Bùi thanh trúc là ai

Báo Tuổi Trẻ từng đưa tin: “Sáng 25-6, cử tri ở Đồng Nai đã có ý kiến với đại biểu Quốc hội Võ Văn Thưởng – Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương – về việc đôn đốc Thanh tra Chính phủ sớm công bố kết luận thanh tra 2 dự án Sơn Tiên, Long Hưng”.

Nhưng họ không thể kiên nhẫn chờ thêm nữa. Hôm qua, 27-6, người dân Long Hưng, TP Biên Hòa, Đồng Nai đã có những phản ứng quyết liệt chống bị cướp đất – gọi đúng tên là cướp, không thể mỹ miều với cách gọi giải tỏa đền bù… Có gia đình còn mang cả quan tài ra chắn ngay trước cửa nhà, thề tử thủ giữ đất. Tình hình căng như dây đàn.

Long Hưng là tên đất xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, được ghi nhận đầu tiên trong Địa chí tỉnh Biên Hoà năm 1901, nay là xã thuộc TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, tổng diện tích 1134, 33 ha, dân số hơn 5.900 người, sống hầu như thuần nông nghiệp.

Thật không may, địa phương này lại nằm ở vị trí đắc địa, rất thuận lợi về mặt giao thông. Xã Long Hưng nằm gần quốc lộ 51 nối với Bà Rịa – Vũng Tàu, gần cao tốc Sài Gòn – Long Thành – Dầu Giây. Nó là một cửa ngõ trên đường từ miền Đông vào, Đà Lạt, Bình Phước, Bình Dương xuống, trước khi vào Sài Gòn. Theo quy hoạch mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, các tuyến đường cao tốc, xa lộ hiện đại tỏa đi các ngã đều đi qua hoặc chạy bên cạnh địa phương này.

Long Hưng giáp ranh, chỉ cách quận 9, TP Hồ Chí Minh một con sông Đồng Nai, cách trung tâm TP. Biên Hòa 7 km, cách trung tâm TP.Hồ Chí Minh 20km, cách sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai 15 km, cách khu công nghệ cao quận 9 – TP Hồ Chí Minh khoảng 9 km, cách trạm cuối của tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên 6 km… Chính vì thế, những kẻ mang dã tâm ăn đất đã không rời cặp mắt khỏi Long Hưng – mảnh đất vàng, không phải chỉ bây giờ mà đã từ hơn 10 năm trước.

Hình ảnh người dân Long Hưng căng băng rôn phản đối dự án Dona.Coop. [Hình chụp ngày 15/10/2016]

Ngày 8-8-2016, siêu dự án Dreamland City – Khu đô thị Long Hưng của Liên hiệp Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Tổng hợp Đồng Nai [Dona Co.op] cùng hai đối tác là Kepppel Land và VinaCapital, có diện tích gần 1.300 ha, tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD được công bố. Phần đất của Long Hưng phải giao cho dự án lên tới 899,35 ha [xấp xỉ 86% tổng diện tích toàn xã].

Phần lớn nhất trong miếng bánh khổng lồ đương nhiên thuộc về Dona Co.op. Tập đoàn đầy tai tiếng này vốn chỉ là một HTX được thành lập vào năm 2002 với số vốn ít ỏi 450 triệu đồng do 30 xã viên đóng góp. Nhưng, được sự giới thiệu và ủng hộ của Ban Kinh tế Tỉnh ủy Đồng Nai, chỉ 5 năm sau đó, khi chính thức trở thành Dona Co.op với 5 tỷ đồng vốn, nó đã được Đồng Nai ưu ái giao tới 11 triệu m2 đất. Đến thời điểm 2016, với Siêu dự án Dreamland City, nó tiếp tục được giao thêm 13 triệu m2 đất nữa. Cùng với các siêu dự án, Dona Co.op cũng trở thành một siêu thế lực, “có thể vẽ lại toàn bộ bản đồ quy hoạch đất đai ở Đồng Nai”.

Dona.Coop triệt nguồn sinh kế của người dân

Bùi Thanh Trúc, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Dona Co.op, là đương sự đang trốn thi hành án đã tuyên trong một phiên xử phúc thẩm năm 1999 tại TP Hồ Chí Minh, giờ đây có thể nghênh ngang như một “trời ở dưới trời”. Ông ta từng vào tận Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai đập bàn quát ghế, to tiếng mắng chửi từ Phó Chủ tịch tỉnh đến các Giám đốc Sở khi trái ý.

