôn quan tâm đến việc tranh thủ các nhân vật quyền lực của các cường quốc, kể cả các quốc gia phía bên kia chiến tuyến. Vô số ví dụ về những yêu cầu đầy tính thuyết phục của Người. Những năm 1945-1946, Người đã nhiều lần gửi thư cho Tổng thống Mỹ, với lời lẽ ngoại giao, hoan nghênh tuyên bố của Tổng thống Mỹ, nhất là những điểm liên quan trực tiếp tới quyền độc lập của các dân tộc “nhược tiểu”, đồng thời yêu cầu nước Mỹ thực hiện tuyên bố đó.

Tháng 10-1945, chính quyền của Tổng thống Truman ra tuyên bố chính sách đối ngoại 12 điểm của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó nêu rõ Mỹ sẽ “không phản đối và cũng không giúp Pháp tái lập sự kiểm soát ở Đông Dương”. Nhận thức rõ vai trò to lớn của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương lúc bấy giờ, Người coi đây là cơ hội để tiếp cận với Mỹ nhằm khai thác những điểm tích cực trong tuyên bố đó. Ngày 12-10-1945, với tư cách người đứng đầu Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Người đã gửi cho Tổng thống Mỹ Truman bức thư bày tỏ sự hoan nghênh đối với chính sách đối ngoại của Mỹ nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ và các nước cho nền độc lập của dân tộc Việt Nam. Bức thư đến Văn phòng Tổng thống Mỹ ngày 2-11-1945. Cùng ngày, tại Hà Nội, trong cuộc gặp gỡ các nhà báo nước ngoài, trả lời những câu hỏi về quan điểm của Chính phủ Việt Nam đối với chính sách đối ngoại của Mỹ, Người nêu rõ, nhân dân Việt Nam hoan nghênh, ủng hộ tuyên bố 12 điểm của Tổng thống Truman và tin tưởng rằng nước Mỹ sẽ sớm thực hiện chúng.

Cũng trong thời gian này, Người đã có công hàm gửi Chính phủ các nước: Trung Quốc, Mỹ, Liên Xô và Vương quốc Anh, đề nghị ngăn chặn việc quân đội Pháp xâm lược miền Nam Việt Nam, đưa vấn đề Đông Dương ra Liên hợp quốc, trao trả độc lập cho các nước Đông Dương.

3. Muốn người khác giúp đỡ, mình phải có sức mạnh bên trong

Đó là quan điểm nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã chỉ ra rằng: “Độc lập của Việt Nam luôn luôn nhờ ở nơi lực lượng của Việt Nam”; “Muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp mình đã”.Trong khi định ra đường lối quốc tế và sách lược tập hợp lực lượng bên ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn luôn nhấn mạnh nhân tố bên trong, coi nhân tố bên trong là nhân tố quyết định. Người nhắc nhở: “Ta có mạnh thì họ mới “đếm xỉa đến”. Ta yếu thì ta chỉ là một khí cụ trong tay kẻ khác, dầu kẻ ấy có thể là bạn đồng minh của ta vậy”[4].

Vào thời điểm ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Người đã nêu ra chủ trương đoàn kết, tranh thủ sự ủng hộ đồng tình của quốc tế: Cần phải “dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ tích cực của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và của nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên toàn thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ”. Rõ ràng, đối tượng đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chống Mỹ rất rộng rãi, nhưng Người vẫn luôn nhấn mạnh dựa vào sức mình là chính. Sức hậu thuẫn thế giới thường được tăng cường và phát triển tỷ lệ thuận với những thắng lợi của nhân dân ta là một minh chứng quan điểm mở rộng đoàn kết quốc tế trên cơ sở tự lập, tự cường của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