Dona Co.op làm ăn, kinh doanh kiểu gì để trở nên siêu giàu, siêu quyền lực? Xin thưa: kiểu ăn cướp! Người Long Hưng được đền bù, tùy loại, có khi chỉ 60.000 đồng/m2 đất để giật sập nhà, chặt vườn, đào ruộng, san dời mồ mả tổ tiên. Nhưng nếu mua lại nền đất trong khu dân cư mới đã được hoàn thiện cơ sở hạ tầng, họ sẽ phải trả từ 14-17 triệu đồng/m2. Khu đắt nhất, có thể trùng vị trí nền nhà hoặc mảnh vườn cũ đã bị thu hồi, giá có thể lên tới 29 triệu đồng/m2 – gấp 483 lần giá được đền bù. Thặng dư man rợ!

Và tất nhiên, người nông dân mất đất không cam. Họ chống lại. Hàng chục người đã vì thế mà vướng vòng lao lý vì tội “chống người thi hành công vụ”, “phá hoại chủ trương chính sách”. Không cần tới 20 năm, chỉ mất chưa đầy 3 năm, một Thủ Thiêm oan khuất thứ hai đã hiện diện ở Long Hưng. Và hôm nay, họ mang cả quan tài đặt trước nhà, thề sống chết giữ đất. Không ai xúi giục, không có thế lực thù địch nào giật dây, cũng chẳng có kẻ cầm đầu tổ chức hay hành động chống phá chủ trương chính sách nào. Chỉ đơn giản, người nông dân bị tước đất đang tự đứng lên chống những tập đoàn kẻ cướp, chống tư bản hoang dã và man rợ. Họ đấu tranh ngay trên mảnh vườn, ngay trước cửa nhà mình. Kẻ nào gán cho họ những câu từ mang âm mưu phe nhóm ch.ính trị, bất kỳ ai nghe cũng có quyền vả vào mồm chúng mà tôi chắc không có gì sai trái!

Người dân xã Long Hưng Đồng Nai trưng hòm để quyết tử với quân cướp đất

Ở Long Hưng nhóm lợi ích đã phình ra, mạnh lên thành tư bản thân hữu; chính sách và bộ máy công quyền đang tiếp tay, tiếp sức cho tư bản man rợ tước đoạt tài sản, tư liệu sản xuất và đời sống của nhân dân. Nhìn thẳng vào sự thật đi: trên cả nước, không chỉ có một “điểm nóng” Long Hưng hình thành sau chỉ vài ba năm hay một Thủ Thiêm tiếng oan dậy đất suốt hai chục năm trời.

Bây giờ, chỉ cần một nguyên nhân cụ thể thôi: vỡ nợ công, sập quỹ lương hưu, một trận đói, sập sàn chứng khoán, một đại thiên tai, một giai đoạn khan hiếm hàng hóa [do bị cuốn vào chiến tranh thương mại chẳng hạn], một đợt khủng hoảng tài chính lớn… liệu đất nước có còn được bình yên. Khi lương tri xã hội cảm thấy bất lực và tuyệt vọng với hệ thống luật pháp thì người dân sẽ có khuynh hướng ủng hộ biện pháp thay đổi bằng bạo lưc.

Thay vì loay hoay mãi với việc tìm nguyên nhân, giải thích khái niệm, xác định và đặt tên gọi phù hợp cho một thế lực thù địch khá mơ hồ, phải chăng nên quyết liệt vào cuộc với những giải pháp vì quyền lợi của nhân dân và xã hội. Trước hết là triệt để chống tham nhũng, quan liêu, chống lũng đoạn xã hội trong kinh tế và đề cao thượng tôn luật pháp. Nếu chỉ dừng lại ở mức xác định thực tế bại hoại đang diễn ra đồng khắp, cực kỳ nghiêm trọng chỉ là những mặt tiêu cực, xảy ra ở một bộ phận biến chất tha hóa nào đó, gốc rễ vấn đề dẫn đến nguy cơ sẽ còn nguyên.

Đừng vội vã quy chụp quan điểm. Tôi chỉ mong viết những dòng này như đưa ra một lời cảnh báo.

[SGGP].- Báo SGGP vừa nhận được nhiều phản ánh từ người dân và doanh nghiệp ở huyện Long Thành, Đồng Nai về những tiêu cực tại Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai [Dona Coop], liên quan đến các dự án đầu tư trên địa bàn xã Long Hưng [huyện Long Thành].

Đi sâu tìm hiểu, chúng tôi phát hiện ông Bùi Thanh Trúc, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Dona Coop, là đương sự đang trốn thi hành án trong một phiên tòa phúc thẩm năm 1999 tại TPHCM.

Theo nội dung bản án phúc thẩm số 314/DSPT được tuyên vào tháng 6-1999, ông Bùi Thanh Trúc bị tòa tuyên buộc phải trả cho nguyên đơn Bùi Thị Thu Hồng khoảng 4,608 tỷ đồng. Trước đó, ông Trúc kết hợp với Nguyễn Văn Kim [thụ án tù giam vì liên quan đến một vụ án hình sự khác] vay của bà Hồng 3,5 tỷ đồng để thực hiện hợp đồng mua bán hơn 10.000 tấn sắt với Công ty Đầu tư phát triển kinh tế Sóc Trăng [Công ty ĐTPTKT Sóc Trăng]. Do vi phạm hợp đồng, phía Công ty ĐTPTKT Sóc Trăng trả lại vốn lẫn lãi phạt cho ông Trúc khoảng 11,138 tỷ đồng.

Sau khi “ôm” số tiền thanh lý này, Bùi Thanh Trúc không trả nợ cho bà Hồng và bị bà Hồng kiện ra tòa. Tuy nhiên, ông Trúc cố tình phớt lờ các quyết định triệu tập, tống đạt của cơ quan pháp luật, không tham dự các phiên tòa xét xử và không trả nợ cho bà Hồng theo phán quyết của tòa.

Văn bản cho biết, sau khi xét kiến nghị của UBND tỉnh Đồng Nai về việc xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ Donacoop nhập khẩu vaccine phòng Covid-19 của hãng Pfizer, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có ý kiến, giao Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long quán triệt thông báo việc khuyến khích các địa phương, tổ chức tìm mua vaccine phòng Covid-19. Bộ Y tế được giao quản lý việc cấp phép, kiểm tra chất lượng, bảo quản vaccine, tổ chức tiêm miễn phí cho người dân.

Theo văn bản UBND tỉnh Đồng Nai gửi Thủ tướng Chính phủ trước đó, Donacoop cho biết đã đàm phán xong với hãng dược Pfizer vào ngày 10/8 và cơ bản thống nhất về mức giá.

Theo Tổng giám đốc Donacoop Bùi Thanh Trúc, Donacoop đã thỏa thuận xong với hãng Pfizer sẽ nhập khẩu khoảng 15 triệu liều vaccine phòng Covid-19. Phía đối tác đã chuẩn bị đủ lượng vaccine để cung ứng cho Donacoop.

Hiện nay, Donacoop đang đợi Bộ Y tế hoàn thành thủ tục hồ sơ cho đơn vị trong 10 ngày có thể nhập số vaccine nói trên về Việt Nam. Tuy nhiên, vaccine của hãng Pfizer đòi hỏi bảo quản khá nghiêm ngặt ở nhiệt độ khoảng -60 độ C, đồng thời người được tiêm phòng phải đảm bảo 2 mũi cách nhau 3 tuần.

Nếu thủ tục hoàn thành sớm và có sẵn kho, tủ bảo quản trong đầu tháng 9/2021, vaccine phòng Covid-19 sẽ được nhập về phân bổ cho Đồng Nai và các tỉnh, thành đang có dịch ở các khu vực miền Đông, miền Tây và miền Trung.

Tổng giám đốc Donacoop Bùi Thanh Trúc nhấn mạnh, Donacoop nhập, phân phối lại vaccine phòng Covid-19 của hãng Pfizer theo đơn đặt hàng của các địa phương bị phong tỏa, nhằm sớm miễn dịch cộng đồng, góp phần đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân trở lại bình thường. Thông qua đó, Donacoop mong muốn chia sẻ một phần với Chính phủ và các địa phương trong công cuộc chống dịch đầy cam go như hiện nay.

Với giá bán công khai của Pfizer là 19,5 USD/liều, giá trị lượng vaccine Donacoop nhập về sẽ vào khoảng 292,5 triệu USD, tương đương hơn 6.800 tỷ đồng.