4. Sử dụng nghệ thuật “ngoại giao tâm công” để thu phục lòng người

“Ngoại giao tâm công” là một trong những đặc trưng nổi bật của ngoại giao truyền thống Việt Nam, được Bác Hồ kế thừa và phát triển một cách hết sức khéo léo, hiệu quả. “Ngoại giao tâm công” dựa trên cơ sở chủ nghĩa nhân văn, tìm ra những điểm tương đồng để thức tỉnh và khích lệ sự ủng hộ quốc tế, phân biệt rõ bạn-thù, phân biệt dân tộc với kẻ phản động trong Chính phủ để cô lập kẻ thù gây chiến nhằm tập hợp lực lượng rộng rãi trên thế giới. “Ngoại giao tâm công” vừa được sử dụng đối với kẻ thù, vừa được sử dụng với bạn bè. Người rất thành công trong nghệ thuật ngoại giao này là nhờ sự am hiểu sâu rộng đặc tính văn hóa của các dân tộc trên thế giới và tìm thấy những điểm tương đồng trong quan niệm giá trị giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc khác. Trong quan hệ với Pháp, Người khơi dậy lòng tự hào của nhân dân Pháp để nhân dân Pháp phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chính người Pháp đã thừa nhận: Hồ Chí Minh đã đánh chìm chủ nghĩa thực dân Pháp mà vẫn giữ được tình hữu nghị với nhân dân Pháp.

Trong thư gửi tướng Leclerc-người được cử sang điều tra tình hình Việt Nam đầu năm 1947, Người viết: “Ngài là một đại quan nhân và một nhà ái quốc... Một nhà ái quốc trọng những người ái quốc khác. Một người yêu quê hương mình, trọng quê hương kẻ khác... Giá thử ngài đánh được chúng tôi đi chăng nữa-đấy là một điều viển vông, vì nếu ngài mạnh về vật chất thì chúng tôi đây, mạnh về tinh thần, với một ý chí cương quyết chiến đấu cho tự do của chúng tôi-thì những thắng lợi tạm thời kia chẳng những không tăng thêm mà lại còn làm tổn hại đến uy danh quân nhân và tư cách ái quốc của ngài”[5].

Với nhân dân Mỹ, trong “Điện gửi các bạn người Mỹ nhân dịp năm mới 1968”, Người nêu rõ: “Các bạn đều biết, không hề có người Việt Nam nào đến khuấy rối ở nước Mỹ. Vậy mà có nửa triệu quân Mỹ đến miền Nam Việt Nam, cùng với hơn 70 vạn quân ngụy và quân chư hầu, hằng ngày bắn giết người Việt Nam, đốt phá thành phố và xóm làng Việt Nam... Hàng chục vạn thanh niên Mỹ phải chết và bị thương vô ích trên chiến trường Việt Nam. Chính phủ Mỹ xài phí về chiến tranh ở Việt Nam mỗi năm hàng chục tỷ đô-la tiền mồ hôi, nước mắt của nhân dân Mỹ... Các bạn ra sức đấu tranh đòi Chính phủ Mỹ phải chấm dứt xâm lược Việt Nam, vừa bảo vệ chính nghĩa, vừa ủng hộ chúng tôi”[6].

Những lời nói đó đã chạm vào trái tim của những con người lương thiện, yêu chuộng hòa bình, biến lương tri của họ thành sức mạnh chống chiến tranh, ủng hộ chính nghĩa của Việt Nam.

Đội ngũ cán bộ ngoại giao trong thời đại Hồ Chí Minh cần tiếp tục nghiên cứu tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta để kế thừa và phát triển, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, bảo vệ lợi ích chính đáng của Việt Nam trong thời đại mới.

-------

[1]"Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề dân tộc và con người" [Phạm Hồng Chương]

[2] Trả lời phỏng vấn nhà báoBurchett, ngày25-4-1964 [Báo Nhân Dân, ngày 25-4-1964]

[3] "Chủ tịch Hồ Chí Minh-trí tuệ lớn của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại" [Nguyễn Phúc Luân]

[4] "Chủ tịch Hồ Chí Minh-trí tuệ lớn của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại" [Nguyễn Phúc Luân]

[5] "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 5, tr.5

[6] Báo Nhân Dân, ngày 31-12-1967

NGUYỄN VINH QUANG,Cố vấn cao cấp Trung tâm Nghiên cứu chiến lượcvà Phát triển quan hệ quốc tế,nguyên Vụ trưởng, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng

Video liên quan

Chủ Đề