Donacoop là ai?

Liên hiệp HTX dịch vụ – nông nghiệp – tổng hợp Đồng Nai [Donacoop] được thành lập ngày 20/10/2005 từ việc liên kết 9 hợp tác xã trên địa bàn tỉnh với mục tiêu liên kết cùng hợp tác, cùng phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, đô thị và dịch vụ nhằm góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Ông Bùi Thanh Trúc cho biết, trước khi thành lập liên minh, các HTX này vẫn chỉ hoạt động ở quy mô nhỏ lẻ, không đủ sức cạnh tranh và thực hiện những dự án lớn.

“Trước nhu cầu bức thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, chúng tôi quyết định liên kết với nhau nhằm tạo nguồn vốn, nhân lực và cơ sở hạ tầng để thực hiện những dự án lớn hơn, nâng cao tầm vóc, năng lực cạnh tranh cho từng thành viên”, ông Trúc chia sẻ.

Ông Bùi Thanh Trúc, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Donacoop.

Theo dữ liệu được Donacoop công bố, gần 300 cán bộ, nhân viên của công ty có mức thu nhập từ 6 đến 12 triệu đồng/tháng, bên cạnh đó lực lượng lao động gián tiếp thường xuyên với gần 1.000 người lao động có mức lương từ 6 triệu đồng/tháng trở lên.

10 năm kể từ khi thành lập, Donacoop và các đối tác đã ủng hộ trên 60 tỷ đồng cho công tác từ thiện, xã hội. Thời điểm này, qua hoạt động, Donacoop đã nộp thuế cho nhà nước gần 600 tỷ đồng; nguồn tài chính độc lập của Donacoop đã tăng từ 100 tỷ đồng từ ngày thành lập lên hơn 1.500 tỷ đồng.

Donacoop tập trung hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề và được tỉnh Đồng Nai giao thực hiện phát triển nhiều dự án như: Khu đô thị kinh tế mở Long Hưng, Long Thành Plaza, dự án đầu tư khai thác đất đá tại mỏ đá Tân Cang 6, dự án Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng, dự án hạ tầng nhà ở xã hội tại xã Tam Phước…

Trong đó, dự án Khu đô thị kinh tế mở Long Hưng theo quy hoạch có quy mô diện tích hơn 1.000ha, gồm 899,35ha phần đất liền, được chia thành ba DA thành phần, tổng vốn đầu tư gần 25.000 tỷ đồng, do Donacoop và hai liên doanh khác thực hiện.

Trong đó, riêng Khu dân cư Long Hưng quy mô 227,7ha do Donacoop trực tiếp làm chủ đầu tư cần nguồn vốn hơn 4.600 tỷ đồng. Dự án mặc dù lên kế hoạch triển khai từ năm 2008 nhưng sau 13 năm vẫn còn gần 1.700 hộ dân trong diện phải bồi thường, giải phóng mặt bằng [giai đoạn 2]. Người dân bức xúc đã gửi đơn khắp nơi vì bị cưỡng chế thu hồi đất để làm dự án với giá đền bù thấp.

Donacoop cũng từng dính vào vụ tranh chấp liên quan đến Dự án Khu dân cư thương mại - dịch vụ xã Phước Tân. Theo đó Donacoop từng kiện Công ty Cường Hưng [do ông Đỗ Tịnh, chồng bà Phan Thị Mỹ Thanh làm đại diện pháp luật] ra tòa. Năm 2010, hai bên ký hợp đồng hợp tác đầu tư dự án này. Đến tháng 8/2012, Donacoop đã chuyển cho Công ty Cường Hưng hơn 261,6 tỷ đồng, nhưng không được bàn giao đất theo cam kết.

Tháng 6/2020, Tòa sơ thẩm TAND TP. Biên Hòa tuyên Công ty Cường Hưng phải trả cho Donacoop 421 tỷ đồng. Tháng 11/2020, TAND tỉnh Đồng Nai xét xử phúc thẩm và tuyên “hủy” toàn bộ bản án sơ thẩm, vì cho rằng tòa sơ thẩm thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, bỏ sót một số người tham gia tố tụng, do đó quyết định trả hồ sơ vụ án để tòa án cấp sơ thẩm xem xét giải quyết lại.

Video liên quan

Chủ Đề